Thời gian gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã sử dụng thuật ngữ “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” trong các bài nói, bài viết của mình để  chỉ một thời kỳ phát triển mới của đất nước. Ngay lập tức, các thế lực thù địch đã lên tiếng công kích, xuyên tạc mục đích, ý nghĩa của từ này. Chúng cho rằng đó chỉ là ảo tưởng, tham vọng cá nhân, là khẩu hiệu tuyên truyền, thiếu cơ sở khoa học… Những luận điệu đó cũng được phụ hoạ bởi một số người nhẹ dạ, cả tin, bảo thủ, sợ cái mới, thiếu niềm tin vào bản thân cũng như sức mạnh tiềm tàng của dân tộc.

“Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” có phải chỉ là khẩu hiệu chính trị mang tính chủ quan, duy ý chí?
“Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” có phải chỉ là khẩu hiệu chính trị mang tính chủ quan, duy ý chí?

Kỷ nguyên là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của một quốc gia, toàn cầu, hay một lĩnh vực nào đó. Kỷ nguyên thường được sử dụng để phân chia thời gian trong lịch sử theo những biến cố lớn hoặc có sự thay đổi căn bản trong đời sống chính trị hay khoa học, công nghệ, môi trường. Trong lịch sử phát triển của nhân loại có kỷ nguyên đồ đá, kỷ nguyên đồ đồng, kỷ nguyên công nghiệp, kỷ nguyên thông tin… Cần phân biệt kỷ nguyên với thời đại, thời đại là giai đoạn có những đặc tính phổ quát trên phạm vi toàn thế giới, kỷ nguyên thì có thể được sử dụng ở phạm vi toàn cầu, trong từng quốc gia, từng lĩnh vực.

Thuật ngữ kỷ nguyên cũng đã được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Chẳng hạn, Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do, nhân dân lao động làm chủ đất nước. Chiến thắng vĩ đại mùa xuân 1975, đã đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên  hoà bình, độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Tương tự như vậy, 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cũng có thể coi là một dấu mốc quan trọng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên đổi mới.

Theo Tổng Bí thư, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh,  dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Đích đến dầu tiên  trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao. Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng sắp tới.

Vấn đề là, sử dụng thuật ngữ kỷ nguyên mới để chỉ giai đoạn sắp tới của đất nước với mục tiêu toàn dân tộc vươn mình đứng dậy, lập nên những kỳ tích lớn lao, đưa đất nước phát triển vượt bậc so với trước có phải là ý chí chủ quan, ảo tưởng, chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền. Trước hết phải nói rằng, kỷ nguyên mới là cái chưa có, sẽ hình thành trong tương lai chứ không phải là cái đã có để một số người đang đi tìm minh chứng khẳng định xem có được gọi là kỷ nguyên mới hay không.

Phải khẳng định rằng, sử dụng thuật ngữ “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” với thời điểm là Đại hội XIV của Đảng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố chủ quan và khách quan, điều kiện cần và đủ. Mục tiêu của kỷ nguyên mới không có gì xa lạ mà chính là hiện thực hoá khát vọng đã được đặt ra từ Đại hội XIII, nhưng nó thể hiện quyết tâm cháy bỏng hơn, quyết liệt hơn, bởi lẽ thời gian đến khi kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập Nước chỉ còn rất ngắn. Đặt tên cho giai đoạn sắp tới là “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” chính là phản ánh tập trung, sinh động yêu cầu có tính bước ngoặt lịch sử của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo đó, Đại hội XIV của Đảng phải là một Đại hội “đổi mới của đổi mới”, phải thể hiện được sự tiên phong về trí tuệ, đưa ra được những quyết sách táo bạo, mang tính cách mạng, đột phá làm xoay chuyển tình hình, tháo bỏ được các điểm nghẽn, khắc phục cho được những hạn chế, khuyết điểm mà nhiều nhiệm kỳ qua đã nêu nhưng chưa khắc phục được. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc vừa là khát vọng, vừa là áp lực cho nhiệm kỳ Đại hội sắp tới. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc không hoàn toàn mang tính chủ quan mà được hình thành dựa trên cơ sở khách quan, khoa học, được tính toán thận trọng và kỹ lưỡng.

Thứ nhất, những thành tựu vĩ đại đạt được sau 40 năm đổi mới tích lũy thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo. Việt Nam hiện đã nằm trong nhóm 40 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài. Như Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “chưa bao giờ đất nước ta lại có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc thế như ngày hôm nay”.

 Thứ hai, thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, tuy có nhiều thách thức nhưng cũng đem đến nhiều thời cơ, thuận lợi mới. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu và vươn mình phát triển vượt bậc.

Lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, khi Đảng khơi dậy được lòng yêu nước, đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, huy động sức mạnh toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại, thì cách mạng Việt Nam sẽ đạt được những kỳ tích.

Từ những vấn đề trên, có thể thấy, Đại hội XIV của Đảng sắp tới là thời điểm hội tụ, tổng hoà các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới.

Như vậy, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là một thuật ngữ có tính khoa học và nội hàm sâu sắc, vừa thể hiện ý chí của Đảng, vừa là khát vọng của toàn dân tộc, đó là sự hoà quyện giữa ý Đảng và lòng dân. Vì lẽ đó, nó trở thành lời hiệu triệu của Tổng Bí thư, thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Để thực hiện được khát vọng lớn lao này, đòi hỏi, toàn dân tộc Việt Nam phải đoàn kết một lòng trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.

Lẽ dĩ nhiên, lý tưởng, khát vọng cao đẹp và ý chí quyết tâm sắt đá đó chẳng bao giờ làm hài lòng các thế lực thù địch, cho nên việc chúng cố tình phát tán những lời lẽ thâm độc, cay cú,  suy diễn, gán ghép cho Đảng và cá nhân đồng chí Tổng Bí thư cũng là điều dễ hiểu.

Lương Ngọc Vĩnh

Kỷ nguyên là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của một quốc gia, toàn cầu, hay một lĩnh vực nào đó. Kỷ nguyên thường được sử dụng để phân chia thời gian trong lịch sử theo những biến cố lớn hoặc có sự thay đổi căn bản trong đời sống chính trị hay khoa học, công nghệ, môi trường. Trong lịch sử phát triển của nhân loại có kỷ nguyên đồ đá, kỷ nguyên đồ đồng, kỷ nguyên công nghiệp, kỷ nguyên thông tin… Cần phân biệt kỷ nguyên với thời đại, thời đại là giai đoạn có những đặc tính phổ quát trên phạm vi toàn thế giới, kỷ nguyên thì có thể được sử dụng ở phạm vi toàn cầu, trong từng quốc gia, từng lĩnh vực. Thuật ngữ kỷ nguyên cũng đã được sử dụng phổ biến ở Việt

Tin khác cùng chủ đề

Bác bỏ luận điệu Việt Nam không thực thi và đảm bảo nhân quyền!
Phát động cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Lại tuyên truyền "bẩn"!
Sự xuyên tạc, kích động thâm hiểm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam

Gửi bình luận của bạn