Sáng 19-11, ông Lê Đức Vinh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Khánh Hòa để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn tỉnh; ứng phó với cơn bão số 9 sắp đến.
Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động ứng phó với bão số 9
Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động ứng phó với bão số 9

Sáng 19-11, ông Lê Đức Vinh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Khánh Hòa để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn tỉnh; ứng phó với cơn bão số 9 sắp đến.

Khẩn trương khắc phục hậu quả

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo PCTT-TKCN tỉnh, hoàn lưu của cơn bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đã khiến cho nhiều nơi trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được trung bình 100-260mm, riêng TP. Nha Trang lượng mưa đạt hơn 400mm khiến nhiều nơi bị ngập lụt, đặc biệt sạt lở núi ở nhiều nơi đã để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản của người dân trên địa bàn.

Người dân Tổ 2 Trường Sơn (phường Vĩnh Trường, TP. Nha Trang) khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất ngày 18-11
Người dân Tổ 2 Trường Sơn (phường Vĩnh Trường, TP. Nha Trang) khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất ngày 18-11

Đối với thiệt hại về người chỉ có địa bàn TP. Nha Trang có thiệt hại về người, đến nay ghi nhận đã có 13 người chết, 4 người vẫn đang mất tích, 11 người bị thương do sạt lở đất các xã, phường: Phước Đồng, Vĩnh Trường, Vĩnh Thọ, Vĩnh Hòa. Hiện, TP. Nha Trang và các lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp tục khắc phục khó khăn để tìm kiếm những người còn mất tích, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả của sạt lở đất, mưa lụt. Theo đại diện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, những việc cần làm ngay là phải tập trung tối đa cho việc tìm kiếm các nạn nhân mất tích; chăm lo cho các gia đình có nhà bị sập, bị thiệt hại do sạt lở đất; bên cạnh đó cần tập trung khắc phục sạt lở, hư hỏng các các công trình giao thông để đảm bảo lưu thông cho người và phương tiện.

Một vấn đề khó khăn nhất hiện nay là việc tiếp cận hiện trường các khu vực sạt lở rất khó khăn, công tác tìm kiếm cứu nạn được các lực lượng cứu hộ sử dụng sức ngoài, thậm chí dùng tay trần để đào bới đất đá chứ các phương tiện cơ giới không thể tiếp cận được các khu vực sạt lở do đường đi khó khăn, chật hẹp, bị đất đá bồi lấp… lực lượng cứu hộ vẫn đang khắc phục để sớm tìm được các nạn nhân mất tích, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sạt lở đất. Bên cạnh đó, các địa phương bị sạt lở cần tiến hành rà soát ngay những người còn mất tích để thuận lợi hơn cho công tác cứu hộ, cứu nạn.

Liên quan đến công tác khắc phục sạt lở các tuyến giao thông, ông Nguyễn Văn Dần – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết: Đối với các tuyến quốc lộ, trong ngày 18-11, tuyến quốc lộ 27C sạt lở 3 vị trí, Quốc lộ 1 A ùn tắc do ngập sâu, sạt lở ở nhiều nơi đến sáng nay (19-11) đã cơ bản khắc phục để phương tiện có thể lưu thông được. Đối với các tuyến đường do cấp tỉnh quản lý khối lượng sạt lở lên đến 11.000m3, để khắc phục phải cần kinh phí hơn 4 tỷ đồng; trong đó có nhiều tuyến đường huyết mạch vào TP. Nha Trang như: đường Phạm Văn Đồng sạt lở 2 vị trí, đường Nguyễn Tất Thành bị sạt lở nghiêm trọng ở 2 vị trí trên đèo Cù Hin (khối lượng ước tính 6.000m3)…. Từ ngày 18-11 đến sáng 19-11, các đơn vị thi công đã nỗ lực khắc phục sạt lở, các tuyến tỉnh lộ đã cơ bản lưu thông, chỉ còn khu vực sạt lở trên tuyến Nguyễn Tất Thành vẫn đang được đơn vị thi công khắc phục, dự kiến đến tối 19-11 sẽ lưu thông được 1 chiều theo hướng từ Nha Trang đi Sân bay Cam Ranh.

Chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 8, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, ông Lê Đức Vinh yêu cầu UBND TP. Nha Trang cần phải tập trung lực lượng, phương tiện để tìm kiếm số nạn nhân vẫn đang mất tích. Các đơn vị y tế trên địa bàn cần tập trung cứu chữa, chăm sóc người bị thương. Bên cạnh đó, UBND TP. Nha Trang phải khẩn trương bố trí nơi ở cho các hộ có nhà bị sập, bị thiệt hại; hỗ trợ nhu yếu phẩm, đảm bảo không để một người dân nào thiếu đói.

Phương tiện được huy động để dọn dẹp bùn đất tràn các con hẽm tại phường Vĩnh Trường
Phương tiện được huy động để dọn dẹp bùn đất tràn các con hẽm tại phường Vĩnh Trường

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa còn yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cần rà soát các hộ có nhà bị sập để kịp thời bố trí nơi ở, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân; tiếp tục khắc phục hư hỏng hạ tầng giao thông để đảm bảo lưu thông. Đối với việc khắc phục hạ tầng giao thông bị thiệt hại do mưa lũ, ông Lê Đức Vinh yêu cầu Sở Giao thông Vận tải phải khẩn trương khắc phục sạt lở trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành, chậm nhất đến tối nay (19-11) các phương tiện sẽ lưu thông được. Ông cũng lưu ý Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh phải đảm bảo an toàn cho các lực lượng tham gia cứu hộ; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất các mức hỗ trợ đối với các hộ bị thiệt hại để hỗ trợ cho người dân sớm ổn định cuộc sống.

Cần chủ động ứng phó bão số 9 sắp đến

Cũng tại cuộc họp, ông Võ Anh Kiệt – Phó Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Nam Trung Bộ thông tin: Hiện nay ở phía Đông Phillippin đang xuất hiện một vùng thấp, theo dự báo có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới rồi di chuyển vào biển Đông, trong ngày 20 và 21-11 có khả năng mạnh lên thành cơn bão số 9, đồng thời trong thời điểm ngày 21 và 22-11 có một đợt không khí lạnh tăng cường. Sự kết hợp giữa không khí lạnh và bão sẽ khiến cho diễn biến thời tiết của cơn bão rất phức tạp, khó lường, dự báo phạm vi ảnh hưởng của bão số 9 từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Hoàn lưu bão số 9 nhiều khả năng gây ra một đợt mưa rất lớn tại Khánh Hòa từ khoảng đêm 23 đến ngày 25-11.

Người dân TP. Nha Trang khắc phục hậu quả mưa lũ
Người dân TP. Nha Trang khắc phục hậu quả mưa lũ

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết trong thời gian đến, ý kiến các thành viên dự họp đều nhận định khi cơn bão số 9 ập vào gây mưa lớn, trên địa bàn tỉnh sẽ xuất hiện lũ quét, sạt lở đất, trong đó địa bàn TP. Nha Trang có nguy cơ rất cao. Ông Đào Công Thiên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý: “Diễn biến thời tiết trong những ngày tới đây sẽ rất nguy hiểm, vì vậy các địa phương phải kiên quyết di dời các hộ sinh sống ở những nơi có nguy cơ sạt lở, vùng trũng thấp để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Bên cạnh đó, cần phải cắt cử lực lượng túc trực tại các vị trí xung yếu, các cầu tràn để cảnh báo, ngăn chặn người dân không lưu thông qua những khu vực nguy hiểm”.


Chỉ đạo công tác ứng phó với tình hình thời tiết nguy hiểm trong những ngày tới, ông Lê Đức Vinh yêu cầu các địa phương phải khẩn trương, chủ động trong công tác ứng phó, bởi khả năng cơn bão số 9 sẽ có cường độ mạnh, đi vào Khánh Hòa. Các địa phương cần rà soát ngay các vị trí có nguy cơ sạt lở, kiên quyết di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm; bố trí lực lượng ở các vị trí xung yếu, các cầu tràn để đảm bảo an toàn cho người dân trong lưu thông; cần phải rà soát lại toàn bộ công tác PCTT-TKCN theo phương châm 4 tại chỗ. Riêng địa bàn TP. Nha Trang, hiện đang có rất nhiều công trình nhà cao tầng đang được xây dựng, nhiều cần cẩu lớn đang thi công ở hiện trường, ông chỉ đạo Sở Xây dựng phải làm việc ngay với các đơn vị đầu tư, nhà thầu thi công để đảm bảo công tác an toàn tại các công trình này. Đối với việc điều tiết nước tại các hồ chứa trên địa bàn, cần phải căn cứ tình hình thực tế, nếu mưa lớn thì tiến hành điều tiết lũ theo phương án đã được duyệt, trước khi điều tiết phải thông báo cho các địa phương, người dân được biết để chủ động ứng phó. Ông Lê Đức Vinh còn đề nghị các thành viên ban chỉ đạo PCTT-TKCN tỉnh về trực tiếp các địa phương để chỉ đạo công tác ứng phó.

HẢI LĂNG

Theo baokhanhhoa.com.vn

Sáng 19-11, ông Lê Đức Vinh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Khánh Hòa để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn tỉnh; ứng phó với cơn bão số 9 sắp đến. Khẩn trương khắc phục hậu quả Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo PCTT-TKCN tỉnh, hoàn lưu của cơn bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đã khiến cho nhiều nơi trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được trung bình 100-260mm, riêng TP. Nha Trang lượng mưa đạt hơn 400mm khiến nhiều nơi bị ngập lụt, đặc biệt sạt lở núi ở nhiều nơi đã để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản của người dân trên địa bàn.

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn