Diễn ra trong bối cảnh có khá nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở, đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 đã để lại những dấu ấn tốt đẹp. Qua đó, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với Đại hội XIII của Đảng mà còn có giá trị lâu dài trong công tác xây dựng, chỉnh đốn, đổi mới phương thức lãnh đạo của các tổ chức đảng trước giai đoạn phát triển mới.

Diễn ra trong bối cảnh có khá nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở, đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 đã để lại những dấu ấn tốt đẹp. Qua đó, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với Đại hội XIII của Đảng mà còn có giá trị lâu dài trong công tác xây dựng, chỉnh đốn, đổi mới phương thức lãnh đạo của các tổ chức đảng trước giai đoạn phát triển mới.

 

Những con số để lại dấu ấn tốt đẹp

Từ tháng 10-2018, Hội nghị T.Ư 8 đã thành lập năm tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng. Sau đó, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, hướng dẫn của các cơ quan tham mưu được ban hành kịp thời; đặc biệt là ba bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thể hiện một tầm nhìn chiến lược của Đảng, khát vọng vươn lên của dân tộc, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng đã củng cố thêm niềm tin của nhân dân và là điểm tựa cho các cấp ủy trong tổ chức đại hội lần này. Ngay từ đầu, công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã thể hiện rõ quyết tâm chính trị của toàn Đảng đối với đại hội theo phương châm đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo và phát triển. Ban Bí thư thành lập 12 đoàn công tác trực tiếp kiểm tra, đôn đốc tất cả các đảng bộ trực thuộc Trung ương, sớm phát hiện, chỉ đạo tháo gỡ những vấn đề khó, vướng mắc. Một số địa phương có tình hình phức tạp được Bộ Chính trị, Ban Bí thư tập trung chỉ đạo, tăng cường cán bộ trong quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội.

Với sự chỉ đạo sâu sát và cách làm bài bản, đại hội đảng bộ các cấp lần này hoàn thành tốt cả bốn nội dung theo yêu cầu Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị: Tổng kết nhiệm kỳ, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới; góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện Đại hội XIII và đảng bộ cấp trên trực tiếp; bầu cấp ủy khóa mới và đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Các báo cáo chính trị thật sự là sản phẩm kết tinh trí tuệ, ý chí, khát vọng của đảng bộ và các tầng lớp nhân dân; khắc phục được hạn chế nghiêng về kể lể thành tích mà thể hiện rõ nét hơn phương thức, vai trò lãnh đạo toàn diện của cấp ủy trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Nhiều báo cáo có tầm nhìn xa hơn, xác định rõ hơn tiềm năng nổi trội và lựa chọn đúng khâu đột phá, có tính khả thi. Trong công tác nhân sự, điểm mới là thực hiện quy trình năm bước, bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, khách quan và công tâm. Không còn tình trạng can thiệp vào quá trình làm nhân sự; biểu hiện tiêu cực, tranh thủ phiếu bầu cá biệt chỉ xảy ra tại một vài đại hội ở cơ sở. Cấp ủy các cấp đều bảo đảm số lượng và chất lượng với những con số để lại dấu ấn tốt đẹp.

Đoàn kết là niềm tin làm nên thành công

Thành công của đại hội đảng bộ các cấp có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là do tinh thần đoàn kết, thống nhất, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu từ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến cấp ủy các cấp. Tinh thần ấy thể hiện rõ ở tất cả các khâu, các bước từ xây dựng văn kiện, chuẩn bị nhân sự và tổ chức đại hội đến giải quyết các vấn đề lớn, vụ việc tồn đọng, hoặc phát sinh, từ đó tạo nên niềm tin đối với các tổ chức đảng, cán bộ và đảng viên trong quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội.

Để xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ tới và tầm nhìn cho những năm tiếp theo, có không ít vấn đề đặt ra, như gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường; giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động; ứng phó biến đổi khí hậu; gắn công tác nhân sự với tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cấp ủy cấp huyện và cấp tỉnh giảm khoảng 5% số lượng cấp ủy viên so với nhiệm kỳ trước,… Đại hội lần này lại diễn ra trong hoàn cảnh rất khó khăn, nhiều địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19; nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền trung bị bão, lũ tàn phá, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Một số đảng bộ phải lùi, hoặc rút ngắn thời gian tổ chức đại hội để tập trung khắc phục hậu quả thiên tai. Mặt khác, một số địa phương có cán bộ chủ chốt bị kỷ luật, có đơn thư tố cáo, khiếu nại, nội bộ phức tạp. Sự khác nhau về quan điểm trong xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ thường dễ thảo luận để đi đến thống nhất, song những nhìn nhận khác nhau trong công tác nhân sự, nhất là ở những nơi nội bộ phức tạp lại không hề đơn giản để tìm tiếng nói chung, có khi để lại hậu quả lâu dài, chia rẽ lẫn nhau, làm giảm sút ý chí, sức chiến đấu của đảng bộ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đại hội. Trước những bối cảnh ấy, nếu cấp ủy, tổ chức đảng không đoàn kết, chung sức, đồng lòng vì mục tiêu chung, thực hiện “nhiệm vụ kép”, hoặc lợi dụng chuyện nội bộ để “mượn gió bẻ măng”, thì không thể đủ sức tổ chức thành công đại hội. Nhận thức rõ điều ấy, nhiều cấp ủy, tổ chức đảng đã quán triệt sâu sắc và thực hiện phương châm, càng khó khăn, thách thức càng phải nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất cả về tư tưởng, ý chí và hành động. Trước mỗi vấn đề, mỗi tình huống phát sinh, nhất là trong nhân sự, khi còn ý kiến khác nhau, cấp ủy đều giữ vững các nguyên tắc của Đảng, xin chỉ đạo của cấp trên, đồng thời mở rộng dân chủ, thảo luận, bàn bạc, lắng nghe ý kiến từ nhiều phía để đi đến thống nhất.

Thành công của đại hội đảng bộ các cấp đã nói lên điều ấy. Kết quả bầu cử cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cơ bản đủ số lượng, đúng đề án nhân sự được cấp trên thông qua, bảo đảm cơ cấu ngành, lĩnh vực và chất lượng được nâng lên. Đơn cử như ở các đảng bộ trực thuộc Trung ương, cấp ủy viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chiếm 67%, tăng 23% so với nhiệm kỳ trước; tuổi trung bình 50,45, giảm 1,04 tuổi. 100% nhân sự chủ chốt cấp tỉnh trúng cử đúng phương án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư phê duyệt. Qua đại hội, nhiều địa phương xác định rõ mục tiêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, như: Hà Nội xây dựng thành phố xanh, văn minh, hiện đại; TP Hồ Chí Minh là thành phố thông minh, trung tâm kinh tế, tài chính của châu Á; Đà Nẵng là đô thị khởi nghiệp và sáng tạo; Cần Thơ là trung tâm động lực và hạt nhân của vùng; Bạc Liêu, Ninh Thuận là trung tâm năng lượng tái tạo và năng lượng sạch quốc gia; Thanh Hóa là trung tâm lớn của cả nước về công nghiệp, năng lượng, chế biến, chế tạo, v.v. Những định hướng ấy không chỉ là mục tiêu, tầm nhìn được đại hội thông qua mà còn biểu thị ý chí, tinh thần đoàn kết, thống nhất và khát vọng vươn lên của đảng bộ và các tầng lớp nhân dân ở địa phương.

Giữ vững nguyên tắc, kỷ cương gắn với mở rộng dân chủ

Cùng với việc nâng tầm báo cáo chính trị, công tác nhân sự nhiệm kỳ này có nhiều đổi mới, bảo đảm sự kế thừa, ổn định và phát triển. Đây là việc khó, có thể nói là rất khó, phức tạp và nhạy cảm, vì liên quan trực tiếp đến uy tín của cấp ủy, năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, đến sinh mệnh chính trị và danh dự của mỗi con người. Vì vậy, từ đầu nhiệm kỳ, ban thường vụ cấp ủy các cấp chủ động rà soát, bổ sung quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ khóa mới; riêng Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã phê duyệt quy hoạch 2.804 lượt cán bộ thuộc diện quản lý. Nhiều cấp ủy Bắc Giang, Yên Bái, Hà Nam, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, TP Hồ Chí Minh,… đổi mới đánh giá cán bộ và tiến hành khảo sát nhân sự trong quá trình chuẩn bị đại hội. Nhiệm kỳ này, ban thường vụ cấp ủy các cấp được phân cấp kết luận và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chính trị của nhân sự dự kiến tham gia cấp ủy. Công tác thẩm định nhân sự, thẩm định tiêu chuẩn chính trị được tiến hành nghiêm túc, thận trọng, bảo mật cao với sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của nhiều cơ quan (ở Trung ương, ít nhất có tám cơ quan) trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Trên cơ sở đó, các cấp ủy chủ động bố trí, luân chuyển cán bộ để chuẩn bị một bước cho nhân sự cấp ủy. Trong nhiệm kỳ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã phân công điều động, luân chuyển 148 cán bộ, trong đó có sáu Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, 78 Ủy viên Trung ương và 64 trường hợp khác diện Trung ương quản lý từ Trung ương về địa phương và ngược lại; từ địa phương, cơ quan, đơn vị này sang địa phương, cơ quan, đơn vị khác. Ở những nơi hợp nhất tổ chức, sắp xếp bộ máy, cấp ủy đều chủ động kiện toàn cán bộ gắn với chuẩn bị nhân sự đại hội. Cùng với đó, nhiều cấp ủy làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cán bộ đối với các đồng chí không đủ điều kiện tái cử, diện Trung ương quản lý có 44, cấp tỉnh có 322, cấp huyện có 1.476 và cấp xã có 3.581 đồng chí.

Trước những vấn đề lớn, công việc khó như vậy, yêu cầu hàng đầu trong công tác này là phải giữ vững các nguyên tắc, Điều lệ Đảng, tuân thủ các quy chế, quy định một cách chặt chẽ mới không để lọt vào cấp ủy những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có biểu hiện suy thoái, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, vận động chạy phiếu bầu; đồng thời càng phải mở rộng dân chủ để không bỏ sót người có đức, có tài, có uy tín, tạo cho họ có điều kiện được cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Quy trình năm bước trong công tác nhân sự lần này là yếu tố quan trọng cùng với các văn bản quy định khác của Trung ương trở thành “thanh bảo kiếm”, bảo đảm cho công tác nhân sự đại hội có chất lượng tốt nhất. Trong công tác nhân sự, các cấp ủy luôn coi trọng chất lượng, đánh giá toàn diện cán bộ cả về phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực, uy tín và kết quả công tác. Phương châm là làm từng bước, từng việc, từng khâu chặt chẽ, thận trọng, làm đến đâu chắc đến đó.

Thành công của đại hội đảng bộ các cấp là sự kết tinh thành quả phấn đấu của toàn Đảng trong cả nhiệm kỳ và trước hết phải nói đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Do thực hiện quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ then chốt này mà năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ không ngừng được nâng cao, từ đó củng cố vững chắc thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Trước mắt còn nhiều việc phải làm, với khí thế mới, động lực mới, quyết tâm mới, tin chắc rằng Đại hội XIII của Đảng sẽ thành công tốt đẹp.

Bí thư cấp tỉnh có nhiều đổi mới so với nhiệm kỳ trước: 28 đồng chí có độ tuổi từ 50 trở xuống, tăng 115%; chín đồng chí là nữ, tăng 200%; sáu đồng chí là người dân tộc thiểu số, tăng 20%; 51 đồng chí có trình độ thạc sĩ trở lên, tăng 21,4%; 27 đồng chí không là người địa phương, chiếm 43%, tăng 68,8%. 464 đồng chí bí thư cấp huyện không là người địa phương, chiếm 65%, tăng 38%. Ở cả ba cấp, tỷ lệ cấp ủy viên là nữ cao hơn yêu cầu của Chỉ thị số 35 và nhiệm kỳ trước.

 
BẮC VĂN
Theo Báo Nhân dân điện tử
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/dau-an-va-nhung-bai-hoc-kinh-nghiem-tu-dai-hoi-dang-bo-cac-cap-624952/
Diễn ra trong bối cảnh có khá nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở, đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 đã để lại những dấu ấn tốt đẹp. Qua đó, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với Đại hội XIII của Đảng mà còn có giá trị lâu dài trong công tác xây dựng, chỉnh đốn, đổi mới phương thức lãnh đạo của các tổ chức đảng trước giai đoạn phát triển mới.   Những con số để lại dấu ấn tốt đẹp Từ tháng 10-2018, Hội nghị T.Ư 8 đã thành lập năm tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng. Sau đó, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, hướng dẫn của các cơ quan tham mưu được ban hành kịp thời; đặc biệt là ba bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú

Tin khác cùng chủ đề

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Vịnh Cam Ranh trên đà phát triển
Hầu hết các Đảng trên thế giới đã thừa nhận vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam
Những điểm mới xây dựng Đảng về đạo đức trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Gửi bình luận của bạn