Ngày nay, chế độ dân chủ (chế độ xã hội và nhà nước pháp quyền hình thành dựa trên các cuộc bầu cử tự do của toàn dân) và quyền con người (QCN) là những quy định của pháp luật nhằm bảo vệ các quyền hợp pháp của tất cả mọi người trở thành hai giá trị phổ quát của cộng đồng nhân loại. Có lẽ, chỉ có những kẻ mù quáng, hoặc vì những lý do chính trị cá nhân mới phủ nhận QCN ở quốc gia này hay quốc gia khác.
Tiếng nói lạc lõng, làm tổn thương đến tình cảm và lợi ích của nhân dân Việt Nam - Hoa Kỳ
Tiếng nói lạc lõng, làm tổn thương đến tình cảm và lợi ích của nhân dân Việt Nam - Hoa Kỳ
Ngày nay, chế độ dân chủ (chế độ xã hội và nhà nước pháp quyền hình thành dựa trên các cuộc bầu cử tự do của toàn dân) và quyền con người (QCN) là những quy định của pháp luật nhằm bảo vệ các quyền hợp pháp của tất cả mọi người trở thành hai giá trị phổ quát của cộng đồng nhân loại. Có lẽ, chỉ có những kẻ mù quáng, hoặc vì những lý do chính trị cá nhân mới phủ nhận QCN ở quốc gia này hay quốc gia khác.

Thật đáng tiếc, gần đây, Nghị sĩ Hoa Kỳ gốc Việt (bang California) Janet Nguyễn (J.Nguyễn) đã đăng tải thông tin-viết thư cho Tổng thống Hoa Kỳ hòng gây áp lực với Chính phủ Mỹ hạn chế quan hệ với Việt Nam vì lý do “nhân quyền”. Để bạn đọc trong và ngoài nước không bị bỡ ngỡ, khó hiểu về bà nghị “ngoại nhập”, tác giả bài viết này xin được cung cấp một số thông tin ngắn: Vào tháng 2 năm nay (2017)-vẫn online trên kênh YouTube), dưới tiêu đề: “Thượng nghị sĩ Mỹ gốc Việt bị tống cổ khỏi phòng họp vì xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam”. Trong clip, J.Nguyễn với giọng đầy hằn học, xấc xược đã xúc phạm cố Thượng nghị sĩ Tom Hayden và bà Jane Fonda-diễn viên điện ảnh xuất sắc Hoa Kỳ (hai người từng đến Hà Nội tham gia phản đối chiến tranh Việt Nam). J.Nguyễn còn khơi dậy hận thù, bôi nhọ chế độ xã hội và Nhà nước Việt Nam. Mặc dù người chủ trì hội nghị nhiều lần nhắc nhở, bác bỏ ý kiến của bà ta, nhưng J.Nguyễn vẫn không dừng lại, nên chủ tọa yêu cầu nhân viên an ninh đưa bà ta ra khỏi phòng họp Thượng viện California [1].

Ảnh minh họa.

Bây giờ xin được trở lại với nội dung cái gọi là “thư” của J.Nguyễn gửi Tổng thống Hoa Kỳ. "Thư" của J.Nguyễn viết: “Trong suốt 42 năm qua, Việt Nam chưa cho thấy bất cứ tiến bộ nào, là họ có một hồ sơ nhân quyền trong sạch, xứng đáng là đối tác với Hoa Kỳ”. J.Nguyễn và một số người đã tán phát nhiều thông tin thất thiệt nhằm áp đặt sự kỳ thị về chính trị của mình đối với chính quyền bang và hơn thế với Chính phủ Mỹ. Nhất là từ khi Chính phủ Mỹ có lời mời Thủ tướng Việt Nam thăm Hoa Kỳ và Tổng thống Hoa Kỳ có thông báo sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), theo lời mời của Chính phủ Việt Nam vào tháng 11 năm nay.

Trong cái gọi là “Thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ”, J.Nguyễn viết: “Kêu gọi ông (Tổng thống Hoa Kỳ) phải bảo đảm là vấn đề nhân quyền phải được nêu ra trước tiên trong bất cứ cuộc đối thoại nào” và “Hoa Kỳ sẽ không gia tăng quan hệ với bất cứ quốc gia nào không tôn trọng nhân quyền của người dân. Và hơn nữa, bất cứ thỏa thuận nào với Hoa Kỳ phải mang tính chất bảo vệ nhân quyền cho người dân Việt Nam”. Tất nhiên, trong “thư” của J.Nguyễn có các “chứng cứ” được copy đầy rẫy trên mạng, như: “Chính quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp bất cứ ai thách thức quyền lực của họ, bao gồm các luật sư, blogger, nhà hoạt động, tổ chức xã hội dân sự và tổ chức tôn giáo”.

Để giúp cho những ai chưa có thông tin về tình hình nhân quyền Việt Nam hiểu rõ, tác giả bài viết này xin có mấy lời phân tích về cái gọi là “thư” của bà nghị J.Nguyễn:

Trước hết, những điều J.Nguyễn nói về QCN ở Việt Nam hoàn toàn trái với sự thật. Về mặt pháp lý, cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập, ký kết hầu hết các Công ước quốc tế chủ chốt về QCN. Lần đầu tiên, Hiến pháp năm 2013 dành cả một chương (Chương II) quy định về “QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Trong chương này, các QCN, quyền và nghĩa vụ công dân được quy định một cách đầy đủ, đồng thời tương thích với hai công ước quốc tế cơ bản về QCN.

Về các quyền kinh tế-xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá, thu nhập bình quân đầu người từ 1.024USD/năm (năm 2008) đã tăng lên 2.200USD (ước tính năm 2016). Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước thu nhập trung bình thấp từ năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 13,7% (năm 2008) xuống dưới 5% (năm 2015). Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho nhóm nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Chương trình 135 “hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn” giai đoạn III (2016-2020) [2] đã được Nhà nước đầu tư 239.316,6 tỷ đồng dành cho xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Nhà nước đã dành gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng (triển khai từ tháng 6-2013) giúp người thu nhập thấp ở đô thị cải thiện chỗ ở. Gần đây, Nhà nước quyết định giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện mức lãi suất thấp cho người vay là 4,8%/năm, thời hạn cho vay tối thiểu 15 năm và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.

Trên lĩnh vực quyền dân sự, chính trị, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do internet: Theo thống kê, đến nay, Việt Nam đã có hơn 850 cơ quan báo in; 105 cơ quan báo điện tử; 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình.

Ngày nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam đều có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn, báo chí lớn. Hiện có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài “online”, trong đó có các kênh như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg,... Hiện có tới 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam. Nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times,...

Nhiều chuyên gia đánh giá: Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển internet hàng đầu khu vực, đặc biệt là Facebook. Theo cơ quan thống kê của mạng Facebook, hiện tại, Việt Nam có hơn 35 triệu người trên 1/3 dân số (92 triệu người) sở hữu tài khoản Facebook. Trong số đó, 21 triệu người truy cập hằng ngày thông qua thiết bị di động. Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á.

Để bảo vệ sự bình yên của xã hội, việc cơ quan an ninh theo dõi, thu thập tài liệu, chứng cứ, bắt và đưa ra xét xử đối với những người sử dụng mạng xã hội vi phạm pháp luật Việt Nam là việc làm bình thường, hơn nữa là sự cần thiết đối với mọi quốc gia trên thế giới. Về quyền của cá nhân, ở Việt Nam không ai bị bắt bớ, cầm tù nếu họ sử dụng đúng đắn các quyền của mình. Chỉ người nào có hành vi (hoạt động) vi phạm pháp luật Việt Nam với những chứng cứ cụ thể thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn, họ có những bài viết, bình luận, những văn bản, những file lưu trữ có nội dung sai sự thật-xuyên tạc lịch sử, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, dân tộc Việt Nam… làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thì mới bị xử lý theo pháp luật.

Trở lại “chứng cứ” của bà nghị J.Nguyễn cho rằng: “Vương Văn Thả và gia đình 9 người của ông hiện đang bị chính quyền Cộng sản Việt Nam quấy nhiễu, chỉ vì ông đã dám tố cáo tội ác của họ qua Facebook và YouTube”. Vậy Vương Văn Thả là ai?

Vương Văn Thả (Hai Thả) sinh năm 1969, sống ở Vĩnh Hậu, An Phú, An Giang. Y đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, trong đó đã sản xuất, tán phát nhiều đĩa VCD với nội dung xuyên tạc chế độ xã hội, chính quyền và người dân một cách thô tục. Chẳng hạn, Vương Văn Thả chửi bới người chủ trì chùa Vạn Linh ở Núi Cấm (An Giang) là “lừa đảo toàn dân trong và ngoài nước”. Rồi việc y lăng mạ, phỉ báng ông Nguyễn Tấn Đạt, đại biểu Quốc hội đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang; vụ xúc phạm ông Phạm Văn Chôm, Chánh Văn phòng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo; tiếp đến là sự vu cáo bà Đoàn Bích Thủy, Trưởng ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh Vĩnh Long… Thậm chí, vị cư sĩ quá cố-ông Thanh Sĩ (tên thật là Trần Duy Nhứt, sinh năm 1928 tại Sa Đéc, Đồng Tháp đã từng qua Nhật Bản nghiên cứu, giảng dạy Phật học và mất năm 1973) cũng bị Hai Thả lăng mạ. Sau vụ việc, Hai Thả tán phát đĩa VCD. Bức xúc trước hành vi vi phạm pháp luật của Hai Thả, đã có hơn 300 người dân ở phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ ký tên, kiến nghị xử lý thích đáng đối với Vương Văn Thả về hành vi xuyên tạc, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Qua cái gọi là “thư” và “kiến nghị” của bà nghị sĩ “ngoại nhập” thể hiện rõ những thiếu hụt tri thức tối thiểu về QCN. Chẳng hạn, bà nghị không biết rằng QCN không chỉ là quyền của cá nhân, mà còn bao gồm cả quyền của quốc gia, dân tộc. Nói về QCN ở Việt Nam, bà chỉ “bảo vệ” những kẻ đang phá hoại cuộc sống thanh bình của xã hội. Và dường như bà này không biết đến cuộc sống của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam đã thay đổi như thế nào. Về quyền của quốc gia, dân tộc, Điều 1, (Phần I), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (Hoa Kỳ đã ký kết), quy định rằng: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa…”. Quy định này mặc định rằng, bất cứ quốc gia, nhà nước nào đều có quyền xây dựng chế độ chính trị; xây dựng hệ thống pháp luật với tội danh như thế nào hoàn toàn là quyền của mỗi quốc gia, dân tộc mà không có bất cứ ai, quốc gia nào, thậm chí cả Liên hợp quốc cũng không có quyền can thiệp.

Với cái gọi là “thư”, J.Nguyễn còn cho thấy bà nghị không biết nhiều về QCN, trong đó có quyền tự do ngôn luận, báo chí. Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 quy định: “Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình…; việc thực hiện những quyền này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt… phải chịu một số hạn chế để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội” [3].

Cuối cùng, cái gọi là “thư” và “kiến nghị” của J.Nguyễn chỉ là hoang tưởng, làm tổn thương đến tình cảm và lợi ích của nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ. Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sau những bước thăng trầm, ngày nay đã đi đến ổn định và phát triển tốt đẹp. Sự kiện Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Hoa Kỳ (tháng 7-2013) mở ra một thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ, bền vững giữa hai quốc gia. Tuyên bố xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ giữa hai nguyên thủ đã xác định các nguyên tắc, nội dung và phương hướng hợp tác giữa hai bên từ chính trị và ngoại giao, kinh tế-thương mại, khoa học-công nghệ, giáo dục, môi trường đến quốc phòng-an ninh, bảo vệ và thúc đẩy QCN... Sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ (tháng 7-2015) và Tổng thống Hoa Kỳ Ô-ba-ma (B.Obama) thăm Việt Nam (tháng 5-2016) tái khẳng định những cam kết trên, đồng thời khẳng định các nguyên tắc trong quan hệ giữa hai quốc gia; đó là: “Tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau” [4].

Mới đây (ngày 19-5-2017), tại cuộc Hội thảo “Viễn cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2017 và những năm tiếp theo” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tổ chức tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu và ghi nhận sự đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Hiện đang có nhiều tập đoàn đa quốc gia đầu tư, kinh doanh thành công ở Việt Nam, trong đó có các tập đoàn của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ xếp thứ 8 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ không ngừng tăng trưởng, từ 15 tỷ USD năm 2008 tăng lên 52 tỷ USD năm 2016. Năm 2016, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2015. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn ExxonMobil đã ký Thỏa thuận khung phát triển dự án và Thỏa thuận khung hợp đồng bán khí Cá Voi Xanh với tổng giá trị khoảng 10 tỷ USD, dự kiến góp phần đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam” [5].

Vì vậy có thể khẳng định, việc bà J.Nguyễn viết cái gọi là “thư”, “kiến nghị” với Tổng thống Hoa Kỳ gây áp lực với Việt Nam về thể chế chính trị và pháp luật chỉ là chuyện hoang tưởng, làm tổn hại đến tình cảm, lợi ích của nhân dân hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ.
Theo qdnd.vn
[1] Xem kênh YouTube…
[2] “Gần 240 nghìn tỷ đồng cho chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020”, DNVN 13:45:10, ngày 12-11-2015.
[3] Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Thuvienphapluat.vn.
[4] “Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ: Làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác lâu dài”, Dân trí, ngày 8-7-2015 (08:26).
[5] Chủ tịch nước Trần Đại Quang: “Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển thực chất, toàn diện”, vietnamnet.vn, ngày 19-5-2017 (16:00).
Ngày nay, chế độ dân chủ (chế độ xã hội và nhà nước pháp quyền hình thành dựa trên các cuộc bầu cử tự do của toàn dân) và quyền con người (QCN) là những quy định của pháp luật nhằm bảo vệ các quyền hợp pháp của tất cả mọi người trở thành hai giá trị phổ quát của cộng đồng nhân loại. Có lẽ, chỉ có những kẻ mù quáng, hoặc vì những lý do chính trị cá nhân mới phủ nhận QCN ở quốc gia này hay quốc gia khác. Thật đáng tiếc, gần đây, Nghị sĩ Hoa Kỳ gốc Việt (bang California) Janet Nguyễn (J.Nguyễn) đã đăng tải thông tin-viết thư cho Tổng thống Hoa Kỳ hòng gây áp lực với Chính phủ Mỹ hạn chế quan hệ với Việt Nam vì lý do “nhân quyền”. Để bạn đọc trong và ngoài nước không b

Tin khác cùng chủ đề

Bác bỏ luận điệu Việt Nam không thực thi và đảm bảo nhân quyền!
Phát động cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Lại tuyên truyền "bẩn"!
Sự xuyên tạc, kích động thâm hiểm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam

Gửi bình luận của bạn