Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Khánh Hòa, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8, trong 2 ngày 17 và 18-11, trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to; tổng lượng mưa đo được từ 80 - 200mm, riêng Nha Trang lượng mưa đạt 380mm. Mưa lớn đã gây ngập lụt, sạt lở đất để lại hậu quả nặng nề, nhất là TP. Nha Trang.
Chủ động theo dõi, ứng phó với mưa lũ
Chủ động theo dõi, ứng phó với mưa lũ

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Khánh Hòa, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8, trong 2 ngày 17 và 18-11, trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to; tổng lượng mưa đo được từ 80 - 200mm, riêng Nha Trang lượng mưa đạt 380mm. Mưa lớn đã gây ngập lụt, sạt lở đất để lại hậu quả nặng nề, nhất là TP. Nha Trang.


Tại các địa phương khác như Diên Khánh, hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều bị ngập, có những địa phương ngập từ 0,5m trở lên như: Diên An, Diên Phú, Diên Toàn, Diên Bình, Diên Lạc, Diên Điền... Còn tại TP. Cam Ranh, đoạn đường dọc theo Quốc lộ 1 từ phường Cam Nghĩa đến Cam Phú ngập từ 0,4 đến 0,6m. Tại Khánh Vĩnh, Khánh Sơn các cầu tràn đều ngập sâu từ 0,4 - 0,6m, nước chảy rất xiết, không thể qua lại.

Người dân tổ 2 Trường Sơn, Vĩnh Trường khắc phục hậu quả sạt lở đất.

Người dân tổ 2 Trường Sơn, Vĩnh Trường khắc phục hậu quả sạt lở đất.


Mưa lớn cũng khiến cho các sông trên địa bàn tỉnh xuất hiện một đợt lũ. Riêng đối với các hồ chứa trên địa bàn, hiện hầu hết mực nước chỉ đạt 40 - 60%, riêng một số hồ có dung tích xấp xỉ mực nước dâng bình thường gồm các hồ: Suối Dầu đạt 89%, Suối Trầu đạt 84%, Am Chúa đạt 86%, Láng Nhớt đạt 88%, Cây Sung 89%, Tà Rục 89%. Đến 17 giờ cùng ngày, chưa có hồ chứa nào tiến hành xả điều tiết.


Tính đến 18 giờ ngày 18-11, toàn tỉnh có 13 người chết, 4 người mất tích, hơn 20 người bị thương do lũ quét, sạt lở đất tại các địa phương gồm: Vĩnh Trường, Vĩnh Thọ, Vĩnh Hòa và Phước Đồng (TP. Nha Trang). Hiện nay, các lực lượng: quân sự, công an và dân quân xung kích của các địa phương vẫn đang tiếp tục tìm kiếm người mất tích tại các khu vực sạt lở, nhà sập. Các địa phương khác trong tỉnh chưa ghi nhận có thiệt hại về người. Riêng thiệt hại về tài sản, đến 18 giờ cùng ngày chưa có thống kê cụ thể từ các địa phương.


Để chủ động ứng phó với diễn biến áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 8), UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã chỉ đạo việc thông báo và thông tin thường xuyên về tình hình diễn biến của mưa lũ các địa phương và đơn vị liên quan để chủ động triển khai công tác ứng phó, tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ. Thường trực UBND tỉnh và các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã trực tiếp về các địa phương để chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ; tổ chức kiểm tra các công trình hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo đơn vị quản lý hồ chứa thực hiện vận hành xả lũ hợp lý.


Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức, bố trí lực lượng chốt chặn không cho nhân dân qua lại tại các đoạn đường ngập lụt, các cầu tràn, ngầm và các vùng sạt lở nguy hiểm; tổ chức sơ tán dân tại các khu vực trũng, ngập lụt. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị thi công trên địa bàn tổ chức kiểm tra, rà soát các công trình đang thi công, lập rào chắn và cắm biển báo tại các vị trí hố móng công trình bị ngập nước do ảnh hưởng mưa lũ gây nguy hiểm đến tính mạng người dân. Các đơn vị quản lý các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện đang tổ chức trực 24/24 giờ, kiểm tra các hồ chứa nước, chủ động điều tiết nước hồ đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du; vận hành theo đúng quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt.


NHÓM PV



Sáng 18-11, ông Lê Đức Vinh - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã đi kiểm tra thực địa và trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lớn, sạt lở tại các địa phương ở Nha Trang. Ông Lê Đức Vinh đề nghị các lực lượng: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng, cùng các lực lượng chức năng tập trung tối đa phương tiện, lực lượng khẩn trương tìm kiếm, ứng cứu các nạn nhân, tổ chức cấp cứu kịp thời để giảm tối đa tổn thất về người; khẩn trương thăm hỏi, động viên, trợ giúp các gia đình bị nạn. Hiện nay, thời tiết còn diễn biến phức tạp, dự báo tiếp tục có mưa lớn, vì vậy, Ông Lê Đức Vinh yêu cầu TP. Nha Trang bố trí, sắp xếp nơi ở tạm thời cho người dân đã sơ tán; tiếp tục rà soát các khu vực xung yếu, có nguy cơ sạt lở, tiếp tục thực hiện việc sơ tán, di dời người dân đến vị trí an toàn. Đặc biệt, tại xã Phước Đồng, không để người dân ở lại tại khu vực nguy hiểm. Việc sơ tán, di dời người dân phải xong trước 16 giờ ngày 18-11.

Theo baokhanhhoa.com.vn

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Khánh Hòa, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8, trong 2 ngày 17 và 18-11, trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to; tổng lượng mưa đo được từ 80 - 200mm, riêng Nha Trang lượng mưa đạt 380mm. Mưa lớn đã gây ngập lụt, sạt lở đất để lại hậu quả nặng nề, nhất là TP. Nha Trang. Tại các địa phương khác như Diên Khánh, hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều bị ngập, có những địa phương ngập từ 0,5m trở lên như: Diên An, Diên Phú, Diên Toàn, Diên Bình, Diên Lạc, Diên Điền... Còn tại TP. Cam Ranh, đoạn đường dọc theo Quốc lộ 1 từ phường Cam Nghĩa đến Cam Phú ngập từ 0,4 đến 0,6m. Tại Khánh Vĩnh, Khánh Sơn các cầu tràn đều ngập

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn