Mưa lớn những ngày qua đã khiến một số địa phương trong tỉnh bị ảnh hưởng, một số khu vực ở TP. Nha Trang bị ngập cục bộ. Hiện lưu lượng nước đổ về các hồ chứa khá lớn, một số hồ buộc phải tiến hành xả điều tiết nước
Mưa lũ gây thiệt hại
Mưa lũ gây thiệt hại

Mưa lớn những ngày qua đã khiến một số địa phương trong tỉnh bị ảnh hưởng, một số khu vực ở TP. Nha Trang bị ngập cục bộ. Hiện lưu lượng nước đổ về các hồ chứa khá lớn, một số hồ buộc phải tiến hành xả điều tiết nước.

Nước lên nhanh

Sáng sớm 3-11, người dân các địa phương ven hạ lưu sông Cái như: Diên Phú (Diên Khánh), Vĩnh Trung, Vĩnh Phương, Vĩnh Thạnh… (TP. Nha Trang) đã phải tất bật dọn dẹp, kê đồ đạc, vật dụng lên cao để tránh dòng nước lũ đang tràn từ sông Cái vào các khu dân cư ven sông. Ông Nguyễn Sáu (thôn Trung, xã Vĩnh Phương) cho hay: “Nước lên nhanh quá, chỉ vài tiếng đồng hồ mà lên tới 0,6 - 0,7m, đồ đạc trong nhà tôi đã chuyển đi chuyển lại mấy lần rồi mà một số vẫn bị ngập nước. Mấy hôm nay nghe đài báo nói mưa lớn trên diện rộng, do nhà ở cạnh sông Cái, thường bị “nước hỗn” nên gia đình tôi không dám lơ là, cả đêm không ngủ chỉ để canh mực nước, đối phó với lũ”.



Tàu cá KH-96166TS bị sóng lớn đánh dạt vào bãi biển Nha Trang

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão

Chiều 3-11, đồng chí Đào Công Thiên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp đi kiểm tra tình hình ngập lụt tại một số khu vực của TP. Nha Trang, huyện Diên Khánh và công tác điều tiết nước hồ Suối Dầu. Qua kiểm tra, đồng chí chỉ đạo cần tăng cường công tác quản lý, vận hành các hồ chứa; Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp cần nghiêm túc thực hiện đầy đủ phương án đã được phê duyệt; chú trọng các địa phương đang ngập sâu trong nước và các huyện miền núi - nơi có nhiều cống tràn, huy động mọi lực lượng hỗ trợ người dân di chuyển đến nơi an toàn…

Ông Trương Ngọc Quý -Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phương cho biết: “Đến 14 giờ 30 chiều 3-11, trên địa bàn xã có 4 thôn bị cô lập hoàn toàn gồm: Tây, Trung, Xuân Phong, Xuân Phú. Ở những khu vực này, giao thông bị chia cắt, ngập sâu từ 0,5 đến hơn 1,5m, có hơn 60 căn nhà bị ngập từ 0,3 - 0,7 m. Hiện nước đang tiếp tục dâng cao, với tình hình này sẽ có hàng trăm hộ dân bị ngập. Xã đã chủ động lực lượng, phương tiện để sơ tán khoảng 20 hộ dân ngập sâu ở thôn Trung và thôn Xuân Phong”. Cũng theo ông Quý, ngay từ 5 giờ 30 sáng 3-11, nhận thấy nước sông Cái lên nhanh, địa phương đã chủ động triển khai công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; toàn bộ học sinh được thông báo nghỉ học, các vị trí xung yếu đều tổ chức lực lượng chốt chặn không cho người và phương tiện qua lại.

Được biết, trên địa bàn TP. Nha Trang, ngoài các thôn ở xã Vĩnh Phương bị ngập, đường 23-10, đoạn từ Metro đến UBND xã Vĩnh Trung cũng bị ngập trung bình 0,3m; có 1 tàu 20CV bị chìm, 1 tàu khác bị sóng đánh dạt lên bờ ở khu vực xóm Bóng.


Nước trên sông Cái đang trên mức báo động 2

Nước sông Cái dâng cao còn khiến một số khu vực ở xã Diên Phú bị ngập cục bộ. Dọc theo đường Bờ Sông đoạn từ thôn Trung (xã Vĩnh Phương) lên địa bàn thôn Phú Nẫm (xã Diên Phú) nhiều gia đình đã phải dùng xuồng để di chuyển; dọc theo con đường này, có đoạn ngập sâu hơn 1,5m, nhiều căn nhà bị ngập chừng hơn 1m. Ông Nguyễn Văn Điền (thôn Phú Nẫm) cho biết: “Sáng thấy nước ít, tôi còn dắt xe ra chở cháu đi học, đến nơi thì trường cho nghỉ học vì nước lũ. Không hiểu nước mưa trên nguồn lớn hay các hồ chứa xả nước mà nước lũ lên nhanh quá. Đợt mưa lớn mấy ngày nay đã cuốn phăng cầu gỗ Vĩnh Trung bắc qua sông Cái; hiện nhiều tuyến đường giao thông trong thôn đã bị ngập sâu chừng 0,5 đến hơn 1,2m”. Lúc 14 giờ ngày 3-11, khi chúng tôi đến thì nhà ông Điền đã ngập sâu hơn 1m.


Nhiều đoạn đường trong khu dân cư ở thôn Trung (Vĩnh Phương) bị ngập sâu

Một số thiệt hại ban đầu

Theo Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn tỉnh, hiện các địa phương đang thống kê, rà soát thiệt hại do lũ gây ra trong ngày 3-11. Một số thiệt hại ban đầu như sau: Nước sông Cái lớn làm gãy 2 nhịp cầu gỗ Phú Kiểng (Vĩnh Ngọc, Nha Trang); trôi 2 ghe có 4 người của ngư dân Vĩnh Phước tại cầu Bóng được bộ đội biên phòng kịp thời cứu người, 1 ghe chìm, 1 ghe neo tạm thời tại ngôi miếu dưới chân cầu Bóng …

Tại huyện Khánh Vĩnh, mưa lớn cũng khiến cho nước sông suối tại các địa phương trong huyện lên nhanh. Theo ông Nguyễn Văn Thuận - Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão (PCLB) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) huyện Khánh Vĩnh, mưa lớn đã khiến cho nước ở thượng nguồn đổ về lớn, toàn bộ các cầu tràn trên địa bàn huyện bị ngập sâu. Tính đến 14 giờ ngày 3-11, mưa lũ đã khiến 2 căn nhà của người dân ở xã Cầu Bà bị sạt lở (người dân đã di dời an toàn), 2 con bò bị nước cuốn trôi. Tại xã Liên Sang, có 2 hộ dân bị ngập sâu phải di dời.

Tại huyện Khánh Sơn, đến chiều tối 3-11 mưa vẫn rất to, nhiều cầu tràn đã ngập sâu, một số khu vực ven sông Tô Hạp bị sạt lở; Tỉnh lộ 9 đoạn qua thôn Kô Róa (xã Sơn Lâm) bị chia cắt hoàn toàn.

Một số hồ chứa điều tiết nước

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to và giông. Từ 19 giờ ngày 2 đến 13 giờ ngày 3-11, lượng mưa đo được tại Vạn Ninh là 43mm, Ninh Hòa 102mm, Đồng Trăng (Diên Khánh) 140mm, Khánh Vĩnh 182mm, Nha Trang 100mm, Cam Ranh 105mm, Khánh Sơn 15mm. Mưa lớn khiến mực nước các sông trên địa bàn tỉnh dâng cao, mực nước trên sông Cái Nha Trang là 10,21m, trên báo động 2 là 0,7m; mực nước trên sông Dinh Ninh Hòa là 4,94m, trên báo động 2 là 0,14m.


Giao thông từ Trung tâm xã Vĩnh Phương đi Quốc lộ 1 bị chia cắt

Cả ngàn tấn rác dạt vào bãi biển Nha Trang

Đêm 2 và ngày 3-11, mưa lớn kéo theo giông gió mạnh ở thượng nguồn sông Cái đã cuốn theo những thân gỗ lớn và hàng ngàn tấn rác về hạ nguồn, đổ vào vịnh Nha Trang, khiến bãi biển Nha Trang ngập rác.

Theo ghi nhận của phóng viên, tối 3-11, tại khu vực bãi cát trải dài hàng trăm mét, đoạn từ nhà khách 378 Bộ Công an đến gần tháp Trầm Hương tràn ngập rác. Một số người dân đã thu lượm những thân gỗ lớn, cành cây khô bị sóng đánh dạt về làm củi.

Đến chiều 3-11, trong số 19 hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh đã có các hồ: Suối Trầu, Suối Luồng, Bà Bác, Cây Bứa, Suối Dầu đạt 100% dung tích toàn bộ; các hồ: Hoa Sơn, Đá Đen, Suối Sim, Suối Hành đạt từ 91-96% dung tích toàn bộ; một số hồ khác như: Tà Rục, Tiên Du, Am Chúa, Láng Nhớt… đã đạt dung tích chứa từ 80% trở lên. Hiện lưu lượng nước đổ về một số hồ rất cao nên một số hồ đã phải tiến hành xả nước như: hồ Hoa Sơn xả với lưu lượng 52,5m3/s, hồ Đá Đen xả với lưu lượng 13,5m3/s, hồ Suối Hành xả với lưu lượng 8m3/s, hồ Suối Dầu xả với lưu lượng 90m3/s, hồ Tà Rục xả với lưu lượng 12m3/s.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Hồng Hải - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa cho hay: Những ngày qua mưa lớn nên lượng nước đổ về các hồ chứa công ty quản lý với lưu lượng rất lớn. Chỉ tính riêng hồ Suối Dầu, lưu lượng nước đổ về chiều 3-11 gần 300m3/s, buộc công ty phải nâng lưu lượng xả lên 106 m3/s để điều tiết mực nước trong hồ. Ngoài hồ Suối Dầu, một số hồ khác như: Am Chúa, Suối Hành, Tà Rục cũng đang được xả để điều tiết nước nhưng với lưu lượng thấp hơn.

Công điện hỏa tốc về phòng chống thiên tai

Ngày 3-11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có công điện hỏa tốc gửi các tỉnh ven biển từ Bình Định đến Kiên Giang và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo đối phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lũ.

Nguy cơ xảy ra lũ lớn, ngập lụt nghiêm trọng

Dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với gió đông trên cao nên từ nay đến 5-11, các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 50-100mm, riêng các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 100-200mm, có nơi trên 250mm. Dự báo, lũ trên các sông ở Khánh Hòa tiếp tục lên. Sông Dinh tại Ninh Hòa lên mức 5,8m, trên báo động 3 0,3m. Sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng lên mức 12,0m, trên báo động 3 1,0m.

Được biết, Khánh Hòa có nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, sạt lở đất và ngập lụt nghiêm trọng tại vùng trũng, thấp, đặc biệt là các địa phương: Ninh Hòa (Ninh Ngọc, Ninh Hà, Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh Bình, Ninh Phụng, Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa, Ninh Trung), Vạn Ninh, Cam Lâm, Diên Khánh (các xã Diên An, Diên Điền, Diên Phú, Diên Thạnh, Diên Lạc, thị trấn Diên Khánh, Diên Toàn, Diên Xuân), Cam Ranh (Cam Phước Đông, Cam Thành Nam, Cam Phước Tây), thành phố Nha Trang (Phước Đồng, Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Trung), Khánh Sơn (Sơn Hiệp, Sơn Bình). Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.

Theo Baokhanhhoa.comvn
Mưa lớn những ngày qua đã khiến một số địa phương trong tỉnh bị ảnh hưởng, một số khu vực ở TP. Nha Trang bị ngập cục bộ. Hiện lưu lượng nước đổ về các hồ chứa khá lớn, một số hồ buộc phải tiến hành xả điều tiết nước. Nước lên nhanh Sáng sớm 3-11, người dân các địa phương ven hạ lưu sông Cái như: Diên Phú (Diên Khánh), Vĩnh Trung, Vĩnh Phương, Vĩnh Thạnh… (TP. Nha Trang) đã phải tất bật dọn dẹp, kê đồ đạc, vật dụng lên cao để tránh dòng nước lũ đang tràn từ sông Cái vào các khu dân cư ven sông. Ông Nguyễn Sáu (thôn Trung, xã Vĩnh Phương) cho hay: “Nước lên nhanh quá, chỉ vài tiếng đồng hồ mà lên tới 0,6 - 0,7m, đồ đạc trong nhà tôi đã chuyển đi chuyển lại mấy lần rồi mà một số vẫn bị ngập nước. Mấy hôm na

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn