Ph.Ăngghen là người bạn, người đồng hành tin cậy để cùng Mác xây dựng nên một học thuyết khoa học và cách mạng. Không chỉ có vậy, Ph.Ăngghen còn đấu tranh không khoan nhượng để bảo vệ chủ nghĩa Mác. Điều đó đã gợi mở cho chúng ta nhiều vấn đề quý báu trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

Những gợi mở từ việc Ph.Ăngghen đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác
Những gợi mở từ việc Ph.Ăngghen đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác

Ph.Ăngghen đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác

Chủ nghĩa Mác trên tất cả các phương diện cấu thành của nó, từ nội dung đến phương pháp, từ những mầm mống đầu tiên đến khi có một diện mạo trưởng thành, từ những luận chiến đanh thép để tự bảo vệ trước những đòn tấn công, xuyên tạc của kẻ thù cho đến những tổng kết thực tiễn đặc sắc và những dự báo khoa học về xã hội tương lai đều in đậm dấu ấn những đóng góp kiệt xuất của Ph.Ăngghen. Ph.Ăngghen còn luôn nêu cao tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với những phe phái phi mácxít để bảo vệ chủ nghĩa Mác.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen đã nhiều lần bị chính quyền tư sản các nước trục xuất, kiện ra tòa vì  tội “nói xấu”, “phỉ báng” chính quyền. Không chỉ có vậy, tư tưởng của các ông luôn bị chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại xuyên tạc, bội nhọ, phản bác. Vì vậy, cùng với việc viết những tác phẩm có tính chất tuyên ngôn hay chính luận, Ph.Ăngghen còn viết một số tác phẩm bút chiến để vạch trần luận điệu xuyên tạc, lừa bịp của những kẻ cơ hội, tư sản. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất phải kể đến là “Chống Đuyrinh”. Với tác phẩm này, Ph.Ăngghen đã có dịp trình bày một cách có hệ thống những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác. Đó là cách mà một mặt Ph.Ăngghen bảo vệ chủ nghĩa Mác, mặt khác ông đã phát triển nó lên một tầm cao mới. Một điều đáng trân trọng là trong bất cứ điều kiện, tình huống nào, Ph.Ăngghen cũng luôn tuyệt đối trung thành với hệ tư tưởng khoa học, cách mạng mà mình và C.Mác đã xây dựng lên.

Ph.Ăngghen không chỉ đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận mà còn thông qua hoạt động thực tiễn rất sôi nổi và tích cực trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen đã đấu tranh không khoan nhượng chống lại những khuynh hướng cải lương và biệt phái (của Pruđông, Latxan, Bacunin...) để thống nhất hàng ngũ quốc tế. Ngoài ra, Ph.Ăngghen là người đỡ đầu của Đảng Dân chủ - xã hội Đức và có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của Đảng này. Những nhà xã hội chủ nghĩa Pháp, Áo, Hungari, Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha, Italy, Nga, Hà Lan và nhiều nước khác đều nhận được sự giúp đỡ quý báu của Ph.Ăngghen. Vì vậy, đúng như V.I.Lênin nhận xét: “Sau bạn ông là Các Mác (mất năm 1883), Ph.Ăngghen là nhà bác học và là người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh”[1]. Những đóng góp to lớn của Ph.Ăngghen đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã khiến Ph.Ăngghen xứng danh là “người thầy vĩ đại” của giai cấp công nhân toàn thế giới.

Có thể thấy, Ph.Ăngghen không chỉ cùng C.Mác xây dựng nên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác mà ông còn có công lao to lớn trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác, bất chấp mọi sự xuyên tạc, công kích của các thế lực thù địch. Vì thế, không thể nói rằng “Ph.Ăngghen chỉ là người đi sau C.Mác” hay “hệ thống lý luận chỉ được đứng tên C.Mác, không có tên Ph.Ăngghen”… Những quan điểm đó là sự xuyên tạc, bóp méo và cố tình phủ nhận những công lao to lớn của Ph.Ăngghen đối với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác. Đúng như V.I.Lênin khẳng định: “Không thể nào hiểu được chủ nghĩa Mác và trình bày đầy đủ được chủ nghĩa Mác, nếu không chú ý đến toàn bộ những tác phẩm của Ăngghen”[2].

