Chiều 19-12, ông Lê Đình Hải – Chủ tịch UBND huyện Trường Sa cho biết, mặc dù công tác chuẩn bị ứng phó cơn bão số 9 được chủ động triển khai tốt, nhưng do cường độ bão quá mạnh và đổ bộ trực tiếp nên gây nhiều thiệt hại trên các đảo của huyện. Song rất may, quân và dân trên các đảo cũng như ngư dân vào tránh trú bão đều bảo đảm an toàn.

Bão số 9 gây nhiều thiệt hại trên các đảo ở Trường Sa
Bão số 9 gây nhiều thiệt hại trên các đảo ở Trường Sa

Chiều 19-12, ông Lê Đình Hải – Chủ tịch UBND huyện Trường Sa cho biết, mặc dù công tác chuẩn bị ứng phó cơn bão số 9 được chủ động triển khai tốt, nhưng do cường độ bão quá mạnh và đổ bộ trực tiếp nên gây nhiều thiệt hại trên các đảo của huyện. Song rất may, quân và dân trên các đảo cũng như ngư dân vào tránh trú bão đều bảo đảm an toàn.

 

Cây xanh trên đảo Song Tử Tây bị gãy đổ.
Cây xanh trên đảo Song Tử Tây bị gãy đổ.

 

Riêng tại đảo Song Tử Tây, ngay từ 3 giờ sáng 18-12, gió bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 11. Đến 10 giờ sáng gió bão cấp 11, giật cấp 12, sóng biển cao từ 4 đến 6 mét, biển động dữ dội. Đỉnh điểm của bão là từ 12 giờ 30 đến 14 giờ 30 ngày 18-12, gió bão cấp 14, cấp 15, giật trên cấp 16, sóng biển cao từ 7 đến 9 mét, biển động dữ dội. Đến 15 giờ ngày 18-12, sơ bộ thiệt hại trên đảo: Tốc mái trên 500m2 ngói, hỏng 15 tấm pin năng lượng mặt trời, tốc mái trên 400m2 vườn và sập 1 vườn tăng gia, khoảng 90% cây cối trên đảo bị gãy đổ. Đến 16 giờ 10, hoàn lưu bão lại mạnh dần trở lại, gió cấp 13, cấp 14, giật trên cấp 15. Đến 18 giờ 30, gió bão giảm xuống cấp 9, cấp 10. 

 

Tại đảo Sinh Tồn, sáng 19-12, cán bộ chiến sĩ của đảo đã hỗ trợ một số nhu yếu phẩm và tặng Cờ Tổ quốc cho ngư dân trước khi các tàu cá rời đảo để tiếp tục vươn khơi đánh bắt hải sản ở ngư trường Trường Sa.

 

Cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn tặng quà cho ngư dân.
Cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn tặng quà cho ngư dân.

 

Trước đó, từ ngày 17-12, có 47 tàu cá và 588 ngư dân đã vào âu tàu của đảo để tránh trú bão số 9. Cán bộ, chiến sĩ của đảo đã phối hợp với nhân viên âu tàu hướng dẫn, giúp đỡ ngư dân chằng buộc trang thiết bị, ngư cụ chắc chắn, bảo đảm an toàn; hỗ trợ cho bà con ngư dân một số nhu yếu phẩm và 10m3 nước ngọt. Cán bộ, chiến sĩ của đảo đã chuẩn bị tốt nơi ăn, nghỉ ngơi cho ngư dân, di dời ngư dân lên đảo để bảo đảm an toàn. Quân y duy trì kíp trực, sẵn sàng khám và chữa bệnh cho ngư dân.

 

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các tàu vào neo đậu, tránh trú bão số 9, các lực lượng của đảo thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19.

 

THẾ ANH

 

Chiều 19-12, ông Lê Đình Hải – Chủ tịch UBND huyện Trường Sa cho biết, mặc dù công tác chuẩn bị ứng phó cơn bão số 9 được chủ động triển khai tốt, nhưng do cường độ bão quá mạnh và đổ bộ trực tiếp nên gây nhiều thiệt hại trên các đảo của huyện. Song rất may, quân và dân trên các đảo cũng như ngư dân vào tránh trú bão đều bảo đảm an toàn.   Cây xanh trên đảo Song Tử Tây bị gãy đổ.   Riêng tại đảo Song Tử Tây, ngay từ 3 giờ sáng 18-12, gió bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 11. Đến 10 giờ sáng gió bão cấp 11, giật cấp 12, sóng biển cao từ 4 đến 6 mét, biển động dữ dội. Đỉnh điểm của bão là từ 12 giờ 30 đến 14 giờ 30 ngày 18-12, gió bão cấp 14, c

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn