Cơ bão số 12 được dự báo có cường độ mạnh, mức độ nguy hiểm thậm chí còn lớn hơn cơn bão số 10 đổ bộ vào miền Trung vừa qua; dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh Khánh Hòa – Ninh Thuận trong rạng sáng mai (4-11). Tại cuộc họp Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các địa phương phải khẩn trương triển khai công tác ứng phó; người dân không được chủ quan, mà phải cảnh giác chủ động ứng phó với cơn bão mạnh này.
Khánh Hòa khẩn trương ứng phó bão số 12
Khánh Hòa khẩn trương ứng phó bão số 12
Cơ bão số 12 được dự báo có cường độ mạnh, mức độ nguy hiểm thậm chí còn lớn hơn cơn bão số 10 đổ bộ vào miền Trung vừa qua; dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh Khánh Hòa – Ninh Thuận trong rạng sáng mai (4-11). Tại cuộc họp Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các địa phương phải khẩn trương triển khai công tác ứng phó; người dân không được chủ quan, mà phải cảnh giác chủ động ứng phó với cơn bão mạnh này.

Ông Lê Thanh Quang phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp của ban chỉ huy PCLB – TKCN tỉnh.
Ông Lê Thanh Quang phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp của ban chỉ huy PCLB – TKCN tỉnh.
Cơn bão nguy hiểm
Sáng 3-11, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có công văn hỏa tốc về Hội nghị trực tuyến ứng phó với bão số 12 và mưa lũ sau bão.
Theo đó, hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì sẽ được tổ chức dự kiến vào 16 giờ chiều 3-11, Khánh Hòa đóng vai trò đầu cầu chủ trì.
Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu các bộ ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và lãnh đạo, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận tham gia Hội nghị trực tuyến.
Báo cáo nhanh tại cuộc họp Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, lãnh đạo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ cho biết: Hiện nay vị trí tâm bão đã vượt qua đảo Song Tử Tây, đang ở cách bờ biển Khánh Hòa - Ninh Thuận khoảng 420 - 440km về phía Đông. Dự báo những giờ tiếp theo bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km và tiếp tục mạnh lên.
Theo nhận định của Đài, thời gian bão đổ bộ vào khoảng 4 – 7 giờ sáng mai (4-11), Khánh Hòa là vùng ảnh hưởng tiếp của bão số 12. Từ chiều nay (3-11) vùng biển ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa sẽ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, đến đêm gió mạnh cấp 8-9, gần sáng và ngày mai sẽ tăng lên cấp 9-10, vùng gần bão đi qua cấp cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội. Đối với đất liền từ rạng sáng và trong ngày 4-11, trên địa bàn tỉnh sẽ có gió mạnh dần lên cấp 9-11, giật cấp 14, các khu vực sâu hơn trong đất liền có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 11.
Nhận định về mức độ nguy hiểm của cơn bão số 12 này, thiếu tướng Trương Đức Nghĩa – Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Quốc phòng nhận định: “Đây là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ trong vòng 20 năm nay. Mức độ nguy hiểm của nó tương đương, thậm chí còn lớn hơn cơn bão số 10 đã đổ bộ vào miền Trung. Một điều đáng lo là Khánh Hòa ít bị bảo đổ bộ nên tâm lý người dân rất chủ quan, ít có kinh nghiệm trong ứng phó với bão. Khánh Hòa là địa phương dễ tổn thương bởi bão lớn, nhất là cơn bão mạnh như cơn bão số 12 sắp đổ bộ tới đây”.
Quang cảnh tại cuộc họp Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh sáng 3-11
Quang cảnh tại cuộc họp Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh sáng 3-11

Một điều nguy hiểm nữa là, trong đợt bão này, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên mưa sau bão sẽ rất lớn. Dự báo mưa lớn bắt đầu từ chiều tối nay (3-11) đến hết ngày 7-11, với lượng mưa phổ biến từ 500-1.000mm. Theo nhận định của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Mưa lớn do hoàn lưu bão số 12 kết hợp với ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày tới, Khánh Hòa sẽ phải đối mặt với mưa to, lũ lớn.
Ông Lê Đức Vinh – Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo: “Chỉ một thời gian ngắn nữa, bão số 12 có cường độ mạnh, sức tàn phá lớn được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền Khánh Hòa. Vì vậy, công tác ứng phó với bão số 12 và lũ lụt sau bão phải được cả hệ thống chính trị vào cuộc một cách khẩn trương cấp bách; người dân các địa phương trong tỉnh không được chủ quan, mà phải nhận thức được đây là cơn bão hết sức nguy hiểm để chủ động ứng phó”.
Những việc cần làm ngay
Hiện, toàn tỉnh có khoảng 2.077bè nuôi trồng thủy sản, với 6.220 lao động, cụ thể: Vạn Ninh có 1.097 bè, với 3.290 lao động; Ninh Hòa có 88 bè, với 260 lao động, Nha Trang có 270 bè, với 810 lao động; Cam Ranh có 622 bè, với 1.860 lao động. Lực lượng chức năng đang phối hợp để tổ chức sơ tán người dân trên các lồng bè vào bờ tránh trú bão.
Phát biểu tại cuộc họp với Ban chỉ huy PCLB – TKCN tỉnh, thiếu tướng Trương Đức Nghĩa đề nghị: Tỉnh tập trung cao độ để chủ động ứng phó với cơn bão số 12; phát huy vai trò của lực lượng quân đội trong hỗ trợ ứng phó thiên tai; tập trung các biệp pháp đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của người dân nhất là các khu vực ven biển, vùng sạt lỡ; tăng cường tuyên truyền cho người dân biết về mức độ nguy hiểm của cơn bão này để ứng phó; duy trì sự có mặt của lãnh đạo tại những nơi xung yếu để chỉ đọa công tác PCLB –TKCN…
Để chủ động đối phó với cơn bão số 12, ông Lê Đức Vinh chỉ đạo: Ban chỉ huy PCLB-TKCN các cấp phải xuống ngay cơ sở để phối hợp với các địa phương chỉ đạo công tác ứng phó với bão; tăng cường thông tin trên báo, đài, hệ thống loa truyền thanh, xe tuyên truyền lưu động để tuyên truyền cho cho người dân biết mức độ nguy hiểm, thời gian dự kiến bão đổ bộ để người dân biết; lực lượng bộ đội biên phòng, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần rà soát lại để nắm bắt các phương tiện đang hoạt động trên biển để thông tin, hướng dẫn đến nơi tránh trú bão an toàn; cần kiểm tra hoạt động của tàu bè phục vụ du lịch, yêu cầu ngưng ngay việc đưa du khách đi lại trên biển.
Đối với các địa phương ven biển, có nuôi trồng thủy sản lồng bè, hỗ trợ người dân chằng chống đảm bảo an toàn cho lồng bè nuôi thủy sản, dứt khoát phải di dời người dân khỏi lồng bè về nơi an toàn trước 16 giờ chiều nay. Ông Lê Đức Vinh còn yêu cầu, các địa phương xác định các khu vực nguy hiểm, nhất là ven biển, nơi có nguy cơ sạt lở khi bão đến lũ về phải khẩn trương sơ tán người dân đến nơi an toàn trước 16 giờ chiều nay (3-11); thống báo đến các hộ có nhà tạm, nhà cấp 4 tiến hành chằng chống, gia cố nhà; đồng thời phải đảm bảo dự trữ đủ lương thực, nước uống cho người dân trong những ngày mưa bão. Các địa phương cần liên hệ ngay với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn để phối hợp, hỗ trợ trong việc giúp đỡ người dân phòng chống lụt bão. Riêng đối với các hồ chứa, phải đảm bảo vận hành an toàn, vừa phải cắt lũ giúp vùng hạ du khi mưa bão, nước lũ đổ về; phải xả lũ đúng phương án đã được duyệt, có thông báo trước cho chính quyền địa phương…

Ngập lụt tại phường Ninh Hiệp (thị xã Ninh Hòa) ngày 1-11 vừa qua
Ngập lụt tại phường Ninh Hiệp (thị xã Ninh Hòa) ngày 1-11 vừa qua
Theo rà soát của các địa phương tổng số người dân cần phải sơ tán khi bão đổ bộ là 133.535 người; trong đó sơ tán tại chỗ 34.818 người; sơ tán đến khu vực khác 98.717 người.

Sau khi nghe công tác ứng phó với cơn bão số 12 của các ngành, địa phương cũng như những việc cần làm ngay mà Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh triển khai, ông Lê Thanh Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa lưu ý thêm: Thực tế toàn tỉnh đã triển khai công tác phòng chống bão số 12 từ nhiều ngày qua nhưng không thể chủ quan, phải khẩn trương ứng phó với cơn bão mạnh này; vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo an toàn tính mạng của nhân dân. Ông lưu lý vấn đề an toàn tính mạng của người dân khi qua lại các ngầm, cầu tràn, các hố sâu nguy hiểm ở các dự án... Đối với lồng bè nuôi trồng thủy sản phải kiểm soát chặt chẽ an toàn tính mạng và tài sản người dân nuôi trồng thủy sản lồng bè. Ông Lê Thanh Quang còn yêu cầu các nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông tích cực nhắn tin để nhắc người dân trên địa bàn tỉnh biết về mức độ nguy hiểm của bão, có biện pháp ứng phó…


Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, hiện nay có 183 tàu cá, với 885 thuyền viên của tỉnh đang hoạt động đánh bắt ở các vùng biển, cụ thể: khu vực biển Khánh Hòa có 144 tàu, với 576 thuyền viên; khu vực biển Ninh Thuận - Bình Thuận có 33 tàu, với 264 thuyền viên; khu vực biển Trường Sa có 4 tàu, với 27 thuyền viên; khu vực biển Hoàng Sa có 2 tàu, với 18 thuyền viên. Hiện nay, các tàu cá hoạt động trên các vùng biển nắm được thông tin cơn bão số 12 trên biển Đông và có kế hoạch chủ động phòng tránh, số tàu cá còn lại đang di chuyển vào bờ để neo đậu tại bến; Riêng Cảng cá Hòn Rớ (TP. Nha Trang) có 934 tàu cá neo đậu trong đó có 72 tàu cá ngoài tỉnh.


Theo baokhanhhoa.com.vn
Cơ bão số 12 được dự báo có cường độ mạnh, mức độ nguy hiểm thậm chí còn lớn hơn cơn bão số 10 đổ bộ vào miền Trung vừa qua; dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh Khánh Hòa – Ninh Thuận trong rạng sáng mai (4-11). Tại cuộc họp Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các địa phương phải khẩn trương triển khai công tác ứng phó; người dân không được chủ quan, mà phải cảnh giác chủ động ứng phó với cơn bão mạnh này. Ông Lê Thanh Quang phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp của ban chỉ huy PCLB – TKCN tỉnh. Cơn bão nguy hiểm Sáng 3-11, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ươn

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn