Với mục đích đê hèn là làm suy giảm niềm tin của Nhân dân ta với Đảng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa, thời gian gần đây, các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị lợi dụng mạng xã hội tìm cách nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta.

Cảnh giác với chiêu trò bôi nhọ lãnh đạo, làm suy giảm niềm tin của Nhân dân với Đảng và chế độ
Cảnh giác với chiêu trò bôi nhọ lãnh đạo, làm suy giảm niềm tin của Nhân dân với Đảng và chế độ

Thời gian qua, bộ máy cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta có sự xáo trộn do công cuộc phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh với quan điểm “không có vùng cấm, không ai ngoại lệ”. Các thế lực thù địch, nhân cơ hội này đã bịa đặt về tình hình nội bộ, để nói xấu, bôi nhọ hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Không chỉ những thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị, những phần tử bất mãn cũng ra sức bịa đặt tình hình nội bộ cũng như trong nước. Chúng cố tình cho rằng đây là những cuộc thanh trừng đấu đá mang tính chất phe phái để tranh chức, đoạt quyền.

Để làm giảm uy tín của các đồng chí lãnh đạo, các thế lực thù địch bịa đặt, bôi nhọ cán bộ không từ thủ đoạn nào, cả về nguồn gốc xuất thân, gia đình, tới quá trình phấn đấu; quá trình điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo công tác ở đơn vị, địa phương và các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp, đồng chí… Đương nhiên, khi bịa đặt thông tin, chúng đã tìm hiểu rất kỹ về gia đình, công việc cán bộ đó, từ đó bịa đặt, thêm thắt những câu chuyện có vẻ logic, hợp lý, mà thoạt nghe, nhiều người sẵn sàng tin đó là sự thật.

 Ảnh minh họa: ĐP

Tiến sĩ Trần Doãn Tiến - Nguyên Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng, các thế lực thù địch chủ yếu sử dụng 2 dạng thông tin: thứ nhất, tin đồn kiểu thật - giả lẫn lộn (sử dụng thông tin có thật về các vụ án tham nhũng đã, đang, sẽ được xem xét, xử lý từ các nguồn thông tin chính thống của các báo, tạp chí trong nước, rồi thêm “gia vị", nhào nặn để bôi nhọ, xuyên tạc cá nhân lãnh đạo, từ đó quy chụp, nói xấu chế độ) và thứ hai là tin giả mạo 100% (chúng bịa ra kịch bản như thật để lừa bịp người nhẹ dạ cả tin, nhằm kích động, hoặc tôn thờ, ca tụng một cá nhân, nhưng lại nói xấu một hay vài cá nhân lãnh đạo khác).

Thậm chí, chiêu trò của các thế lực thù địch còn tinh vi hơn, mà theo PGS.TS Trần Thọ Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Cơ quan Thường trực Tạp chí Cộng sản tại miền Trung: “Các thế lực thù địch, phản động thường sử dụng thông tin có một phần sự thật mà chúng lượm lặt từ các nguồn công khai, thậm chí từ nội bộ để nêu vấn đề, sự việc, thời gian cụ thể, trích dẫn tên tuổi, thông tin về những người liên quan rõ ràng để bạn đọc tin tưởng, sau đó lồng ghép, xen kẽ với những thông tin giả, xuyên tạc, bịa đặt hoặc cắt xén, sửa chữa kèm theo các hình ảnh làm tài liệu chứng minh, khiến người đọc khó phân biệt thật - giả”.

Mục đích của những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo về đời tư của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước, theo Tiến sĩ Trần Doãn Tiến là “kích động, gây mất đoàn kết nội bộ lãnh đạo nhằm chia rẽ nội bộ, dựng lên cái gọi là phe, nhóm lãnh đạo cấp cao tỉnh A, tỉnh B hay miền Trung, miền Nam, miền Bắc...”. Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy rõ, những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo trước mắt làm mất uy tín của chính cán bộ lãnh đạo đó, và sâu xa hơn, nguy hiểm hơn là gây rối, làm nhiễu loạn thông tin; gieo hoài nghi ở trong cán bộ, đảng viên, gây dư luận xấu trong Nhân dân; làm suy giảm lòng tin của Nhân dân với đội ngũ cán bộ lãnh đạo; ảnh hưởng, làm nguy hại đến uy tín của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị; gây rối, chia rẽ nội bộ, chia rẽ Nhân dân với Đảng, Nhà nước; phá hoại công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước. Từ đó, kích động phản ứng của Nhân dân với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền cũng như gây tâm lý chống đối Đảng, Nhà nước và tiến tới hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 

Đáng buồn thay, những thông tin này vẫn được khá nhiều người dân tò mò, hiếu kỳ tìm đọc. Với chiêu thức lan truyền qua nền tảng mạng xã hội, với hàng nghìn lượt bình luận, hàng trăm lượt chia sẻ, đã hình thành làn sóng tin đồn. Do không có nhãn quan chính trị, không hiểu thực tế tình hình, thiếu kiểm chứng thông tin, nhiều người hoang mang, lo lắng, mất lòng tin vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, vào xã hội, vào Đảng, Nhà nước. Có những người nghe được thông tin, coi mình là người “nắm được thông tin”, “thạo tin”, “hiểu chính trị” nên đã lan truyền thông tin thất thiệt, không đúng sự thật ra ngoài cộng đồng, “tiếp tay” cho thông tin xấu độc lan truyền. Nguy hại hơn, với những kẻ bất mãn chế độ, cơ hội chính trị, chúng càng ra sức thêu dệt, khẳng định "chắc như đinh đóng cột" những thông tin đó để "biến không thành có", "biến sai thành đúng". 

 Ngày 20/7 vừa qua, Đ.Q.V (SN 1985) bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt do đăng tải thông tin thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc về lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Phải hiểu rằng, mỗi cán bộ lãnh đạo khi được cất nhắc, bổ nhiệm ở những vị trí cao đều đã trải qua rất nhiều cương vị, chức vụ, được thử thách qua thời gian, qua quá trình công tác nhiều năm và đều có sự giám sát của Đảng và tai mắt của Nhân dân. Họ đã thể hiện được trình độ, năng lực, uy tín trước Đảng và Nhân dân; được Đảng và Nhân dân tín nhiệm. Không phủ nhận rằng đã có những cán bộ lãnh đạo khi có chức vụ, quyền hành trong tay đã không giữ được mình, sa ngã theo những cám dỗ của vật chất và quyền lực. Đa số họ đã phải trả giá cho những sai lầm ấy, và số lượng cán bộ lãnh đạo cấp cao bị xử lý kỷ luật, thậm chí đến mức phải thi hành án, là một minh chứng rõ ràng, sống động cho luận điểm này.

Với bất cứ ai trong chúng ta, sống trong thời đại bùng nổ thông tin trên Internet hiện nay, cũng có thể bị một đối tượng nào đó bôi nhọ, nói xấu. Các cán bộ lãnh đạo cấp cao, với vô vàn “thù trong” - là những kẻ bất mãn, cơ hội chính trị; và “giặc ngoài” - là các thế lực thù địch, thì sự đơm đặt còn khủng khiếp đến mức nào. Do đó, mỗi người dân Việt Nam, phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh khi tiếp cận các thông tin để không mắc phải âm mưu của các phần tử xấu, phần tử cơ hội. Cần có trách nhiệm với những thông tin mình đưa ra, đừng ảo tưởng mình “thạo tin” mà trở thành người lan truyền tin xấu, tin độc, tin sai sự thật, dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật.

Hơn lúc nào hết, khi các thế lực thù địch đang ra sức chống phá Đảng ta, chế độ ta, mỗi cán bộ, đảng viên cần thể hiện hiểu biết, bản lĩnh trước các thông tin nhiễu loạn; mỗi người dân Việt Nam thể hiện sự đoàn kết, nhất trí cùng nhau giữ vững trận địa tư tưởng; cùng nhau bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự chủ của đất nước, bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa mà bao lớp cha ông ta đã phải hy sinh xương máu để có được./.

 
Huyền Thu
Thời gian qua, bộ máy cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta có sự xáo trộn do công cuộc phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh với quan điểm “không có vùng cấm, không ai ngoại lệ”. Các thế lực thù địch, nhân cơ hội này đã bịa đặt về tình hình nội bộ, để nói xấu, bôi nhọ hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Không chỉ những thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị, những phần tử bất mãn cũng ra sức bịa đặt tình hình nội bộ cũng như trong nước. Chúng cố tình cho rằng đây là những cuộc thanh trừng đấu đá mang tính chất phe phái để tranh chức, đoạt quyền. Để làm giảm uy tín của các đồng chí lãnh đạo, các thế lực thù địch bịa đặt, bôi nhọ cán bộ kh&ocir

Tin khác cùng chủ đề

Bác bỏ luận điệu Việt Nam không thực thi và đảm bảo nhân quyền!
Phát động cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Lại tuyên truyền "bẩn"!
Sự xuyên tạc, kích động thâm hiểm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam

Gửi bình luận của bạn