Những gợi mở từ cuộc đấu tranh của Ph.Ăngghen

Việc Ph.Ăngghen đấu tranh để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác có nhiều nét tương đồng với cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Việt Nam hiện nay. Đó đều là những cuộc đấu tranh của những người mácxít bảo vệ những giá trị của cốt lõi, bền vững của chủ nghĩa Mác. Nếu thời của Ph.Ăngghen, chủ nghĩa Mác chính là nền tảng tư tưởng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở nhiều nước châu Âu thì ngày nay, chủ nghĩa Mác là cấu phần quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, việc Ph.Ăngghen ra sức đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác đã gợi mở những kinh nghiệm quý giá cho mỗi chúng ta trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Việt Nam hiện nay.

Một là, trong bất cứ điều kiện và tình huống nào, phải luôn giữ vững lập trường, quan điểm mácxít, có thái độ kiên quyết, triệt để với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Thực tiễn cho thấy, ngay từ khi chủ nghĩa Mác ra đời, các phe phái phi mácxít đã liên tục tấn công bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau. Do đó, Ph.Ăngghen cũng như C.Mác và V.I.Lênin sau này luôn giữ vững lập trường của người cộng sản chân chính, đấu tranh không khoan nhượng với những tư tưởng phi mácxít để bảo vệ chủ nghĩa Mác bằng mọi cách. Tinh thần đấu tranh đó cho thấy bản lĩnh kiên định, vững vàng của Ph.Ăngghen. Sự kiên định về lập trường tư tưởng cũng chính là ngọn lửa thử vàng, là nguyên tắc tối cao trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của cán bộ, đảng viên Việt Nam hiện nay. Nếu không có bản lĩnh ấy, chúng ta rất dễ bị lung lạc bởi sự xuyên tạc, công kích của các thế lực thù địch.

Hơn nữa, thực tiễn hoạt động cách mạng của Ph.Ăngghen cũng cho thấy, Ph.Ăngghen luôn có thái độ rõ ràng, cứng rắn, kiên định trước mọi sự tấn công của các phe phái phi mácxít, nhất là chủ nghĩa cơ hội dưới mọi hình thức khác nhau. Do đó, bất chấp các luận điệu công kích, xuyên tạc của các thế lực thù địch nhất là sau khi C.Mác qua đời, Ph.Ăngghen vẫn luôn giữ vững bản lĩnh kiên định của những người mácxít chân chính. Sự kiên định đó của Ph.Ăngghen đã để lại bài học kinh nghiệm quý giá cho chúng ta trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay. Đó là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đây được coi là một trong những vấn đề “mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”[3].

Hai là, để bảo vệ chủ nghĩa Mác, phải luôn kết hợp giữa việc khẳng định những giá trị đúng đắn, trường tồn với việc bổ sung, phát triển. Cũng như C.Mác, Ph.Ăngghen không coi lý luận do các ông xây dựng là hoàn chỉnh, là công cụ vạn năng nên trong quá trình xây dựng chủ nghĩa Mác, cả C.Mác và Ph.Ăngghen đã không ngừng bổ sung, phát triển học thuyết của mình cho phù hợp với thực tiễn. Các công cũng luôn kêu gọi những người mácxít khi vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác cần tránh tư tưởng dập khuôn, máy móc, giáo điều bởi điều đó tất yếu dẫn đến những sai lầm. Kế thừa tinh thần đó của Ph.Ăngghen, để bảo vệ thành công nền tảng tư tưởng của Đảng ta, cần phải kết hợp cùng một lúc cả hai quá trình. Một mặt, phải tiếp tục khẳng định, lan tỏa những giá trị cốt lõi, trường tồn của chủ nghĩa Mác; mặt khác, cần không ngừng bổ sung, phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa Mác cho phù hợp với thực tiễn. Đây là hai mặt của một nhiệm vụ, vừa mang tính ổn định, vừa bao hàm trong đó sự phát triển theo quan điểm biện chứng. Bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác không phải là “xét lại” như nhiều người lầm tưởng hoặc quy kết mà làm cho chủ nghĩa Mác có thêm sức sống mới, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của giai đoạn hiện nay. Đó là một việc làm hết sức khó khăn đòi hỏi những người mácxít phải kiên trì, có bản lĩnh và có trách nhiệm với hệ thống lý luận cách mạng và khoa học được coi là nền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay.

Ba là, phải có nội dung và phương thức đấu tranh phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Mặc dù ngay từ khi ra đời, chủ nghĩa Mác đã luôn vấp phải sự đấu tranh quyết liệt của các thế lực thù địch nhưng với những kẻ thù khác nhau, chúng lại có những âm mưu, thủ đoạn khác nhau. Do đó, trong mỗi giai đoạn lịch sử, Ph.Ăngghen đã có những nội dung, các thức đấu tranh khác nhau. Khi thì đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận bằng những tác phẩm luận chiến, bút chiến; lúc lại đấu tranh bằng hoạt động thực tiễn khi lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thông qua tổ chức Quốc tế cộng sản. Vì thế có thể nói, song song với quá trình xây dựng, phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa Mác là quá trình Ph.Ăngghen hoạt động thực tiễn, khiến cho những nguyên lý của chủ nghĩa Mác ngày càng thâm nhập với đời sống của giai cấp công nhân, trở thành vũ khí lý luận sắc bén cho giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh bảo vệ giai cấp mình và toàn xã hội. Quá trình đấu tranh đó của Ph.Ăngghen đã gợi mở cho chúng ta một bài học kinh nghiệm quý giá. Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay cũng cần có những nội dung, phương thức phù hợp với từng giai đoạn nhất định. Trong giai đoạn hiện nay, khi các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng internet, mạng xã hội để thực hiện các biện pháp chống phá, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng ta; cần đa dạng hóa nội dụng, hình thức đấu tranh cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới để tránh dập khuôn, máy móc, giáo điều.

Như vậy, Ph.Ăngghen không chỉ là người đồng chí, người bạn đồng hành tin cậy của C.Mác mà ông còn ghi dấu tên mình trong sự nghiệp vĩ đại mà ông cùng người bạn của mình đã gây dựng. Mặc dù chỉ khiêm tốn nhận mình là “cây vĩ cầm thứ hai” đứng bên cạnh C.Mác nhưng Ph.Ăngghen đã có công lao to lớn trong việc bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác bằng cả hoạt động lý luận và thực tiễn. Tinh thần đấu tranh không khoan nhượng của Ph.Ăngghen không chỉ để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho chúng ta trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng mà còn cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - hạt nhân quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay.


[1] V.I.Lênin (1974), Toàn tập, t.2, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.3

[2] V.I.Lê-nin (1981), Toàn tập, t.26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.110

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.33

Chiên Lê

Ph.Ăngghen đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác Chủ nghĩa Mác trên tất cả các phương diện cấu thành của nó, từ nội dung đến phương pháp, từ những mầm mống đầu tiên đến khi có một diện mạo trưởng thành, từ những luận chiến đanh thép để tự bảo vệ trước những đòn tấn công, xuyên tạc của kẻ thù cho đến những tổng kết thực tiễn đặc sắc và những dự báo khoa học về xã hội tương lai đều in đậm dấu ấn những đóng góp kiệt xuất của Ph.Ăngghen. Ph.Ăngghen còn luôn nêu cao tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với những phe phái phi mácxít để bảo vệ chủ nghĩa Mác. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen đã nhiều lần bị chính quyền tư sản các nước trục xuất, kiện ra tòa vì  tội “nói xấu”, “phỉ

Tin khác cùng chủ đề

Bác bỏ luận điệu Việt Nam không thực thi và đảm bảo nhân quyền!
Phát động cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Lại tuyên truyền "bẩn"!
Sự xuyên tạc, kích động thâm hiểm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam

Gửi bình luận của bạn