Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba năm 2023 (Cuộc thi) do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, góp phần triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

 
0:00/0:00
Quang cảnh cuộc họp của Ban tổ chức cuộc thi.
Quang cảnh cuộc họp của Ban tổ chức cuộc thi.

“Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”

Cuộc thi năm 2023 có sức lan tỏa rộng rãi trong hệ thống chính trị trên khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Cuộc thi thành công tốt đẹp, với hơn 301.000 tác phẩm dự thi, trở thành một điểm nhấn trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Ban Chỉ đạo Cuộc thi có 12 thành viên, do GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm Trưởng ban; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương làm Phó Trưởng ban. Các thành viên là lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và các Phó Giám đốc Học viện.

Để cuộc thi có sức lan tỏa đạt hiệu quả, Ban Tuyên giáo Trung ương - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Trung ương đã yêu cầu Thường trực các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tuyên truyền, đôn đốc tham gia, hưởng ứng cuộc thi sâu rộng trong các cấp, các ngành, địa phương.

Cuộc thi thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo độc giả, các hội viên, nhà báo và hưởng ứng tích cực thể hiện vai trò xung kích của báo chí trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ban Tổ chức Cuộc thi đã chỉ đạo phiên dịch các kế hoạch, thể lệ cuộc thi sang tiếng: Lào, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Anh để thông qua cơ quan ngoại giao tiếp tục lan tỏa ra nước ngoài; xây dựng website đăng tải các thông tin về cuộc thi. Các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương, ngành đã tích cực tuyên truyền phổ biến về cuộc thi đến đông đảo cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Cuộc thi thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo độc giả, các hội viên, nhà báo và hưởng ứng tích cực thể hiện vai trò xung kích của báo chí trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ban Chỉ đạo 35 các cơ quan đơn vị, địa phương đã chủ động triển khai phát động cuộc thi rộng rãi trên địa bàn, đơn vị. Quân ủy Trung ương đã ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi trong toàn quân từ cấp cơ sở đến cấp trực thuộc Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng. Các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Hậu Giang, Cần Thơ, Quảng Trị, Đồng Tháp, Hà Giang… phát động Cuộc thi xuống đến cấp cơ sở. Cuộc thi thật sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trên mặt trận đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Từ đó cho thấy sự thống nhất đồng bộ, trong chỉ đạo, tổ chức triển khai hiệu quả; ý thức, trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Theo công bố từ Ban Tổ chức, đến hết ngày 31/7, toàn quốc đã thu nhận được hơn 301.000 tác phẩm dự thi ở cả năm loại hình là tạp chí, báo, phát thanh, truyền hình và video clip, gấp gần ba lần so với năm 2022. Tổng số tác phẩm dự thi Ban Tổ chức cấp Trung ương nhận được là 11.856 tác phẩm, gồm: 5.285 tác phẩm thể loại Tạp chí, 6.059 tác phẩm thể loại báo, 151 tác phẩm phát thanh, 252 tác phẩm truyền hình, 109 video clip. Ban Tổ chức qua sàng lọc đã chọn vào chấm sơ khảo 3.155 tác phẩm gồm 1.412 tác phẩm thể loại tạp chí, 1.487 tác phẩm thể loại báo, 77 tác phẩm phát thanh, 124 tác phẩm truyền hình và 55 video clip. Từ kết quả chấm thi vòng sơ khảo, Ban Tổ chức đã chọn vào chấm chung khảo 680 tác phẩm, gồm 309 bài tạp chí, 273 bài báo, 52 tác phẩm báo hình (42 tác phẩm truyền hình, 10 video clip) và 41 tác phẩm phát thanh, 5 tác phẩm nước ngoài.

Tiến sĩ Lê Chiên, thư ký Ban Tổ chức cho biết, thành viên Hội đồng Giám khảo Cuộc thi gồm các nhà khoa học, chuyên gia có uy tín, được tổ chức thành các tiểu ban riêng cho tạp chí và báo cho nên có chất lượng chuyên môn rất cao. Tiêu chí chấm thi được đánh giá vừa có tính định tính vừa có tính định lượng, trong đó “tính mới”, tính khoa học và tính chiến đấu, thuyết phục được chú trọng.

Chủ đề các tác phẩm của Cuộc thi năm nay rất đa dạng. GS, TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi trao đổi: Theo đánh giá, cùng sự lan tỏa, cuộc thi có chất lượng chuyên môn rất cao, với nhiều tác phẩm dự thi chất lượng tốt. Bên cạnh việc tuyên truyền về nội dung, giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm xuyên tạc, phủ nhận đường lối, cương lĩnh của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có rất nhiều tác phẩm đề cập đến các vấn đề như những quy định mới của Đảng, tinh thần chỉ đạo mới trong các cuốn sách, bài viết của Tổng Bí thư hay những chính sách, pháp luật mới của Nhà nước.

Đáng chú ý, có nhiều tác phẩm đấu tranh trực diện với các quan điểm sai trái thù địch lợi dụng các vụ việc mới xảy ra, điển hình là vụ khủng bố ở Đắk Lắk ngày 11/6 cho nên nhiều tác phẩm có chất liệu thực tiễn rất sinh động, cập nhật thời sự.

 

Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo Cuộc thi đã lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc nhất, những tập thể tiêu biểu nhất để trao giải. Theo đó, quyết định trao 121 giải chính thức cho cá nhân (9 giải A, 24 giải B, 28 giải C và 60 giải khuyến khích), 20 giải triển vọng, 4 giải cho cá nhân cao tuổi, cá nhân trẻ tuổi tiêu biểu và 15 giải Tập thể xuất sắc.

Lễ trao giải Cuộc thi sẽ được tổ chức vào tối 22/10 tại Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam (Truyền hình Quốc phòng Việt Nam tiếp sóng).

Điểm nhấn trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Cuộc thi năm nay thật sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là điểm nhấn quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thành công của Cuộc thi cho thấy, Nghị quyết số 35-NQ/TW đã thật sự đi vào cuộc sống, được triển khai bài bản, đồng bộ, hiệu quả, sáng tạo và có sức lan tỏa ngày càng sâu rộng. Cuộc thi là hình thức tuyên truyền đặc biệt để thông qua đó nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, cán bộ, sinh viên đang công tác, học tập ở nước ngoài còn cho thấy tình cảm, niềm tin và trách nhiệm đối với Đảng, Nhà nước, chế độ. Cuộc thi giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức rõ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ là nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách mà là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi cá nhân.

Cuộc thi là hình thức đặc biệt để nâng cao chất lượng tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội ở cả hai góc độ: cung cấp các sản phẩm truyền thông có chất lượng tốt; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia, cán bộ nòng cốt thông qua các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng phục vụ cuộc thi.

Một điểm nhấn đáng lưu ý trong các tác phẩm dự thi năm nay là có nhiều bài viết liên quan đến những vấn đề từ chính đội ngũ cán bộ, đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng như vấn đề “tự soi”, “tự sửa”, “nêu gương”, “sợ trách nhiệm”… Điều đó cho thấy nhiều tác giả cũng nhận thấy một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng bắt nguồn từ chính đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Những kết quả đã đạt được và ý nghĩa sâu sắc của Cuộc thi lần thứ ba năm 2023 là cơ sở quan trọng và kinh nghiệm quý để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong thời gian tới.

PGS, TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trao đổi: Ở cuộc thi này, sản phẩm dự thi là tác phẩm sáng tạo lần đầu cho nên sau khi gửi tham gia dự thi có thể sử dụng tuyên truyền ngay. Nhiều đơn vị, địa phương đã mở chuyên mục để chủ động đăng tải các sản phẩm dự thi có chất lượng tốt, phục vụ công tác tuyên truyền tại đơn vị, địa phương mình.

Theo Ban Tổ chức, qua Cuộc thi cho thấy sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, sự quan tâm chỉ đạo từ sớm và thường xuyên, liên tục của Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban Chỉ đạo 35 các đơn vị, địa phương, coi đây là sự kiện nổi bật trong thời điểm tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị. Điểm mới, có ý nghĩa là, nhiều đơn vị, địa phương đã có cách thức triển khai cuộc thi một cách sáng tạo, vừa huy động rộng rãi cán bộ, đảng viên, nhân dân tham gia, vừa quan tâm bồi dưỡng lực lượng nòng cốt và “đầu tư” vào các sản phẩm có trọng tâm, trọng điểm, thật sự chất lượng.

Có thể khẳng định, những kết quả đã đạt được và ý nghĩa sâu sắc của Cuộc thi lần thứ ba năm 2023 là cơ sở quan trọng và kinh nghiệm quý để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong thời gian tới. Đồng thời, đặt ra yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục bồi dưỡng các nhân tố tích cực được phát hiện; quan tâm công tác tuyên truyền trong thanh niên, học sinh, sinh viên để hình thành mạng lưới rộng khắp. Các cơ quan báo chí, truyền thông cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng đội ngũ phóng viên, cộng tác viên về mảng đề tài này bảo đảm đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới.

  0:00/0:00 Nam miền Bắc Quang cảnh cuộc họp của Ban tổ chức cuộc thi. “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” Cuộc thi năm 2023 có sức lan tỏa rộng rãi trong hệ thống chính trị trên khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Cuộc thi thành công tốt đẹp, với hơn 301.000 tác phẩm dự thi, trở thành một điểm nhấn trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ban Chỉ đạo Cuộc thi có 12 thành viên, do GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm Trưởng ban; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương làm Phó Trưởng ban.

Tin khác cùng chủ đề

Bác bỏ luận điệu Việt Nam không thực thi và đảm bảo nhân quyền!
Phát động cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Lại tuyên truyền "bẩn"!
Sự xuyên tạc, kích động thâm hiểm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam

Gửi bình luận của bạn