Trong khuôn khổ APEC 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và các đối tác thuộc mạng lưới giáo dục APEC EDNET phối hợp tổ chức Diễn đàn hợp tác về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong khu vực APEC.
Diễn đàn hợp tác về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Diễn đàn hợp tác về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Trong khuôn khổ APEC 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và các đối tác thuộc mạng lưới giáo dục APEC EDNET phối hợp tổ chức Diễn đàn hợp tác về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong khu vực APEC. Hội nghị nhằm chia sẻ và thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội các nền kinh tế APEC.


Diễn đàn hợp tác về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong khu vực APEC

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề như: Chiến lược giáo dục APEC; Tăng cường giáo dục xuyên biên giới; Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; Xem xét các khía cạnh công nhận văn bằng giáo dục trong khuôn khổ APEC; Kết nối các nền giáo dục đại học APEC nhằm hỗ trợ và chia sẻ công nghệ đào tạo giúp các quốc gia đang phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phía Việt Nam có 2 tham luận được trình bày tại hội nghị: Học viện Quản lý giáo dục Việt Nam về Chương trình đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong khuôn khổ hợp tác với Quỹ Temasek (Singapore) và Báo cáo của Viện khoa học giáo dục Việt Nam về Các định hướng ưu tiên của giáo dục Việt Nam giai đoạn hiện nay và các đề xuất về các hoạt động của Việt Nam trong mạng lưới giáo dục của các nền kinh tế APEC.

Việt Nam ưu tiên hàng đầu cho giáo dục


Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam luôn nhìn nhận giáo dục là nền tảng quan trọng để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, từ đó nuôi dưỡng, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo và đổi mới. Công cuộc cải cách giáo dục của Việt Nam được bắt đầu tiến hành cách đây hơn một thập kỷ”. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và đào tạo, Chính phủ Việt Nam dành ưu tiên hàng đầu cho giáo dục và đào tạo; mức đầu tư cho lĩnh vực này chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Hiện nay, cả nước có 21 triệu học sinh, sinh viên, cùng với hơn 1,2 triệu giảng viên, giáo viên trong toàn hệ thống giáo dục. Từ khi cải cách đến nay, giáo dục phổ thông đã đạt được những bước tiến đáng kể trong chất lượng đào tạo. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn được các tổ chức đánh giá giáo dục xếp thứ hạng cao, trong đó có Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) và Chương trình phân tích hệ thống giáo dục các nước sử dụng tiếng Pháp (PASEC). Việt Nam cũng đã bắt đầu thực hiện giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9. Từ năm 1994 tới năm 2016, chính phủ đã chi trên 4 triệu đô la Mỹ trong ngân sách cho hơn 30 chương trình và dự án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nước.


Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng chủ trì hội nghị

Trong lĩnh vực giáo dục đại học, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về đối mới cơ bản, toàn diện về giáo dục đại học giai đoạn 1996-2000. Năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Những đổi mới trong chính sách này đã góp phần chuyển biến sâu sắc nhận thức của các lãnh đạo, cán bộ trong hệ thống giáo dục đại học. “Lần đầu tiên tại Việt Nam, quyền tự chủ được coi là thuộc tính của giáo dục đại học. Lối tư duy bao cấp đang dần được xóa bỏ, thay vào đó, ý thức về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục ngày càng được nâng cao. Những kết quả đạt được trong đổi mới giáo dục đại học vẫn còn rất khiêm tốn nhưng từ đó có thể khẳng định Việt Nam đang đi đúng hướng", Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng bày tỏ.

Mục tiêu của giáo dục đại học đã có sự thay đổi hết sức cơ bản, từ chỗ chỉ đặt nặng việc cung cấp kiến thức chuyển sang chú trọng khơi dậy, phát triển năng lực và tính sáng tạo của từng sinh viên. Hiện tại Việt Nam có những trường đại học uy tín cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động. Nhiều trường đã xây dựng được các chương trình đào tạo tốt, được kiểm định bởi các tổ chức đánh giá giáo dục quốc tế và khu vực như Hội đồng Kiểm định kỹ thuật và công nghệ Hoa Kỳ (ABET), Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN), Ủy ban Bằng kỹ sư Pháp (CTI)... Điều đó đã góp phần làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư dành cho lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam.

Muốn nhận được sự chia sẻ của các thành viên APEC


Theo Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng, Việt Nam mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm cũng như nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thành viên APEC trong công cuộc đổi mới giáo dục của mình. Tuy nhiên, để tạo dựng các cơ hội hợp tác giáo dục, cần có những giải pháp đồng bộ mang tính hệ thống phù hợp với đặc điểm hệ thống giáo dục của mỗi nước. “Như các thành viên khác của APEC, Việt Nam hướng tới tư duy đề cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tìm ra biện pháp tối ưu nhằm đổi mới giáo dục một cách tích cực và đảm bảo sự phát triển cho mọi cá nhân”, ông Hùng bày tỏ.

Theo Bộ Giao dục và đào tạo, mặc dù hội nghị này tập trung trao đổi về chương trình hợp tác giáo dục trong khối APEC cũng như tìm ra các biện pháp, phương thức “chi phí tiết kiệm – hiệu quả tối đa” cho các chương trình đó, nhưng mọi ý kiến phát biểu và đề xuất của các đại biểu tại đây cũng sẽ gắn bó chặt chẽ và hài hòa với các sáng kiến chung mà Việt Nam đã trình bày, thảo luận trong các phiên họp tại Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục APEC tại Peru năm 2016, đặc biệt là Tuyên bố chung của Hội nghị về đảm bảo “Một nền giáo dục hòa nhập và chất lượng”.

Với tư cách là đơn vị đăng cai, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam) kêu gọi đại biểu các thành viên APEC tích cực thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm để hoàn thành mục tiêu xây dựng một nền giáo dục đảm bảo các yếu tố Năng lực học tập (Cung cấp giáo dục cá nhân, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục suốt đời); Năng lực sáng tạo (Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ và sáng tạo trong giáo dục); Năng lực tìm việc làm (Đảm bảo khả năng chuyển đổi từ nhà trường sang thích nghi với môi trường làm việc nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội”.

Theo baokhanhhoa.com.vn
Trong khuôn khổ APEC 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và các đối tác thuộc mạng lưới giáo dục APEC EDNET phối hợp tổ chức Diễn đàn hợp tác về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong khu vực APEC. Hội nghị nhằm chia sẻ và thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội các nền kinh tế APEC. Diễn đàn hợp tác về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong khu vực APEC Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề như: Chiến lược giáo dục APEC; Tăng cường giáo dục xuyên biên giới; Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; Xem xét các khía cạnh công nhận văn bằng gi&aacute

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn