Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã góp phần tạo nên một khu vực kinh tế thịnh vượng, năng động nhất thế giới về đầu tư và thương mại. Hiện tai, APEC vẫn kiên trì với mục tiêu xây dựng khu vực thương mại tự do vào năm 2020.
APEC: Hướng đến sự phát triển thịnh vượng
APEC: Hướng đến sự phát triển thịnh vượng
Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã góp phần tạo nên một khu vực kinh tế thịnh vượng, năng động nhất thế giới về đầu tư và thương mại. Hiện tai, APEC vẫn kiên trì với mục tiêu xây dựng khu vực thương mại tự do vào năm 2020.



Hội thảo về hiện thực hóa Hiệp định thương mại tư do khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Khu vực năng động nhất thế giới về đầu tư và thương mại

Theo Ban thư ký APEC 2017, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) hiện nay có 21 nền kinh tế, chiếm 50% dân số thế giới, 60% thương mại thế giới, 65% GDP thế giới. APEC 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực tuy có chuyển biến tích cực, nhưng chưa đạt được mức trước khủng hoảng, chưa có sức bật mới. Trong phiên họp toàn thể đầu tiên Ủy ban Kinh tế APEC tại APEC 2017, Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC (PSU) cho biết, tăng trưởng APEC năm 2016 khoảng 3,3%, cao hơn mức 3,1% của thế giới, dù thấp hơn con số 3,5% của năm 2015. Theo nhận định của PSU, từ nay đến năm 2019 kinh tế của APEC sẽ tăng nhẹ và ngày càng ổn định. APEC cũng tiếp tục dẫn đầu thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Sau 28 năm thành lập, APEC đã vươn lên trở thành cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu ở châu Á - Thái Bình Dương. Đề cập đóng góp của APEC, TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, thành viên Ban Thư ký APEC 2017 đánh giá: Với APEC, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã trở thành khu vực năng động nhất thế giới về thương mại và đầu tư. Đồng thời, Diễn dàn APEC là chất xúc tác cho ra đời rất nhiều hiệp định thương mại, hiệp định thương mại tự do, góp phần nâng cao năng lực cải cách kinh tế và hội nhập khu vực. So với cách đây 10-15 năm ó thể thấy độ mở cửa của các nền kinh tế APEC cao hơn rất nhiều, các “hàng rào” đối với thương mại, thủ tục hải quan, đầu tư và dịch vụ giảm đi rất đáng kể. APEC cũng là vườn ươm cho những sáng kiến, cho những ý tưởng về liên kết hội nhập gắn với phát triển.

"APEC đóng góp rất lớn đối với sự phát triển và tác động toàn diện, chứ không chỉ thương mại và đầu tư. Khi mối quan hệ kinh tế được tăng cường, các quan chức và nhà lãnh đạo gặp nhau là cơ hội mở rộng hợp tác, trong đó ổn định về an ninh là điều kiện cần thiết cho sự phát triển và thịnh vượng”, TS Võ Trí Thành nhận định.


Đại biểu trao đổi bên lề hội nghị

Kiên trì mục tiêu xây dựng khu vực thương mại tự do

Tại APEC 2017, các đại biểu đã dành nhiều thời gian để bàn thảo về triển vọng thực hiện khu vực thương mại tư do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP, hoàn thành các Mục tiêu Bogor (1994). Ủy ban Thương mại và đầu tư AEC đã trao đổi các nội dung về hợp tác và phát triển chuỗi cung ứng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tham gia thị trường quốc tế, tăng trưởng xanh và hàng hoá, dịch vụ môi trường, dịch vụ, đầu tư...

Mục tiêu Bogor xác định APEC sẽ trở thành một khu vực tự do và mở cửa về thương mại và đầu tư vào năm 2010 đối với các nước phát triển và năm 2020 đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, bối cảnh thế giới hiện nay có nhiều thách thức gây trở ngại cho tiến trình hoàn thành Mục tiêu Bogor như phục hồi kinh tế thế giới khó khăn, thương mại tăng trưởng giảm sút, chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy, biến đổi khí hậu... Do vậy, APEC phải tăng cường hợp tác để có tăng trưởng xanh, thân thiện với môi trường hơn, chất lượng hơn, sáng tạo hơn. “Việc liên kết hội nhập APEC phải làm mạnh và đầy đủ hơn, đấy là vấn đề cải cách. Cách thức mở cửa, xoá rào cản thương mại đầu tư cần thích hợp hơn, thích ứng với những biến đổi, tiêu chuẩn mới, đồng thời phải tính đến những vấn đề về hợp tác, tiêu chuẩn kết nối...”, TS Võ Trí Thành bày tỏ.

Trao đổi bên lề hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã diễn ra ở rất nhiều nước phát triển, điều này sẽ tác động không nhỏ đến các nền kinh tế APEC. Ở thời điểm khó khăn này, đòi hỏi APEC phải có cách thức hợp tác mới để hoàn thành mục tiêu Bogor, cũng như đáp ứng việc phát triển bền vững trước những thách thức như: già hoá dân số và đô thị, dịch chuyển dân cư, cách mạng công nghệ, biến đổi khí hậu.

Các đại biểu cho rằng, chìa khoá để thúc đẩy tiến trình liên kết hội nhập, tự do hoá thương mại và đầu tư khu vực APEC đó là xây dựng lòng tin, sự đồng thuận giữa các thành viên APEC. “Liên kết hội nhập, tự do hoá thương mại và đầu tư đem lại thành tựu quan trọng cho APEC. Tuy nhiên, để làm được những điều này cần có lòng tin, ý chí chính trị sắt đá và sự liên kết chặt chẽ”, ông Thành bày tỏ.

Theo baokhanhhoa.com.vn
Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã góp phần tạo nên một khu vực kinh tế thịnh vượng, năng động nhất thế giới về đầu tư và thương mại. Hiện tai, APEC vẫn kiên trì với mục tiêu xây dựng khu vực thương mại tự do vào năm 2020. Hội thảo về hiện thực hóa Hiệp định thương mại tư do khu vực châu Á – Thái Bình Dương Khu vực năng động nhất thế giới về đầu tư và thương mại Theo Ban thư ký APEC 2017, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) hiện nay có 21 nền kinh tế, chiếm 50% dân số thế giới, 60% thương mại thế giới, 65% GDP thế giới. APEC 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực tuy có chuyển biến tích cực, nhưng chưa đạt được mức trước khủng hoảng, chưa có sức bật mới. Trong phi&ecirc

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn