Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các loại hình tội phạm nhằm vào nữ giới ngày càng gia tăng, gây những hệ lụy nghiêm trọng. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật, nhằm thực hiện hiệu quả hơn việc bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái nói riêng và quyền con người nói chung.

Bảo vệ quyền của nữ giới trên không gian mạng
Bảo vệ quyền của nữ giới trên không gian mạng

Công nghệ mở ra cơ hội lớn thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận trong vấn đề gia tăng sự kết nối, tìm kiếm thông tin, mở ra nhiều cơ hội học hỏi... mạng xã hội cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong đó phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng chịu nhiều tác động nhất.

Nguyên nhân trước tiên là bởi phụ nữ thuộc nhóm đối tượng yếu thế, chịu nhiều bất lợi, thiệt thòi bởi những đặc điểm giới tính vốn có, nhất là các chị em ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo. Khi tiếp cận với công nghệ số, nhiều phụ nữ không thông thạo, ít trang bị các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân trên nền tảng số, cộng thêm tâm lý lơ là, chủ quan nên dễ rơi vào bẫy của những đối tượng lừa đảo. Mặt khác, thói quen sử dụng mạng xã hội của nữ giới khác với nam giới. Báo cáo về hành vi sử dụng mạng xã hội cho thấy mục tiêu đầu tiên của nhiều người khi lên mạng xã hội là tìm thông tin. Tuy nhiên, nhu cầu chia sẻ, tâm sự của nữ giới cao hơn so với nam giới (phụ nữ chiếm hơn 60%, trong khi nam giới chỉ khoảng 50%). Đặc biệt, với những nội dung liên quan mua bán, quảng cáo, tỷ lệ nữ giới tham gia cao gần gấp rưỡi so với nam giới. Trong khi đó, không ít phụ nữ lại có đặc tính cả tin, một số người chưa phân biệt được những quảng cáo sai sự thật, những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Các đối tượng phạm tội hiện nay thường sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi do đó nữ giới dễ trở thành nạn nhân của chúng.

Ngoài ra, cách thức tìm kiếm việc làm của chị em, đặc biệt với người có hoàn cảnh khó khăn, dân tộc thiểu số... thường qua người quen biết hoặc tiếp cận với người lạ trên mạng xã hội bằng các thông tin tuyển dụng. Từ đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tội phạm đăng tin giả dưới vỏ bọc tuyển dụng, xuất khẩu lao động, kết hôn để lấy quốc tịch nước ngoài nhằm che đậy hành vi buôn người, xuất khẩu lao động trái phép, kết hôn ép buộc. Phụ nữ còn có một nhu cầu chính đáng là tìm được công việc vừa có thể trông con vừa kiếm thêm thu nhập nên dễ rơi vào bẫy lừa đảo “làm việc online”, “việc nhẹ, lương cao”. Chưa kể, dù hệ thống chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền của nữ giới trên môi trường mạng ngày càng được bổ sung, hoàn thiện nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với loại tội phạm tinh vi, nguy hiểm này. Các hành vi quấy rối tình dục, bạo lực trên không gian mạng nhằm vào nữ giới chưa được đánh giá đúng mức về tính chất, mức độ, đối tượng phạm tội thường không bị tố giác và xử lý đích đáng cũng là nguyên nhân khiến loại tội phạm này thừa cơ hoành hành.

Tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam tình trạng xâm hại phụ nữ trên không gian mạng diễn ra phức tạp, mức độ ngày càng gia tăng, nhất là các hành vi bạo lực và quấy rối tình dục. Báo cáo thực trạng trẻ em gái thế giới năm 2020, do Plan International (một tổ chức phát triển nhân đạo quốc tế, tập trung vào trẻ em) thực hiện tại 31 quốc gia với hơn 14.000 trẻ em gái và phụ nữ trẻ cho thấy 58% số trẻ em gái được khảo sát đã bị quấy rối và xâm hại trực tuyến, và 85% trong số họ đã trải qua nhiều loại bạo lực trên cơ sở giới. Số liệu khảo sát của Trung tâm Đổi mới quản trị quốc tế (CIGI) tổng kết năm 2023 cho thấy, gần 30% số phụ nữ báo cáo những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của họ sau khi trải qua bạo lực giới trên không gian mạng. Từ đây cho thấy, dù diễn ra ở đâu thì việc các đối tượng tội phạm nhằm vào phụ nữ cũng đã và đang để lại nhiều hệ lụy nặng nề, gây tổn thương sức khỏe thể chất và tinh thần của nữ giới, tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống của họ.

Phụ nữ là lực lượng lao động quan trọng, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Đến nay, quyền của phụ nữ đã được thừa nhận trên toàn thế giới và được cụ thể hóa trong các quy định pháp luật. Tại Việt Nam, quyền của phụ nữ được ghi nhận trong Hiến pháp cũng như nhiều văn bản luật, tiêu biểu như Luật Bình đẳng giới, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Hình sự, Luật Phòng chống bạo lực gia đình… Đáng chú ý, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Luật An toàn thông tin mạng năm 2018 đã có những quy định liên quan đến bảo vệ nữ giới trên môi trường mạng.

Nhằm đối phó và ngăn chặn kịp thời với tình trạng vi phạm quyền của nữ giới trên không gian mạng, tại nhiều quốc gia, chính phủ các nước đã và đang thúc đẩy nhiều chính sách mới như: Tăng cường cơ sở pháp lý, ban hành các quy định quản lý chặt chẽ đối với việc sử dụng internet và yêu cầu bảo mật đối với các trang mạng xã hội; áp dụng chế tài nghiêm khắc để xử lý các hành vi vi phạm, gây mất an toàn trên không gian mạng cho tất cả mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

 

Tiêu biểu như tại Australia, “Đạo luật an toàn trực tuyến” năm 2021 (Online Safety Act 2021) đã thiết lập cơ chế bảo vệ mọi công dân, trong đó có phụ nữ khỏi bạo lực mạng, thông qua việc tạo ra các nền tảng để khiếu nại, và các quy tắc để loại bỏ các nội dung có tính độc hại, bắt nạt khỏi internet. Bạo lực mạng cũng được coi là một tội hình sự ở quốc gia này và có thể phải đối mặt với hình phạt từ 5-10 năm tù. Còn tại Trung Quốc, năm 2022, quốc gia này đã thông qua “Luật Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ” nhằm giúp phụ nữ được bảo vệ tốt hơn trước tình trạng phân biệt giới tính, quấy rối tình dục, vấn nạn buôn người và bắt cóc. Bên cạnh đó cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) cũng nỗ lực hỗ trợ các chính phủ, tổ chức phụ nữ, các tổ chức xã hội xây dựng, thực hiện các kế hoạch hành động quốc gia nhằm bảo đảm quyền của nữ giới. Theo bà Gaelle Demolis, Chuyên gia Chương trình và Chính sách quản trị, hòa bình và an ninh, Văn phòng

UN Women khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhu cầu bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái trước những thách thức an ninh phi truyền thống (tội phạm mạng, tấn công mạng, quấy rối và bạo lực trên mạng) không chỉ ngày càng cấp bách mà còn có những đòi hỏi khắt khe hơn. Trong đó, cần thiết phải thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của nữ giới trong các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát, xử lý và ứng phó với các thách thức.

Với thực tiễn tại Việt Nam, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, được thế giới và bạn bè quốc tế công nhận, đánh giá cao để nữ giới được an toàn trên không gian mạng, thời gian tới cần triển khai thêm nhiều biện pháp đồng bộ và quyết liệt. Hoàn thiện pháp luật là phương thức hiệu quả góp phần bảo đảm tốt hơn quyền phụ nữ nói riêng và quyền con người nói chung. Cần những quy định chi tiết, cụ thể và thống nhất đồng bộ về hành vi xâm phạm quyền của nữ giới, góp phần tạo khung pháp lý rõ ràng để các chủ thể có nghĩa vụ và quyền hạn thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền của chị em trên không gian mạng. Cần tăng nặng các chế tài xử phạt với các hành vi vi phạm quyền của nữ giới, không chỉ xử phạt hành chính mà thậm chí có thể xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường thông tin truyền thông, phổ biến kiến thức liên quan đến an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, giao dịch điện tử cho nữ giới; quyết liệt hơn nữa trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm an toàn thông tin mạng; các hành vi lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi phạm tội. Và điều quan trọng nhất, chính các chị em là chủ thể trực tiếp thụ hưởng quyền, vì vậy cần tự nâng cao ý thức và tìm hiểu rõ các quyền của mình cũng như có trách nhiệm bảo vệ bản thân khỏi các hành vi xâm phạm. Đồng thời đề cao cảnh giác đối với các thủ đoạn lừa đảo mới; chủ động học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng phòng tránh các thông tin xấu độc nhằm hạn chế những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn khi tham gia các nền tảng mạng xã hội.

Công nghệ mở ra cơ hội lớn thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận trong vấn đề gia tăng sự kết nối, tìm kiếm thông tin, mở ra nhiều cơ hội học hỏi... mạng xã hội cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong đó phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng chịu nhiều tác động nhất. Nguyên nhân trước tiên là bởi phụ nữ thuộc nhóm đối tượng yếu thế, chịu nhiều bất lợi, thiệt thòi bởi những đặc điểm giới tính vốn có, nhất là các chị em ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo. Khi tiếp cận với công nghệ số, nhiều phụ nữ không thông thạo, ít trang bị các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhâ

Tin khác cùng chủ đề

Bác bỏ luận điệu Việt Nam không thực thi và đảm bảo nhân quyền!
Phát động cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Lại tuyên truyền "bẩn"!
Sự xuyên tạc, kích động thâm hiểm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam

Gửi bình luận của bạn