Trong hơn một tháng qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin xuyên tạc cho rằng Luật An ninh mạng cấm công dân sử dụng Facebook, Goolge, zalo, youtube là rào cản trong kinh doanh, làm khó doanh nghiệp. Kẻ xấu với ý đồ hiểm ác đã lái dư luận hiểu sai bản chất của Luật, chúng loan tin vu cáo, kích động, lừa bịp người dân cả tin rằng: Luật An ninh mạng Việt Nam vi phạm nhân quyền; chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là sử dụng Luật An ninh mạng, khi thực thi luật này, người dân không được sử dụng các trang như google, facebook, zalo, youtube...
Trong hơn một tháng qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin xuyên tạc cho rằng Luật An ninh mạng cấm công dân sử dụng Facebook, Goolge, zalo, youtube là rào cản trong kinh doanh, làm khó doanh nghiệp. Kẻ xấu với ý đồ hiểm ác đã lái dư luận hiểu sai bản chất của Luật, chúng loan tin vu cáo, kích động, lừa bịp người dân cả tin rằng: Luật An ninh mạng Việt Nam vi phạm nhân quyền; chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là sử dụng Luật An ninh mạng, khi thực thi luật này, người dân không được sử dụng các trang như google, facebook, zalo, youtube...; khi áp dụng Luật, người dùng phải cung cấp toàn bộ thông tin cho nhà nước, kể cả tin nhắn cá nhân, riêng tư, Luật An ninh mạng ra đời là bước lùi cho Việt Nam....

Tại Việt Nam tính từ năm 2013 đến nay, đã có 2.405 website của các cơ quan doanh nghiệp bị hackẻ xâm nhập. Các vụ tấn công mạng máy tính ngày càng tinh vi hơn với những hình thái mới của giới tội phạm mang tính chất quốc gia. Kết quả khảo sát cho thấy người dùng mạng xã hội ở Việt Nam nói xấu, phỉ báng 61,7%; vu khống, xuyên tạc, bịa đặt thông tin sai sự thật 46,6%; kỳ thị dân tộc, tôn giáo 53%. Lướt qua các trang trang Web hoặc những blog “bẩn” như: “Nhật kí yêu nước”, “Friend of Việt Tân”, “Thanh niên công giáo”, “Radio Chân Trời Mới”, “danlambaovn.blogs.spot.com” và hàng loạt những trang facebook cá nhân với ngôn ngữ đầy tính kích động, phản động do những phần tử phản động lập ra để tuyên truyền, kích động, vu khống, nói xấu, xuyên tạc để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Điểm chung của bọn chúng là đều xuyên tạc sự thật, hướng sự công kích vào sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, mạng xã hội (Internet, các trang cá nhân…) cần được quản lý nghiêm túc bằng pháp luật. Vậy luật An ninh mạng của Việt Nam ra đời để làm gì? Có phải để tước quyền tự do ngôn luận của người dân? Tước quyền dùng internet của người dân như các thế lực thù địch, bọn phản động rêu rao không?

Xin nhắc lại rằng: Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin. Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua chỉ quy định các chế tài đối với việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi chống Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đó là những hoạt động sau: (1) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (2) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; (3) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế-xã hội … xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; (4) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc …; (5) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội... (6) Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi” (Điều 8).

Luật An ninh mạng của Việt Nam không cấm, không ngăn cản quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm của công dân và cũng không có quy định nào cấm công dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ mạng xã hội như Facebook, Google… Luật chỉ cấm việc bày tỏ quan điểm cá nhân, hành vi đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế-xã hội … xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng...

Việc xuyên tạc Luật an ninh mạng để mua chuộc, kích động một bộ phận người dân không hiểu biết xuống đường biểu tình, gây rối, đập phá tại Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang ngày 10/6/2018 là vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam …

Mọi người hãy thể hiện tình yêu nước một cách tỉnh táo, sáng suốt và có trách nhiệm, kiên quyết không mắc mưu, không trở thành con rối của kẻ xấu, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc./.
QN
Trong hơn một tháng qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin xuyên tạc cho rằng Luật An ninh mạng cấm công dân sử dụng Facebook, Goolge, zalo, youtube là rào cản trong kinh doanh, làm khó doanh nghiệp. Kẻ xấu với ý đồ hiểm ác đã lái dư luận hiểu sai bản chất của Luật, chúng loan tin vu cáo, kích động, lừa bịp người dân cả tin rằng: Luật An ninh mạng Việt Nam vi phạm nhân quyền; chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là sử dụng Luật An ninh mạng, khi thực thi luật này, người dân không được sử dụng các trang như google, facebook, zalo, youtube...; khi áp dụng Luật, người dùng phải cung cấp toàn bộ thông tin cho nhà nước, kể cả tin nhắn cá nhân, riêng tư, Luật An ninh mạng ra đời là bước lùi cho Việt Nam.... Tại Việt Nam tính từ năm 2013 đ

Tin khác cùng chủ đề

Bác bỏ luận điệu Việt Nam không thực thi và đảm bảo nhân quyền!
Phát động cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Lại tuyên truyền "bẩn"!
Sự xuyên tạc, kích động thâm hiểm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam

Gửi bình luận của bạn