Năm 2022, Bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa khi thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình hành động số 30/CTr/TU thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Tỉnh ủy Khánh Hòa; các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa lần thứ V; định hướng của Hội đồng thành viên… Agribank Khánh Hòa đã tạo được sự chuyển biến tích cực và tăng trưởng tốt trong nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà ngày càng đi vào chiều sâu và đạt kết quả theo đúng kế hoạch đề ra.

Agribank Khánh Hòa triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn
Agribank Khánh Hòa triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn

Với sự lãnh đạo sâu sát của Đảng ủy, sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Chi nhánh và nỗ lực quyết tâm của tập thể cán bộ đảng viên, người lao động, Agribank Khánh Hoà luôn khẳng định vai trò tiên phong, chủ lực trong việc thực hiện chính sách “Tam nông” theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, cung ứng nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách như: Cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo QĐ 68/2013/QĐ-TTg; Cho vay khuyến khích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo QĐ 30/NQQ-CP; Cho vay chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67/NĐ-CP. Thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank Khánh Hòa đã triển khai tích cực và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, cá nhân đối với lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi, tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông nghiệp và tiêu dùng hộ gia đình, cá nhân khu vực nông thôn.

Kết quả đến 30/11/2022, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 8.917 tỷ đồng, so đầu năm tăng 5,7%; chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát tốt, ổn định; các tỷ lệ an toàn đảm bảo theo quy định. Trong đó, dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn đạt 5.585 tỷ đồng, chiếm 63% tổng dư nợ của toàn Chi nhánh. Dư nợ cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP đạt 5.130 tỷ đồng, với 16.734 khách, chiếm tỷ lệ 92% dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn.

             Để đạt được kết quả trên, Đảng ủy, Ban Giám đốc Chi nhánh đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: Tập trung vốn tín dụng theo thế mạnh từng địa phương và nâng mức đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nhờ vậy đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho bà con đầu tư mở rộng sản xuất. Một số vùng chuyên canh cây trồng, nuôi trồng thủy sản đã được Agribank Khánh Hòa chú trọng đầu tư phát triển mở rộng, cụ thể đến 30/11/2022 có 280 hecta trồng bưởi da xanh tại Khánh Vĩnh với dư nợ cho vay 44,3 tỷ đồng; gần 418 hecta trồng sầu riêng tại Khánh Sơn với dư nợ 83,5 tỷ đồng; hơn 88.130 lồng bè nuôi tôm hùm tại Cam Ranh, Vạn Ninh với tổng dư nợ gần 478 tỷ đồng...Qua đó góp phần đáng kể giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương. Chi nhánh đồng thời áp dụng lãi suất cho vay các đối tượng ưu tiên theo Thông tư 39 đối với các đối tượng khách hàng vay vốn nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55; Triển khai đề án phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp nông thôn qua việc miễn phí phát hành Thẻ ATM, cấp hạn mức thấu chi lên đến 30 triệu đồng, và triển khai mới chương trình phát hành Thẻ tín dụng nội địa Lộc Việt… tăng kênh thanh toán không dùng tiền mặt địa bàn nông thôn, góp phần hạn chế tín dụng đen. Mặt khác, tích cực phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ các cấp nhằm đẩy mạnh công tác cho vay qua tổ vay vốn trên địa bàn nông thôn; Hiện toàn tỉnh có gần 11.280 khách hàng vay qua tổ với tổng dư nợ hơn 1.000 tỷ đồng và 1.047 tổ vay vốn đang hoạt động. Duy trì, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại huyện Cam Lâm, phục vụ cho địa bàn nông thôn xa trung tâm. Từ đầu năm đến nay Agribank huyện Cam Lâm đã tổ chức 85 phiên giao dịch bằng Xe ô tô lưu động, phục vụ hơn 1.660 lượt khách hàng giao dịch; trong đó có 98 khách hàng gửi vốn và 244 khách hàng vay vốn với số tiền cho vay hơn 38 tỷ đồng, 256 khách hàng đăng ký mở thẻ và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử… Từ đó, mở ra một kênh giao dịch mới, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vùng xa tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

 

Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, trong nhiều năm qua Agribank Khánh Hòa luôn quan tâm và triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội, qua đó chia sẻ với những người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh. Riêng trong năm 2022, dù vẫn còn bị ảnh hưởng nhiều bởi hậu quả của dịch bệnh Covid-19 nhưng Chi nhánh đã vận động đảng viên, đoàn viên, người lao động ủng hộ quỹ xã hội, từ thiện và thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội với tổng kinh phí hơn 2,5 tỷ đồng. Trong đó, Chi nhánh đặc biệt quan tâm và luôn đồng hành cùng ngành giáo dục của tỉnh nhà thông qua việc phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố cùng với các Trường học để tổ chức nhiều chương trình an sinh xã hội tài trợ cho giáo dục (trao tặng học bổng “Agribank thắp sáng tương lai xanh”, xe đạp, sách vở…) với tổng giá trị hơn 520 triệu đồng.

             Trong thời gian tới, Agribank Khánh Hoà vẫn tiếp tục mục tiêu tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình hoạt động. Chú trọng đầu tư phát triển tín dụng cho các ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hướng đến xuất khẩu, công nghiệp chế biến, chú trọng đầu tư cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư diêm nghiệp, mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nông thôn. Tiếp tục phối hợp tốt với các cấp Hội để phát huy thế mạnh hoạt động cho vay qua tổ vay vốn, qua điểm giao dịch lưu động, cung ứng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích nhất là các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại địa bàn nông nghiệp nông thôn.

                                                                                                 A.T

Với sự lãnh đạo sâu sát của Đảng ủy, sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Chi nhánh và nỗ lực quyết tâm của tập thể cán bộ đảng viên, người lao động, Agribank Khánh Hoà luôn khẳng định vai trò tiên phong, chủ lực trong việc thực hiện chính sách “Tam nông” theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, cung ứng nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách như: Cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo QĐ 68/2013/QĐ-TTg; Cho vay khuyến khích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo QĐ 30/NQQ-CP; Cho vay chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67/NĐ-CP. Thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ

Tin khác cùng chủ đề

Hướng dẫn hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1-1
Về đích thu ngân sách
10 sự kiện nổi bật năm 2021
Ước vọng đầu năm
Thư chúc mừng năm mới 2022 - xuân Nhâm Dần của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Đón khách du lịch từ Kazakhstan đến Khánh Hòa trong ngày đầu năm 2023

Gửi bình luận của bạn