Từ nhiều năm nay, các thiết chế văn hóa ở cơ quan, đơn vị thuộc Sư đoàn 377, Quân chủng Phòng không-Không quân được duy trì hoạt động có nền nếp, đạt những kết quả tích cực, góp phần bổ trợ hiệu quả cho công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, pháp luật, thực sự là điểm hẹn văn hóa, sân chơi bổ ích kết nối các giá trị văn hóa, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ.

Kết nối các giá trị văn hóa ở Sư đoàn 377
Kết nối các giá trị văn hóa ở Sư đoàn 377

Chúng tôi đến Trạm Ra-đa 67, Trung đoàn 292 khi cán bộ, chiến sĩ đang tham gia Hội thi phòng Hồ Chí Minh do Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức. Ở phần thi thực hành sinh hoạt chính trị, tư tưởng, Đại úy Lê Xuân Sang, Chính trị viên Trạm Ra-đa 67 khéo léo dẫn dắt, nêu vấn đề: “Chúng ta cần làm gì để có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, đồng đội và đơn vị?”. Không khí thảo luận sôi nổi, vỡ òa trong cảm xúc khi Đại úy QNCN Hoàng Ngọc Giáo, nhân viên Báo vụ, Trạm Ra-đa 67 nghẹn ngào nói về hoàn cảnh gia đình. 

Kết nối các giá trị văn hóa ở Sư đoàn 377
Phần thi sinh hoạt chính trị, tư tưởng tại phòng Hồ Chí Minh của Trạm Ra-đa 67, Trung đoàn 292, Sư đoàn 377. 

Lắng đọng với cảm xúc từ hội thi, chúng tôi trò chuyện với Đại tá Nguyễn Minh Đức, Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 377, được anh cho biết: “Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn luôn xác định phát huy vai trò các thiết chế văn hóa phải được gắn liền với đáp ứng nhu cầu học tập, trao đổi, sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ. Làm được điều này không đơn giản, phải tiến hành bằng nhiều chủ trương, biện pháp”.

Không chỉ ở đất liền, tại Trạm Ra-đa 11, Trung đoàn 292, nơi tuyến đảo tiền tiêu của Tổ quốc, phòng Hồ Chí Minh của đơn vị được sắp đặt ngăn nắp. Trong chiếc tủ gỗ, từng loại sách, truyện được phân loại theo chủ đề và lưu trữ cẩn thận. Cuốn “Sổ tay biển, đảo Việt Nam” do Sư đoàn biên soạn được bộ đội rất yêu thích, đón nhận như một cẩm nang khẳng định chủ quyền biển, đảo quê hương. Thiếu tá Trương Duy An, Chính trị viên Trạm Ra-đa 11 cho biết: “Nắm được tâm lý anh em, chúng tôi thường xuyên liên hệ, bổ sung các đầu sách, truyện, báo, tạp chí, làm phong phú thêm tủ sách của đơn vị. Vì vậy, bộ đội nơi đây rất thích đọc sách, truyện, vừa thêm hiểu biết, đồng thời cũng là cách giải trí hữu ích, giúp vơi đi nỗi nhớ nhà, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ”.

Hiện nay, toàn Sư đoàn 377 có 27 phòng Hồ Chí Minh, 4 phòng (nhà) truyền thống và hệ thống thư viện, phòng đọc hoạt động thường xuyên, đem lại hiệu quả tích cực. Các đơn vị đều thành lập câu lạc bộ chiến sĩ phù hợp với đặc điểm, thế mạnh từng địa bàn. Hệ thống các thiết chế văn hóa ở Sư đoàn 377 được triển khai thống nhất, thường xuyên củng cố, tu sửa, bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất, tài liệu; tích cực vận động các tổ chức, đơn vị kết nghĩa tặng ấn phẩm có nội dung về văn hóa, truyền thống, tri thức khoa học phù hợp với hoạt động quân sự, lứa tuổi; tổ chức đoàn chiếu phim lưu động luân phiên ở các đơn vị... 

Thượng úy Ngô Đình Hoàng, Tổ trưởng Tổ công tác phòng Hồ Chí Minh của Tiểu đoàn 118, Trung đoàn 274, cho biết: “Đơn vị lựa chọn những đồng chí có tố chất, năng khiếu, đề nghị kiện toàn vào Tổ công tác phòng Hồ Chí Minh, các câu lạc bộ; phát huy trí tuệ tập thể nhằm tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực”. Chính vì vậy, những hoạt động được tổ chức tại các thiết chế văn hóa ở Sư đoàn 377, như: Học tập chính trị, sinh hoạt chính trị tư tưởng; trưng bày, triển lãm, giới thiệu sách; hoạt động văn hóa, văn nghệ, giao lưu, kết nghĩa; diễn đàn, tọa đàm, sinh nhật đồng đội; hoạt động tham quan, tuyên truyền, đọc sách, báo, tiếp đón khách... diễn ra bài bản, tạo ấn tượng tốt đẹp, thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ tham gia, là cơ sở làm chuyển biến rõ nét đời sống văn hóa, tinh thần cho bộ đội, góp phần xây dựng Sư đoàn vững mạnh về chính trị, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ.

Bài và ảnh: ĐÀO CÔNG LUẬN

Chúng tôi đến Trạm Ra-đa 67, Trung đoàn 292 khi cán bộ, chiến sĩ đang tham gia Hội thi phòng Hồ Chí Minh do Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức. Ở phần thi thực hành sinh hoạt chính trị, tư tưởng, Đại úy Lê Xuân Sang, Chính trị viên Trạm Ra-đa 67 khéo léo dẫn dắt, nêu vấn đề: “Chúng ta cần làm gì để có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, đồng đội và đơn vị?”. Không khí thảo luận sôi nổi, vỡ òa trong cảm xúc khi Đại úy QNCN Hoàng Ngọc Giáo, nhân viên Báo vụ, Trạm Ra-đa 67 nghẹn ngào nói về hoàn cảnh gia đình.  Phần thi sinh hoạt chính trị, tư tưởng tại p

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn