Việt Nam tự hào là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc

Là bạn và đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam mong muốn xây dựng quan hệ chặt chẽ và đa dạng với các nước trên thế giới và đóng vai trò tích cực trên trường quốc tế, đặc biệt là tại Liên hợp quốc.
Việt Nam tự hào là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc
Việt Nam tự hào là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc

Là bạn và đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam mong muốn xây dựng quan hệ chặt chẽ và đa dạng với các nước trên thế giới và đóng vai trò tích cực trên trường quốc tế, đặc biệt là tại Liên hợp quốc.

Cán bộ, chiến sỹ, nhân viên Bệnh viện dã chiến 2 số 1, trước ngày lên đường
tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan.
Tháng 12 năm 2009, Việt Nam đã quyết định chính thức ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng 6 năm 2019 trong khuôn khổ Khoá họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York.

Quyết định này bắt nguồn từ đường lối đối ngoại của Việt Nam – hòa bình, độc lập, tự chủ, tôn trọng và cam kết mạnh mẽ đối với các nguyên tắc và mục tiêu cao cả của Liên hợp quốc. Việt Nam cũng mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc đề cao luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, thúc đẩy vai trò của Liên hợp quốc và các thể chế đa phương, đặc biệt trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Tháng 5/2018, Việt Nam đã được Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương đồng thuận thông qua là ứng cử viên duy nhất của Nhóm cho cương vị quan trọng này. Việt Nam nhất quán theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Là bạn và đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam mong muốn xây dựng quan hệ chặt chẽ và đa dạng với các nước trên thế giới và đóng vai trò tích cực trên trường quốc tế, đặc biệt là tại Liên hợp quốc.

Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương ở cấp độ toàn cầu, khu vực và liên khu vực. Hợp tác đa phương có thể có những đóng góp to lớn cho những giải pháp toàn cầu, hiệu quả và bền vững mà những thách thức toàn cầu hiện nay đang cần đến.

Việt Nam là một thành viên tích cực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nỗ lực đóng góp cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác, qua đó đóng góp vào việc bảo đảm hòa bình và ổn định, thịnh vượng và phát triển bền vững của khu vực và thế giới Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác phát triển và điều phối các nỗ lực chung nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu. Để có thể thực hiện hiệu quả vai trò này, Liên hợp quốc cần được cải tổ theo hướng nâng cao hiệu quả, tính dân chủ, minh bạch.

Việt Nam ủng hộ các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nguyên tác bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, không đe đọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của một quốc gia và giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình.

Việt Nam tự hào là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc. Trong bốn thập kỷ tham gia Liên hợp quốc, Việt Nam luôn cam kết mạnh mẽ với các mục tiêu cao cả của Tổ chức - xây dựng một thế giới hòa bình, an ninh và phát triển. Việt Nam đã dành mọi nỗ lực để đề cao Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia, bảo đảm hòa bình và thúc đẩy phát triển cho tất cả mọi người. Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác với tất cả các nước và các đối tác nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng này của Liên hợp quốc.

Việt Nam đã tham gia nhiều cơ quan hoạch định chính sách quan trọng của Liên hợp quốc như Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009, Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Hội đồng Kinh tế-xã hội nhiệm kỳ 2016-2018, Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2013-2017.

Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ hợp tác đa phương, với Liên hợp quốc là trung tâm, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, xây dựng các xã hội bao trùm và bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Việt Nam hiện là thành viên của hầu hết các điều ước quốc tế chủ chốt về quyền con người và đang nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Trên cơ sở những thành công của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới và thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Việt Nam cam kết đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, đặc biệt là xóa nghèo, bình đẳng giới, giáo dục chất lượng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi tốt hơn cho tất cả mọi người, tăng trưởng bao trùm và giảm bất bình đẳng.

Đi đầu triển khai sáng kiến “Thống nhất hành động” là đóng góp thực chất của Việt Nam cho các nỗ lực của Liên hợp quốc nhằm tái định vị hệ thống phát triển của Tổ chức ở cấp độ quốc gia nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả.

Trong suốt nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an 2008-2009, Việt Nam đã đóng vai trò tích cực và xây dựng tại các cuộc họp, trong tham vấn và xem xét các quyết định trên nhiều vấn đề liên quan đến xung đột tại các khu vực tái thiết hậu xung đột, khủng bố quốc tế, kiểm điểm các biện pháp trừng phạt, các hoạt động gìn giữ hòa bình và nâng cao tính minh bạch của Hội đồng Bảo an. Có thể kể đến một số đóng góp nổi bật của Việt Nam như: việc thông qua Nghị quyết 1889, khi Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an, về Phụ nữ, hòa bình và an ninh với nội dung tập trung đề cập nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái trong hoàn cảnh hậu xung đột và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong mọi giai đoạn của các tiến trình hòa bình; và sáng kiến tổ chức tham vấn rộng rãi với các thành viên Liên hợp quốc ngoài hội đồng Bảo an về Báo cáo hàng năm của Hội đồng Bảo an trước Đại hội đồng.

Việt Nam những muốn thúc đẩy sự tương tác chặt chẽ hơn của các tổ chức khu vực với Liên hợp quốc. Là một thành viên ASEAN, Việt Nam đang cùng các nước ASEAN và các đối tác xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh và gắn kết, đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên toàn thế giới.

Việt Nam là thành viên của hầu hết các điều ước quốc tế chủ chốt về giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân. Từ năm 2014, Việt Nam đã cử sĩ quan tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Xu-đăng và Cộng hòa Trung Phi.../.

Mạnh Hùng
Theo dangcongsan.vn
Là bạn và đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam mong muốn xây dựng quan hệ chặt chẽ và đa dạng với các nước trên thế giới và đóng vai trò tích cực trên trường quốc tế, đặc biệt là tại Liên hợp quốc. Cán bộ, chiến sỹ, nhân viên Bệnh viện dã chiến 2 số 1, trước ngày lên đường tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Tháng 12 năm 2009, Việt Nam đã quyết định chính thức ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng 6 năm 2019 trong khuôn khổ Khoá họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York. Quyết định này bắt nguồn từ đường lối đối ngoại của Vi

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn

Chung nhan Tin Nhiem Mang