Đơn vị trúng thầu đang tuyển nhân lực, mua sắm trang thiết bị và hạ tầng kỹ thuật để vận hành 8 tuyến xe buýt có trợ giá vào ngày 15-11, trong đó có 6 tuyến nội thành Nha Trang và 2 tuyến liên huyện.

Chuẩn bị vận hành các tuyến xe buýt nội thành Nha Trang
Chuẩn bị vận hành các tuyến xe buýt nội thành Nha Trang

Đơn vị trúng thầu đang tuyển nhân lực, mua sắm trang thiết bị và hạ tầng kỹ thuật để vận hành 8 tuyến xe buýt có trợ giá vào ngày 15-11, trong đó có 6 tuyến nội thành Nha Trang và 2 tuyến liên huyện.


Ngày 15-11 mở lại xe buýt ở Nha Trang


Ông Nguyễn Văn Dần - Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, sở đã hoàn thành thương thảo đàm phán và ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu 8 tuyến xe buýt có trợ giá (gồm 6 tuyến nội thành Nha Trang và 2 tuyến liên huyện) là Công ty Cổ phần Xe khách Phương Trang FUTA. Theo hợp đồng được ký kết, từ ngày 15-11, các tuyến xe buýt ở Nha Trang sẽ bắt đầu đi vào hoạt động. Hợp đồng này được ký kết trong 5 năm, thay thế cho gói thầu cũ đã hết hiệu lực. Ngoài 8 tuyến xe buýt có trợ giá còn có thêm 1 tuyến xe buýt du lịch, nhưng do ảnh hưởng của dịch nên tuyến này tạm thời chưa triển khai.

 

 Khu vực nhà chờ xe buýt trên đường 2-4 TP. Nha Trang.

Khu vực nhà chờ xe buýt trên đường 2-4 TP. Nha Trang.


Trong gói thầu lần này, doanh nghiệp tham gia đáp ứng một số điều kiện như: Huy động được 94 xe có sức chứa 60 chỗ ngồi (bao gồm số ghế ngồi và chỗ đứng), trong đó 70% là xe mới. UBND tỉnh cũng phê duyệt hồ sơ dự toán điều chỉnh (dự toán mức trợ giá - khung giá vé trần cho 8 tuyến xe buýt có trợ giá trên địa bàn tỉnh) trong 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025 với tổng số tiền hơn 109,5 tỷ đồng.


Ông Trần Trương Khôi - Giám đốc Công ty Cổ phần Xe khách Phương Trang FUTA, Chi nhánh Nha Trang cho biết, doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn trong công tác chuẩn bị, nhất là việc tuyển nhân sự với khoảng 100 tài xế và 100 nhân viên phụ lái; cùng với đó là việc xây dựng cơ sở hạ tầng bến bãi, điểm đầu cuối, phương tiện… Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn nỗ lực chuẩn bị chu đáo để đáp ứng các điều kiện, trong quá trình triển khai sẽ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tháo gỡ dần những khó khăn để đưa vào vận hành đúng thời gian quy định.


Sẽ xã hội hóa nhà chờ xe buýt

 

8 tuyến xe buýt có trợ giá bắt đầu mở tuyến hoạt động từ 5 giờ và chuyến cuối cùng trễ nhất là 19 giờ hàng ngày; thời gian giãn cách cao điểm là 10 phút/chuyến, bình thường từ 20 đến 30 phút/chuyến; tổng số điểm đỗ cho từng tuyến ít nhất 34 điểm, cao nhất 97 điểm đỗ/hành trình; số chuyến ít nhất đối với một tuyến là 60 chuyến, nhiều nhất 102 chuyến/ngày. Tổng số chuyến chạy trong ngày là 493 chuyến.

Được biết, nếu trước thời gian vận hành (ngày 15-11), địa phương cho học sinh đi học thì Sở GTVT làm việc với chủ đầu tư linh động các phương án nhằm hỗ trợ học sinh có nhu cầu đi xe buýt.

Sau khi lựa chọn được nhà đầu tư các tuyến xe buýt được trợ giá, để kịp chuẩn bị cơ sở hạ tầng (nhà chờ, biển báo…), Sở GTVT đã khảo sát, rà soát thực trạng hệ thống hạ tầng 8 tuyến xe buýt và tính toán kinh phí thực hiện hơn 4,1 tỷ đồng. Các hạng mục được thực hiện như: bổ sung hơn 180 biển báo tại các điểm dừng mới, 20 nhà chờ, thay thế hơn 200 biển báo hiện hữu, sơn hơn 150 vị trí dừng xe buýt…


Theo lãnh đạo Sở GTVT, cùng với việc hoàn tất hợp đồng với nhà đầu tư về vận hành xe buýt, cần phải hoàn thiện hạ tầng để quá trình hoạt động được thuận lợi. Năm 2019, sở đã tổ chức sửa chữa và bảo trì cơ sở hạ tầng để phục vụ xe buýt với kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc nâng cấp hạ tầng thời điểm đó mới chỉ một phần, đối với những nơi xuống cấp, chưa phủ được hết và các điểm dừng cũng ít hơn so với gói thầu mới này.


Vừa qua, ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã nghe Sở GTVT báo cáo phương án đầu tư, sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng 8 tuyến xe buýt trợ giá trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025. Sau khi nghe các phương án góp ý, ông Nguyễn Tấn Tuân cơ bản đồng ý với phương án do sở đưa ra. Tuy nhiên, đối với 20 nhà chờ xe buýt, ông giao Sở GTVT lên phương án thực hiện xã hội hóa, cho phép quảng cáo tại các nhà chờ. Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, dù xã hội hóa nhưng các vị trí đặt nhà chờ phải do Sở GTVT quyết định theo đúng quy định, quy chuẩn nhà chờ, không làm ảnh hưởng đến mỹ quan, môi trường xung quanh.  

 

8 tuyến xe buýt được Nhà nước trợ giá gồm: Bắc Hòn Ông (TP. Nha Trang) - Diên Sơn (huyện Diên Khánh); bắc Hòn Ông - trạm xe buýt Thành (huyện Diên Khánh); Bến xe phía bắc Nha Trang - Diamond Bay; Lương Sơn - trạm xe buýt Thành; Hòn Xện - Hòn Rớ 1 và Hòn Xện - Bến xe buýt Vinpearl; Bến xe phía nam Nha Trang (xã Vĩnh Trung) - chợ Lương Sơn; Bến xe phía bắc Nha Trang - thị trấn Khánh Vĩnh; trạm xe buýt Thành - bãi xe Khánh Bình.

 

THÀNH NAM






 

Đơn vị trúng thầu đang tuyển nhân lực, mua sắm trang thiết bị và hạ tầng kỹ thuật để vận hành 8 tuyến xe buýt có trợ giá vào ngày 15-11, trong đó có 6 tuyến nội thành Nha Trang và 2 tuyến liên huyện. Ngày 15-11 mở lại xe buýt ở Nha Trang Ông Nguyễn Văn Dần - Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, sở đã hoàn thành thương thảo đàm phán và ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu 8 tuyến xe buýt có trợ giá (gồm 6 tuyến nội thành Nha Trang và 2 tuyến liên huyện) là Công ty Cổ phần Xe khách Phương Trang FUTA. Theo hợp đồng được ký kết, từ ngày 15-11, các tuyến xe buýt ở Nha Trang sẽ bắt đầu đi vào hoạt động. Hợp đồng này được ký kết trong 5 năm, thay thế cho gói thầu cũ đã hết hiệu

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn