Ngày 30-5, ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống hạn hán tại huyện Cam Lâm và TP. Cam Ranh. Cùng đi có các ông: Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Ưu tiên nước sinh hoạt cho người dân
Ưu tiên nước sinh hoạt cho người dân

Ngày 30-5, ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống hạn hán tại huyện Cam Lâm và TP. Cam Ranh. Cùng đi có các ông: Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

 

Kiểm tra sơ đồ chống hạn tại hồ chứa nước Tà Rục
Kiểm tra sơ đồ chống hạn tại hồ chứa nước Tà Rục

Sau khi kiểm tra tình hình khô hạn và công tác ứng phó tại hồ chứa nước Tà Rục (Cam Phước Tây, Cam Lâm); hồ chứa nước Suối Dầu (Suối Tân, Cam Lâm) và nhà máy nước Cam Lâm (Cam Đức, Cam Lâm), đoàn công tác đã có buổi làm việc với 2 địa phương Cam Lâm và Cam Ranh về các giải pháp ứng phó với hạn hán.

Theo Chi cục Thủy lợi, hồ chứa nước Suối Dầu chứa được gần 33 triệu m3 nay chỉ còn 7 triệu m3 nước. Với nhiệm vụ tưới cho 1.560 ha lúa, cấp nước sinh hoạt 35.000 dân, cấp nước cho công nghiệp khoảng 5.500 m3/ngày đêm, tuy nhiên, do khô hạn, hiện hồ đã dừng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, để dành cấp nước cho sinh hoạt và khu công nghiệp với tổng lưu lượng cấp 24.500 m3/ngày.đêm.

Hồ chứa nước Cam Ranh trơ cạn đáy
Hồ chứa nước Cam Ranh trơ cạn đáy

Mực nước tại hồ Cam Ranh đã thấp hơn so với tràn xả.
Mực nước tại hồ Cam Ranh đã thấp hơn so với tràn xả.

Hồ chứa nước Cam Ranh với dung tích hơn 22 triệu m3 nay chỉ còn 2,7 triệu m3 nước. Ngoài nhiệm vụ tưới cho 785 ha lúa, hồ đảm nhiệm cấp nước sinh hoạt, du lịch, công nghiệp. Đến nay toàn bộ diện tích tưới nông nghiệp đã được dừng lại, để ưu tiên nước cho 50.000 người dân huyện Cam Lâm; Cấp cho khu du lịch Bãi Dài 3.000 m3/ngày đêm; Vùng 4 Hải quân khoảng 2.000m3/ngày đêm; Cấp nước cho Công ty Cổ phần đường Việt Nam khoảng 5.000 m3/ngày đêm. Riêng hồ Tà Rục hiện còn hơn 40% lượng nước, có khả năng cung cấp đủ các mục tiêu sinh hoạt và nông nghiệp.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo thành phố Cam Ranh cho biết, nguy cơ thiếu nước sinh hoạt đang dần hiện hữu đối với hàng chục nghìn người dân trên địa bàn. Nhất là các địa phương như: Cam Nghĩa, Cam Thịnh Đông, Cam Phước Đông, Cam Thành Nam. Nghiêm trọng nhất là xã đảo Cam Bình và xã Cam Thịnh Tây. Hiện nay người dân Cam Bình chủ yếu sử dụng nước từ giếng khoan nhưng là nước lợ. Nhiều giếng đã cạn khô, người dân phải mua nước từ đất liền với giá 120.000 đồng/m3 để sinh hoạt. TP. Cam Ranh đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí khoan giếng, cấp nước cho các khu vực bị hạn khoảng 4,7 tỷ đồng.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa kiểm tra tại hồ Suối Dầu
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa kiểm tra tại hồ Suối Dầu

Tại Cam Lâm, toàn huyện có gần 3.000 hộ dân, 13 trường mầm non, tiểu học đang thiếu nước sinh hoạt. các hộ dân và trường học đang mua nước trong dân với chi phí từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng/m3. Qua tính toán, từ nay đến tháng 7, thời tiết không có mưa to, hồ Cam Ranh và Suối Dầu cũng sẽ cạn kiệt.

Tại buổi làm việc, ông Lê Hữu Hoàng đề nghị Sở Tài chính khẩn trương tham mưu, bố trí kinh phí để các địa phương thực hiện công tác chống hạn; các địa phương cần tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn người dân đào giếng, khoan giếng, tận dụng lượng nước ngầm cung cấp cho sinh hoạt nhằm giảm bớt áp lực cho nguồn nước tại các hồ chứa…

Tình hình khô hạn tại Cam Ranh và Cam Lâm được đánh giá đang diễn ra gay gắt hơn so với các địa phương khác.
Tình hình khô hạn tại Cam Ranh và Cam Lâm được đánh giá đang diễn ra gay gắt hơn so với các địa phương khác.

Trong trường hợp không có mưa, Nhà máy nước Cam Lâm chỉ đủ cấp nước cho người dân đến hết tháng 7-2020.
Trong trường hợp không có mưa, Nhà máy nước Cam Lâm chỉ đủ cấp nước cho người dân đến hết tháng 7-2020.

Ông Nguyễn Khắc Định đề nghị UBND các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, kiểm tra, triển khai những phương án ứng phó hạn hán đã được xây dựng, thông qua. Trong đó, kiên quyết không để người dân bị đói, bị khát do hạn hán. Các sở ngành, đơn vị liên quan triển khai các phương án sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí nước. Thống nhất với các phương án chống hạn cấp bách của các địa phương, nhất là các giải pháp như kéo dài đường ống cấp nước, khoan giếng, vận chuyển nước... Về lâu dài, đề nghị các sở ngành, UBND tỉnh và các địa phương tiếp tục đề xuất Chính phủ, các bộ ngành Trung ương sớm hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để đầu tư xây dựng các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn để tăng cường dung tích trữ nước trên địa bàn tỉnh.

H.Đ – V.K


Theo https://www.baokhanhhoa.vn/chinh-tri/202005/uu-tien-nuoc-sinh-hoat-cho-nguoi-dan-8166617/

Ngày 30-5, ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống hạn hán tại huyện Cam Lâm và TP. Cam Ranh. Cùng đi có các ông: Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.   Kiểm tra sơ đồ chống hạn tại hồ chứa nước Tà Rục Sau khi kiểm tra tình hình khô hạn và công tác ứng phó tại hồ chứa nước Tà Rục (Cam Phước Tây, Cam Lâm); hồ chứa nước Suối Dầu (Suối Tân, Cam Lâm) và nhà máy nước Cam Lâm (Cam Đức, Cam Lâm), đoàn công tác đã có buổi làm việc với 2 địa phương Cam Lâm và Cam Ranh về các giải ph&aa

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn