Ngày 18 và 19-7, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị giữa nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị đã tập trung đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025; đồng thời đề ra những giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ. Báo Khánh Hòa đã phỏng vấn ông Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy xung quanh những vấn đề chính của hội nghị.

Nhiều khởi sắc trong công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội
Nhiều khởi sắc trong công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội
Ông Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Nhiều “điểm sáng” về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phát triển kinh tế - xã hội

- Thưa ông, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giữa nhiệm kỳ 2020-2025 đã đánh giá, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về những “điểm sáng” của tỉnh trong thời gian qua?

- Qua thảo luận tại hội nghị, các đại biểu thống nhất, trong nửa đầu nhiệm kỳ, tỉnh có những “điểm sáng” như sau:

Thứ nhất là, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp, tạo hiệu quả thực chất, đồng bộ hơn trên các mặt công tác. Trong đó, nổi bật nhất là việc tập trung xây dựng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy trở thành những tập thể đoàn kết, kỷ cương, dân chủ, chủ động, trách nhiệm trong công việc, đủ phẩm chất, uy tín và năng lực ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ trong tình hình mới; gắn với việc đề cao tinh thần tiên phong, gương mẫu và có khát vọng cống hiến của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều mặt công tác, nhưng nhìn chung đây là việc căn cơ nhất tạo ra sự lan tỏa đến các mặt công tác khác. Tôi tin rằng một tập thể đoàn kết, có kỷ luật với những cá nhân biết chia sẻ, bổ khuyết cho nhau sẽ tạo thành khối sức mạnh vững chắc, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Thứ hai là, về cơ chế, chính sách. Trong nửa đầu nhiệm kỳ, chúng ta đã tham mưu để Trung ương có những cơ chế chính sách đặc thù cho tỉnh. Nổi bật là Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 09 về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là cơ sở chính trị quan trọng, tạo thời cơ lịch sử để Khánh Hòa phát triển với tầm nhìn chiến lược, mục tiêu dài hạn trong tương lai. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 55 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù tạo điều kiện để thu hút nguồn lực, tháo gỡ điểm nghẽn cho tỉnh phát triển.

Thứ ba là, công tác quy hoạch. Với suy nghĩ quy hoạch là việc tạo lập không gian mới cho phát triển, là cơ sở pháp lý để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tỉnh đã rất chú trọng chỉ đạo công tác lập quy hoạch với cách làm mới, tập trung, công khai, minh bạch. Ngoài Quy hoạch tỉnh (Khánh Hòa là địa phương thứ sáu trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh), tỉnh còn xây dựng và điều chỉnh 3 quy hoạch lớn trên cơ sở 3 vùng động lực phát triển của tỉnh theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị, đó là điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Phong, điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang và Đồ án Đô thị mới Cam Lâm. Đến nay đã có 2 quy hoạch được phê duyệt (Quy hoạch tỉnh và Điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Phong) đã phát huy ngay tác dụng. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư chiến lược đã quan tâm tìm kiếm, đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong. Tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo để đẩy nhanh việc thực hiện hoàn thiện Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Nha Trang và Đồ án Đô thị mới Cam Lâm và các quy hoạch cấp huyện để triển khai thu hút đầu tư, tạo các nguồn lực phát triển cho tỉnh.

Đại lộ Võ Nguyên Giáp.

Thứ tư là, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và địa phương rất quan tâm đến việc đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các tuyến cao tốc. Tỉnh đã khánh thành tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, đang thi công tuyến Vân Phong - Nha Trang và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư đường kết nối giữa Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, góp phần tạo hành lang liên thông với tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng. Bên cạnh đó, tỉnh đang khảo sát để sớm làm tuyến đường cao tốc Liên Khương - Nha Trang theo hình thức đối tác công tư… Qua đó, từ nay đến cuối nhiệm kỳ, sẽ cơ bản hoàn tất các tuyến cao tốc Bắc - Nam và Đông - Tây qua địa bàn tỉnh, mở ra nhiều dư địa và không gian phát triển mới liên kết kinh tế - xã hội giữa Khánh Hòa với các địa phương trong khu vực và cả nước.

- Chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì từ những kết quả trên, thưa ông?

- Từ thực tế lãnh đạo, chỉ đạo trong nửa đầu nhiệm kỳ khóa XVIII vừa qua, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, phải luôn giữ vững tinh thần đoàn kết, thống nhất, quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng bộ tỉnh, sự nỗ lực của cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; nêu cao tinh thần cầu thị, chủ động khẩn trương, nghiêm túc, theo đuổi đến cùng mục tiêu đề ra; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương để cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng thành các chương trình, kế hoạch hành động có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Hai là, phải giữ vững các nguyên tắc xây dựng Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; chấp hành nghiêm pháp luật, các quy định, quy chế làm việc; không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo để vừa bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Thường xuyên lắng nghe và quan tâm giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của nhân dân từ cơ sở.

Ba là, huy động các nguồn lực đầu tư, mạnh dạn đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp đột phá, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới; đẩy mạnh chuyển đổi số một cách toàn diện.

Bốn là, các cấp ủy, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; thật sự cầu thị, quyết liệt sửa sai, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và thường xuyên tu dưỡng đạo đức, phẩm chất, tư tưởng chính trị; phát huy vai trò nêu gương, làm việc có trách nhiệm, có khát vọng cống hiến; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý các sai phạm; kiên quyết đấu tranh với tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trên tinh thần kết hợp nhuần nhuyễn giữa “xây” và “chống”, tập trung và dân chủ, nghiêm khắc và nhân văn, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự tin tưởng, đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Năm là, giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân trong xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, chú trọng xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Quyết tâm vượt khó

 - Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, trong nửa nhiệm kỳ, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn một số hạn chế, tồn tại. Vậy những tồn tại, hạn chế đó là gì, thưa ông?

- Chúng ta có thể thấy, tồn tại, hạn chế lớn nhất của tỉnh là việc khắc phục những sai phạm sau kết luận thanh tra và kiểm tra. Ngoài những việc thuộc thẩm quyền của tỉnh, nhiều nội dung thuộc quyền các bộ, ngành Trung ương, thậm chí của Chính phủ, Quốc hội. Việc giải quyết các vướng mắc này liên quan đến quy định pháp luật. Hiện nay, nhiều sai phạm sau thanh tra, kiểm tra chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết. Chính phủ đang chỉ đạo tổ công tác để tập hợp các dạng sai phạm tương tự ở nhiều địa phương để trình các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết. Tuy nhiên, việc này kéo dài đã ảnh hưởng đến việc giải phóng các nguồn lực xã hội, tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và cả Nhà nước…

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 09 có nêu mục tiêu Khánh Hòa phải trở thành trung tâm của khu vực và cả nước về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thời gian qua, tỉnh đã triển khai rất tích cực, rất cố gắng nhưng chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Chúng ta phải thừa nhận rằng Khánh Hòa muốn trở thành trung tâm khoa học công nghệ của khu vực và cả nước thì điều đầu tiên phải đổi mới về tư duy. Phải có tư duy mở, sẵn sàng đón nhận cái mới, phải là nơi hội tụ và kết nối tri thức. Đây là những điều tỉnh cần phải nỗ lực trong thời gian tới.

- Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ của Tỉnh ủy cho thấy, dù đạt kết quả rất tích cực nhưng vẫn có 3 chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII khó đạt vào cuối nhiệm kỳ. Tỉnh ủy sẽ có những chủ trương, quyết sách gì trong thời gian tới để hoàn thành các chỉ tiêu này, thưa đồng chí?

- Qua rà soát tại hội nghị, trong 26 chỉ tiêu đề ra tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, dự báo tới cuối nhiệm kỳ sẽ có 23/26 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra; còn 3 chỉ tiêu cần phải nỗ lực cố gắng vượt bậc để đạt kế hoạch đề ra là: chỉ tiêu về tỷ lệ xã nông thôn mới, tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tỷ lệ che phủ rừng... Ngay sau hội nghị này, chúng tôi sẽ chỉ đạo sơ kết 4 nghị quyết chuyên đề về 4 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh. Đồng thời, sẽ chỉ đạo UBND tỉnh có kế hoạch rà soát các chỉ tiêu có khả năng không đạt được, để tập trung nguồn lực, huy động sự vào cuộc cả hệ thống chính trị nhằm nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu vào cuối nhiệm kỳ.

- Xin trân trọng cảm ơn ông! 

Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, Đảng bộ tỉnh đã kết nạp được 4.299 đảng viên (đạt 50,1% chỉ tiêu của nhiệm kỳ). Hiện nay, Đảng bộ tỉnh có 691 tổ chức cơ sở đảng (gồm 266 đảng bộ cơ sở, 425 chi bộ cơ sở) với 47.587 đảng viên.

Giai đoạn 2021 - 2023, tăng trưởng GRDP của tỉnh ước đạt bình quân hàng năm đạt 7,62% (Nghị quyết Đại hội là 7,5%); tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 97.043 nghìn tỷ đồng, đạt 54,73% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội; thu ngân sách nhà nước tăng khá, đạt hơn 47.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa ước đạt 14.410 tỷ đồng (tăng 1,23 lần so với năm 2020), tiếp tục cân đối ngân sách địa phương và có điều tiết về Trung ương. Ước năm 2023, quy mô nền kinh tế đạt 59.230 tỷ đồng, tăng 1,2 lần so với năm 2020 (vượt 12% so với năm 2019).

XUÂN THÀNH (Thực hiện)

Ông Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nhiều “điểm sáng” về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phát triển kinh tế - xã hội - Thưa ông, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giữa nhiệm kỳ 2020-2025 đã đánh giá, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về những “điểm sáng” của tỉnh trong thời gian qua? - Qua thảo luận tại hội nghị, các đại biểu thống nhất, trong nửa đầu nhiệm kỳ, tỉnh có những “điểm sáng” như sau: Thứ nhất là, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tí

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn