Thực hiện Công văn số 3411-CV/VPTW/nb, ngày 8-4-2019 của Văn phòng Trung ương Đảng, ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Khánh Hòa xin giới thiệu toàn văn “Đề cương tuyên truyền hoạt động của Văn phòng Khu ủy Khu 5” nhân sự kiện Văn phòng Khu ủy Khu 5 đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, được tổ chức vào ngày 26-4-2019 tại TP. Đà Nẵng.
Văn phòng Khu ủy Khu 5 đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Văn phòng Khu ủy Khu 5 đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Thực hiện Công văn số 3411-CV/VPTW/nb, ngày 8-4-2019 của Văn phòng Trung ương Đảng, ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Khánh Hòa xin giới thiệu toàn văn “Đề cương tuyên truyền hoạt động của Văn phòng Khu ủy Khu 5” nhân sự kiện Văn phòng Khu ủy Khu 5 đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, được tổ chức vào ngày 26-4-2019 tại TP. Đà Nẵng.

Sự ra đời của Văn phòng Khu ủy Khu 5

Tháng 11-1946, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử đồng chí Phạm Văn Đồng vào Nam Trung Bộ để trực tiếp lãnh đạo kháng chiến. Tháng 12-1946, Trung ương quyết định giải thể Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam và các chiến khu để thành lập Khu 5 (gồm các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum), Khu 6 (gồm các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Viên và Đồng Nai Thượng). Cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo chung cao nhất của cả hai khu là Liên Khu ủy (sau này gọi là Liên Khu ủy 5 và giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gọi là Khu ủy 5). Từ khi có Liên Khu ủy, có một số cán bộ văn phòng làm công tác giúp việc cho lãnh đạo Liên Khu ủy. Tháng 10-1948, mới hình thành chính thức bộ phận Văn phòng Bí thư Liên khu ủy, tiền thân của Văn phòng Liên Khu ủy 5 và Văn phòng Khu ủy 5 sau này. Văn phòng Khu ủy 5 có chức năng tham mưu, giúp việc và phục vụ cho Khu ủy; nhiệm vụ trọng yếu nhất là nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy, trực tiếp là Thường vụ Khu ủy. Văn phòng Khu ủy 5 thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ, trực tiếp với Văn phòng Trung ương Đảng, với các Tỉnh ủy miền Trung, Tây Nguyên và Trung ương Cục miền Nam. Văn phòng Khu ủy 5 có 6 phòng, ban và các đơn vị, gồm: Phòng Nghiên cứu, tham mưu tổng hợp; Phòng Hành chính - Quản trị; Ban Thông tin liên lạc vô tuyến (VTĐ); Ban Cơ yếu; Ban Giao tế; Đơn vị bảo vệ.

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm. Ảnh: BKH

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm.

Thành tích của Văn phòng Khu ủy khu 5 trong hai cuộc kháng chiến

Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21-7-1954, nước ta tạm chia làm hai miền, thực hiện chuyển quân tập kết, sau hai năm sẽ tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên ở miền Nam, Mỹ đã nhanh chóng gạt Pháp, đưa Ngô Đình Diệm về nước lập chính phủ bù nhìn (ngày 7-7-1954), âm mưu xé bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, đàn áp phong trào cách mạng và chia cắt lâu dài đất nước ta. Trong bối cảnh đó, tháng 8-1954, Hội nghị Bộ Chính trị bàn về công tác cách mạng ở miền Nam đã khẳng định: kẻ thù trước mắt của nhân dân ta lúc này là đế quốc Mỹ, hiếu chiến Pháp và tay sai của chúng, cụ thể là chính quyền Ngô Đình Diệm. Văn phòng Khu ủy đã kịp thời tham mưu cho Thường vụ Liên Khu ủy tổ chức Hội nghị Liên Khu ủy mở rộng từ ngày 27 đến 28-7-1954 để quán triệt chỉ đạo của Bộ Chính trị về chủ trương mới, tổ chức lại bộ máy lãnh đạo và phương châm đấu tranh thời kỳ mới của cách mạng. Sau đó, ra văn bản chỉ đạo các tỉnh khẩn trương tổ chức chuyển quân, tập kết ra Bắc, đồng thời xây dựng phương án bố trí cán bộ, đảng viên ở lại bám chiến trường, hình thành hai bộ phận: một bộ phận hoạt động “Hợp pháp” trong các thành phố, đô thị; một bộ phận hoạt động “Bất hợp pháp” ở các vùng nông thôn, miền núi.

Đầu năm 1955, Trung ương quyết định chuyển hai tỉnh: Quảng Trị và Thừa Thiên về Liên khu 5. Như vậy, Liên khu 5 vào thời điểm này đã trở thành một chiến trường rộng lớn từ vĩ tuyến 17 đến giáp miền Đông Nam Bộ. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trên chiến trường và để giúp chỉ đạo sát các tỉnh, Văn phòng Khu ủy đã tham mưu Liên khu ủy thành lập 4 Liên tỉnh: Liên tỉnh 1 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam); Liên tỉnh 2 (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên); Liên tỉnh 3 (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng); Liên tỉnh 4 (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk).

Tình hình Liên khu 5 những năm 1955 - 1958 hết sức khó khăn, ác liệt. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã công khai phát động “Chiến dịch tố cộng, diệt cộng” ở miền Nam. Chúng thành lập Ban tố cộng từ trung ương đến xã, lấy lực lượng cảnh sát, mật vụ, tình báo, chiến tranh tâm lý làm nòng cốt, huy động các cơ quan hành chính, lực lượng bảo an, dân vệ và quân cộng hòa cùng tham gia. “Chiến dịch tố cộng đợt 2” vào đầu năm 1956 vẫn lấy trọng tâm là địa bàn các tỉnh ven biển miền Trung từ Quảng Trị đến Bình Thuận, nhưng tập trung chủ yếu là các vùng tự do cũ, vùng căn cứ du kích trong kháng chiến chống Pháp và kể cả trong các cơ quan đơn vị của chúng. Đặc biệt, địch sử dụng các biện pháp đánh phá, bắn giết kéo dài và ác liệt hơn, với phương châm “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Phong trào cách mạng bị thiệt hại không nhỏ, nhất là số cán bộ, đảng viên hoạt động hợp pháp tổn thất nặng nề; có tới 40% tỉnh ủy viên, 60% huyện ủy viên và hơn 70% cán bộ xã bị địch bắt, thủ tiêu thậm chí nhiều xã không còn cán bộ lãnh đạo; có tỉnh chỉ còn vài chi bộ và mỗi chi bộ chỉ còn lại 2 đến 3 đảng viên.

Trước tình hình đó, Văn phòng Khu ủy đã tập trung mọi nỗ lực, dồn sức bảo đảm thu thập thông tin, nắm tình hình, kịp thời tổng hợp mọi diễn biến lớn trên địa bàn Liên khu để tham mưu cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo củng cố phong trào cách mạng của Liên Khu ủy. Giữa năm 1958, Văn phòng đã tham mưu, phục vụ thành công Hội nghị Liên Khu ủy mở rộng (có sự tham gia đầy đủ của Bí thư Ban Cán sự đảng các tỉnh). Hội nghị này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình lãnh đạo của Liên Khu ủy, đã kiểm điểm sâu sắc tình hình phong trào cách mạng và rút ra một số vấn đề cần chấn chỉnh trong công tác chỉ đạo của Liên khu từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ. Liên Khu ủy đã đề ra một số nhiệm vụ nhằm chuyển phong trào lên một bước mới; tập trung xây dựng miền Tây các tỉnh đồng bằng và Tây Nguyên thành căn cứ cách mạng; bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang và nửa vũ trang ở miền núi với nhiệm vụ bảo vệ căn cứ, bảo vệ nhân dân. Về phương pháp đấu tranh không đơn thuần chỉ là đấu tranh chính trị mà bắt đầu dùng vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.

Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 khóa II ra Nghị quyết về đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam, nêu rõ: con đường phát triển của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang đánh đổ quyền thống trị của đế quốc Mỹ và phong kiến, dựng nên chính quyền của nhân dân. Nghị quyết 15 của Trung ương đã mở đường cho phong trào cách mạng miền Nam bùng lên quyết liệt. Trước sự chuyển biến của phong trào cách mạng, để thuận tiện hơn trong chỉ đạo các địa phương, năm 1960, Liên Khu ủy 5 chuyển căn cứ về phía tây huyện Trà My (giáp ranh giữa 3 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum). Cơ quan Liên Khu ủy đứng chân tại khu vực Nước Là, Sông Tranh, làng Tak Pỏ, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My với mật danh là “Mật khu Đỗ Xá”. Tại đây vào tháng 4-1960, Văn phòng Khu ủy đã tổng hợp báo cáo tình hình sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 15 của các tỉnh trên địa bàn Liên khu. Sau đó đã tham mưu, phục vụ tổ chức thành công Hội nghị toàn Liên khu để kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương và đề ra chủ trương phát động phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn trong toàn khu và phát động phong trào nổi dậy của quần chúng từ các tỉnh đồng bằng đến Tây Nguyên.

Tháng 4-1960, Ban Quân sự Liên Khu được thành lập, do đồng chí Võ Toàn (Võ Chí Công) - Bí thư Liên Khu ủy làm Trưởng ban và Ban Tuyên huấn Liên khu được thành lập do đồng chí Trương Chí Cương - Phó Bí thư Liên Khu ủy làm Trưởng ban; sau đó, các ban, ngành khác lần lượt được thành lập. Tháng 9-1960, đồng chí Võ Chí Công ra chỉ thị mở đợt hoạt động vũ trang cao điểm trong suốt 6 tháng cuối năm 1960 nhằm phát động quần chúng phá kềm, mở rộng và xây dựng Tây Nguyên cùng miền Tây của các tỉnh đồng bằng trở thành khu căn cứ tương đối hoàn chỉnh, giành quyền làm chủ ở một số khu vực vùng giáp ranh, đẩy mạnh hoạt động ở đồng bằng, rút thanh niên ra xây dựng lực lượng, mở đường hành lang chiến lược Bắc - Nam và Đông - Tây. Lúc này Văn phòng Liên Khu ủy được giao nhiệm vụ đôn đốc, theo dõi việc thực hiện chỉ thị trong toàn Liên khu và cử cán bộ xuống từng tỉnh để chỉ đạo tổ chức Đại hội Đảng bộ các tỉnh. Kết quả trong năm 1960, ở miền núi ta đã đánh 55 trận, diệt 44 trung đội địch, phá hàng chục khu đồn bốt và giải phóng trên 45 vạn dân. Ở đồng bằng đã đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, xây dựng cơ sở cách mạng.


A.T
(Theo Tài liệu tuyên truyền của Văn phòng Trung ương Đảng)
Theo baokhanhhoa.com.vn
Thực hiện Công văn số 3411-CV/VPTW/nb, ngày 8-4-2019 của Văn phòng Trung ương Đảng, ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Khánh Hòa xin giới thiệu toàn văn “Đề cương tuyên truyền hoạt động của Văn phòng Khu ủy Khu 5” nhân sự kiện Văn phòng Khu ủy Khu 5 đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, được tổ chức vào ngày 26-4-2019 tại TP. Đà Nẵng. Sự ra đời của Văn phòng Khu ủy Khu 5 Tháng 11-1946, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử đồng chí Phạm Văn Đồng vào Nam Trung Bộ để trực tiếp lãnh đạo kháng chiến. Tháng 12-1946, Trung ương quyết định giải thể Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam và các chiến khu để thành lập Khu 5 (gồm các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Địn

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn