Ở Việt Nam, quyền con người được bảo đảm và thực hiện bằng Hiến pháp và pháp luật. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tiến trình đấu tranh cách mạng, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Pháp luật về quyền con người ở Việt Nam tương đối toàn diện, phù hợp với thực tiễn
Pháp luật về quyền con người ở Việt Nam tương đối toàn diện, phù hợp với thực tiễn

Sau 35 năm đổi mới, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước và từng bước tương thích với các quy định quốc tế về quyền con người. Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cho thấy, đến nay, hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, quyền con người đã có luật điều chỉnh. Đặc biệt trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013 – được xem là đỉnh cao trong hoạt động lập hiến bảo vệ quyền con người.

Quyền cơ bản của con người là quyền được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Cụ thể hóa các nguyên tắc hiến định về quyền con người, chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 72 luật, 02 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, trong đó có những đạo luật giữ vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật, có những luật hoặc chính sách mới lần đầu tiên được ban hành, tác động lớn, toàn diện, sâu sắc đến đời sống kinh tế – xã hội, kịp thời đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn…

Các luật, bộ luật, pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành tập trung điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội, trong đó có ưu tiên lĩnh vực bảo vệ các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Đặc biệt là tăng cường kiểm soát yêu cầu bảo đảm tính hợp hiến của các dự thảo luật, bộ luật trước và trong quá trình soạn thảo và thông qua luật theo đúng trình tự, thủ tục đã được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Đánh giá chung về kết quả đã đạt được trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Đại hội XIII của Đảng cũng đã chỉ rõ: “Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.

Theo PGS. TS Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nhấn mạnh: “Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”; đồng thời “hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với những điều ước quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết”. Đây là định hướng quan trọng trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Trước hết, cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án/dự án có liên quan tới bảo vệ, thúc đẩy quyền con người theo Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 31-12-2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện các khuyến nghị của Việt Nam chấp thuận theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 3 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc; Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 5-9-2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân”; Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 2-3-2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về quyền con người ở Việt Nam”; Quyết định số 1252 /QĐ-TTg ngày 26 tháng  9 năm 2019 phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và các Khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc.

Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 cũng cần tập trung vào xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền con người trên lĩnh vực các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, quyền của nhóm dễ bị tổn thương.

Sau 35 năm đổi mới, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước và từng bước tương thích với các quy định quốc tế về quyền con người. Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cho thấy, đến nay, hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, quyền con người đã có luật điều chỉnh. Đặc biệt trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013 – được xem là đỉnh

Tin khác cùng chủ đề

Bác bỏ luận điệu Việt Nam không thực thi và đảm bảo nhân quyền!
Phát động cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Lại tuyên truyền "bẩn"!
Sự xuyên tạc, kích động thâm hiểm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam

Gửi bình luận của bạn