Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương đã tập trung thực hiện hiệu quả Pháp lệnh ưu đãi người có công (NCC) với cách mạng. Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” cũng được triển khai sâu rộng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho NCC trên địa bàn tỉnh.
Tri ân người có công
Tri ân người có công

Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương đã tập trung thực hiện hiệu quả Pháp lệnh ưu đãi người có công (NCC) với cách mạng. Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” cũng được triển khai sâu rộng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho NCC trên địa bàn tỉnh.


Triển khai kịp thời các chính sách


Từ năm 2012 đến nay, việc xác lập hồ sơ, điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp đối với NCC được các ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh triển khai kịp thời, đúng đối tượng. Toàn tỉnh có 50.291 người được công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi NCC với cách mạng và hiện nay đang chi trả trợ cấp hàng tháng cho 7.832 đối tượng với số tiền hơn 11,4 tỷ đồng.

Đồng chí Lê Thanh Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thăm, tặng quà cho Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị Chưa (xã Diên Toàn, Diên Khánh).

Ông Lê Thanh Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thăm, tặng quà cho Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị Chưa (xã Diên Toàn, Diên Khánh).


Ngoài nguồn kinh phí Trung ương, tỉnh trích ngân sách để chi trả trợ cấp hàng tháng cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cha, mẹ, vợ, chồng liệt sĩ từ 80 tuổi trở lên với mức 150.000 đồng/người/tháng. Tổng kinh phí chi quà lễ, Tết, ngày 27-7 hàng năm của tỉnh cho NCC và thân nhân của họ hơn 26 tỷ đồng. Các chế độ, chính sách được chi trả kịp thời, đúng đối tượng.


Bên cạnh đó, công tác tu bổ, nâng cấp các nghĩa trang liệt sĩ, bia ghi danh, đền thờ liệt sĩ, quy tập hài cốt và xác định danh tính liệt sĩ được các ngành chức năng thực hiện chu đáo. Đầu năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Xây mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh” giai đoạn 2019 - 2023 với tổng kinh phí hơn 50,3 tỷ đồng. UBND tỉnh cũng đang xem xét, ban hành Quy chế quản lý các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.


Cùng với đó, tỉnh còn thực hiện tốt các chế độ ưu đãi như: mua bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho đối tượng chính sách, ưu đãi trong tuyển sinh, giáo dục, đào tạo, miễn giảm thuế, ưu đãi về đất ở, vay vốn phát triển sản xuất... cho NCC, thân nhân và con em của họ. Công tác giải quyết hồ sơ công nhận NCC được thực hiện nghiêm túc nên đến nay không còn hồ sơ nào tồn đọng.


Xây dựng hiệu quả quỹ “đền ơn đáp nghĩa”


Hàng năm, từ cấp tỉnh xuống cấp huyện, xã đều phát động toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Từ năm 2012 đến cuối năm 2017, đã huy động được hơn 24 tỷ đồng. Nguồn quỹ này được hỗ trợ cho các địa phương xây mới và sửa chữa hơn 700 nhà ở cho đối tượng NCC. 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh đã vận động được hơn 6,6 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 189 nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn của Trung ương, tỉnh cũng đã hoàn thành việc hỗ trợ xây, sửa hơn 900 căn nhà cho đối tượng chính sách.


Bà Trịnh Thị Hợp - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, toàn tỉnh có 33/974 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống. Các mẹ đều được các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhận phụng dưỡng đến cuối đời. Ngoài số tiền chu cấp 800.000 đến 1 triệu đồng/tháng, các mẹ đều được cán bộ, nhân viên, đoàn viên các đơn vị đến thăm hỏi thường xuyên. Qua đó, vừa động viên các mẹ sống vui, sống khỏe, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, vừa giáo dục cho thế hệ trẻ về lịch sử đấu tranh của các anh hùng, liệt sĩ.


Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” còn phát triển rộng khắp với những việc làm thiết thực như: nhận đỡ đầu con liệt sĩ, thương binh có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ về sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm cho NCC và con đẻ của họ...


Nhờ thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi NCC cùng với sự chung tay chăm lo của toàn xã hội nên hiện nay, 100% gia đình NCC trong tỉnh có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Thời gian tới, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục làm tốt công tác chi trả chế độ ưu đãi; thường xuyên phối hợp với các cấp, ngành, địa phương tuyên truyền vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm cùng chung tay hỗ trợ, giúp đỡ gia đình các đối tượng NCC còn khó khăn.


VĂN GIANG

Theo baokhanhhoa.com.vn

Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương đã tập trung thực hiện hiệu quả Pháp lệnh ưu đãi người có công (NCC) với cách mạng. Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” cũng được triển khai sâu rộng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho NCC trên địa bàn tỉnh. Triển khai kịp thời các chính sách Từ năm 2012 đến nay, việc xác lập hồ sơ, điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp đối với NCC được các ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh triển khai kịp thời, đúng đối tượng. Toàn tỉnh có 50.291 người được công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi NCC với cách mạng và hiện nay đang chi trả trợ cấp hàng tháng cho 7.832 đối tượng với số tiền hơn 11,4 tỷ đồng. Ông Lê Thanh Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn