Mạng xã hội như con dao hai lưỡi, có thể làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng cũng có thể hủy hoại chúng ta nếu như sử dụng không đúng cách. Vì vậy, mỗi người chúng ta hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và có trách nhiệm: thời gian sử dụng hợp lý, ứng xử đúng mực, có văn hóa khi giao tiếp, sáng suốt kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà mình quan tâm và đặc biệt là trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin. Có như vậy, mạng xã hội mới thực sự trở thành công cụ đắc lực để mỗi chúng ta lan tỏa những điều tốt đẹp trong không gian mạng, nâng cao đời sống tinh thần và phát triển trí tuệ trong môi trường văn hóa mới.

Đừng đánh mất mình vì “không gian ảo”!
Đừng đánh mất mình vì “không gian ảo”!

Người-smartphone hay "Brain rot - Thối não" là những cụm từ xuất hiện với tần suất khá cao trong thời gian qua. Những người được mệnh danh là Người-smartphone đã tự xem mình thuộc nhóm người được thay đổi về chất khi hàng ngày, hàng giờ họ truy cập internet - nơi chứa đựng hệ thống dữ liệu thông tin khổng lồ nên đã giúp họ phát triển về mặt trí tuệ, có lối sống văn minh hơn trước đó rất nhiều... Trước sự ngộ nhận này, ông Bùi Hoài Sơn, uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội tại phiên thảo luận về dự luật “Thuế giá trị gia tăng” (sửa đổi) tại phiên họp sáng 29/10/2024 của kỳ họp thứ 8 đã thẳng thắn cho rằng: "Nhiều người cay đắng nói rằng người Việt đang ở đây nhưng tâm hồn, tinh thần đã vượt biên, bị thao túng bởi Facebook, YouTube, TikTok hết rồi. Chúng ta đang chứng kiến “hiện tượng nhập siêu văn hóa” và bị ảnh hưởng tiêu cực từ các bộ phim, bài hát, lối sống. Thậm chí cả suy nghĩ từ nước ngoài cũng đang gặm nhấm, tàn phá tâm hồn người Việt” – Thực chất đó chính biểu hiện của sự suy giảm tinh thần, trí tuệ hay chính là căn bệnh "Brain rot - Thối não" đang diễn ra rất phức tạp trong bối cảnh hiện nay.

Sự suy giảm tinh thần, trí tuệ ở mỗi con người bắt nguồn từ sự thao túng của các phương tiện tin học được biểu hiện ở các đặc điểm sau:

Thứ nhất; sự suy giảm đáng báo động đầu tiên cần phân tích khi những người này đã rất “tự tin” khẳng định rằng sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật là một lợi ích hiển nhiên và coi mình là loại người ở một trình độ cao hơn những người thời trước. Họ đã nâng việc dùng các thiết bị kỹ thuật, trong đó có smartphone, lên thành một thành tựu riêng có của mình. Dù cho khoa học có gắn liền với kỹ thuật, nhưng đấy vẫn là hai lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên vì ảo tưởng họ cho rằng việc dùng các thiết bị kỹ thuật và Internet chính là một hoạt động khoa học. Họ coi mình là người của khoa học, góp phần phát triển khoa học. Từ đó, đa số họ cho rằng những người thuộc thế hệ trước đây là sơ sài, lạc hậu khi không nắm được các khả năng khoa học. Ảo tưởng này dẫn họ đến sự bế tắc, lúng túng trong xử lý nhiều vấn đề của thực tiễn đang cần những phân tích, đánh giá, tổng hợp để tìm ra các giải pháp thiết thực đáp ứng sự phát triển con người và văn hóa trong bối cảnh mới.

Thứ hai; một số người tự xem mình là người phát triển về trí tuệ khi coi việc truy cập internet, nơi có những thông tin cần thiết, đã đủ khiến họ thành người phát triển về mặt trí tuệ. Tuy nhiên trên thực tế, tư duy của những đối tượng này đôi khi rất nghèo nàn vì chủ yếu thiên về sự tiếp nhận thông tin nén gọn và có tính hình ảnh. Họ không thể tập trung hay đầu tư vào một lĩnh vực nền tảng lâu dài để phát triển trí tuệ mà chỉ đơn thuần với các thao tác của sự sự “nén chặt”. Vì thế, khả năng tiếp nhận và khái quát của họ về triết học, khoa học, văn hóa và các lĩnh vực hoạt động khác của con người - nơi bộc lộ trí tuệ, chỉ dừng lại ở mức độ “lớt phớt và tản mạn” khi đa số chỉ gắn liền với những trích dẫn sẵn có và hình ảnh miêu tả đơn thuần.

Thứ ba; sự suy giảm tinh thần, trí tuệ diễn ra song song với việc không có khả năng xử lý hệ thống thông tin khổng lồ nhưng lại thích “vơ cả nắm” nên ý thức của những người này tồn tại ở dạng “phi hệ thống, hỗn độn, thân rễ và thiếu tầng bậc” nên dễ rơi vào trạng thái lờ mờ, hoang tưởng. Trong tâm thế đó, ý thức của họ được xây dựng y như cấu trúc của mạng xã hội. Ở đó, trong cùng một dòng tin không có trật tự hay hệ thống nào hết là những tin tức rời rạc, những ý tưởng, những hình ảnh, những file truyền thông khác nhau (video và audio) thay thế nhau. Chúng mang những nội dung văn hóa tinh thần và những cấp độ thẩm mỹ khác nhau. Ảnh khiêu dâm chèn với tin về đời sống giáo hội, thông báo chiến tranh lẫn với quảng cáo về hình tháp thị trường, cách ngôn của nhà tư tưởng vĩ đại xen lời tiên đoán của nhà nữ tiên tri mới xuất hiện…

Những người ảo tưởng đã trở thành là một thực thể trống rỗng ở bên trong, tồn tại chỉ khi dùng Internet, nói đúng hơn, khi Internet dùng họ. Tất cả những tư tưởng và hình ảnh vô sinh tràn ngập các mạng xã hội chính là “sinh mệnh của họ. Chính vì thế, họ dễ mắc hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out - Hội chứng sợ bỏ lỡ) nghĩa là nỗi sợ bị bỏ qua, không theo kịp những tin tức, trào lưu (trend) trên mạng, không biết được những cái người khác biết nhờ lên mạng, tóm lại đây là hội chứng sợ bản thân bị bỏ lỡ mất những điều thú vị, hay ho trong cuộc sống mà người khác đang được trải nghiệm. Vì thế họ suốt ngày dán mắt vào điện thoại để tin chắc mình luôn cập nhật được những tin bài mới trên mạng xã hội; họ không tập trung vào công việc, thường bị ngắt quãng bởi các tin nhắn, hoặc chốc chốc lại mở điện thoại xem có gì mới; họ chạy theo trào lưu trong mua sắm, quan hệ, cả trong các hoạt động cộng đồng, xã hội. Nghĩa là hội chứng FOMO làm cho họ đánh mất bản sắc và sự độc lập của mình với tư cách một thành viên của xã hội. 

Do vậy, người-smartphone hay "Brain rot - Thối não" đã trở thành  “hiện tượng” đặc biệt đối với sự phát triển môi trường văn hóa nói chung và văn hóa dân tộc nói riêng trong bối cảnh hiện nay. Con người sống trong kỷ nguyên mà nội dung trực tuyến dễ dàng lấn át, tạo ra nguy cơ suy thoái văn hóa và tinh thần nếu con người không biết kiểm soát cách sử dụng công nghệ. Sự suy giảm về trạng thái tinh thần hoặc trí tuệ, đặc biệt khi kết quả từ việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trực tuyến chất lượng thấp, thậm chí bao hàm cả phản động, đồi trụy… chính là tiếng nói cảnh báo mạnh mẽ trong bối cảnh xã hội bị bủa vây bởi mạng xã hội và những nội dung không lành mạnh.

Điều đó cho thấy, mạng xã hội như con dao hai lưỡi, có thể làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng cũng có thể hủy hoại chúng ta nếu như sử dụng không đúng cách. Vì vậy, mỗi người chúng ta hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và có trách nhiệm: thời gian sử dụng hợp lý, ứng xử đúng mực, có văn hóa khi giao tiếp, sáng suốt kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà mình quan tâm và đặc biệt là trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin. Có như vậy, mạng xã hội mới thực sự trở thành công cụ đắc lực để mỗi chúng ta lan tỏa những điều tốt đẹp trong không gian mạng, nâng cao đời sống tinh thần và phát triển trí tuệ trong môi trường văn hóa mới.

Phương Nam

Người-smartphone hay "Brain rot - Thối não" là những cụm từ xuất hiện với tần suất khá cao trong thời gian qua. Những người được mệnh danh là Người-smartphone đã tự xem mình thuộc nhóm người được thay đổi về chất khi hàng ngày, hàng giờ họ truy cập internet - nơi chứa đựng hệ thống dữ liệu thông tin khổng lồ nên đã giúp họ phát triển về mặt trí tuệ, có lối sống văn minh hơn trước đó rất nhiều... Trước sự ngộ nhận này, ông Bùi Hoài Sơn, uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội tại phiên thảo luận về dự luật “Thuế giá trị gia tăng” (sửa đổi) tại phiên họp sáng 29/10/2024 của kỳ họp thứ 8 đã thẳng thắn cho rằng: "Nhiều người cay đắng nói rằng người Việt đang ở đây nhưng tâm hồn, tinh thần đã vượt biên, bị

Tin khác cùng chủ đề

Bác bỏ luận điệu Việt Nam không thực thi và đảm bảo nhân quyền!
Phát động cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Lại tuyên truyền "bẩn"!
Sự xuyên tạc, kích động thâm hiểm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam

Gửi bình luận của bạn