Việt Nam ở thế thuận lợi để “đóng vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế”

Trong một bài viết mới đây, tờ The Diplomat cho rằng, sau những thành công gặt hái được trong công cuộc ứng phó với đại dịch, Việt Nam đang ở thế thuận lợi để “đóng vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế”.
Việt Nam ở thế thuận lợi để “đóng vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế”
Việt Nam ở thế thuận lợi để “đóng vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế”

Trong một bài viết mới đây, tờ The Diplomat cho rằng, sau những thành công gặt hái được trong công cuộc ứng phó với đại dịch, Việt Nam đang ở thế thuận lợi để “đóng vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế”.

“Một hình mẫu về quản trị”

Theo The Diplomat, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia ứng phó hiệu quả nhất với đại dịch Covid-19 nhờ “cách phản ứng ấn tượng”. Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với các nước láng giềng và được dự báo sẽ phục hồi nhanh chóng sau đại dịch. Về phương diện này, Việt Nam chính là “một hình mẫu về quản trị”. Trong khi đó, trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) 2020-2021, Việt Nam đã chủ trì đề xuất, thúc đẩy để Đại hội đồng LHQ nhất trí chọn ngày 27-12 hằng năm là Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh. Đây là một ví dụ điển hình về cách Việt Nam trở thành một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việc tham gia ngày càng nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong những năm gần đây cũng cho thấy Việt Nam mong muốn hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. “Những thành tựu trên tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam đóng góp nhiều hơn vào công cuộc quản lý thế giới sau đại dịch. Nếu nắm bắt cơ hội này, Việt Nam vừa có thể nâng cao hình ảnh quốc tế, vừa có thể đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề của thế giới”, The Diplomat khẳng định.

Việt Nam ở thế thuận lợi để “đóng vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế”
Trên cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ tháng 4-2021, Việt Nam tổ chức Phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng của HĐBA LHQ về chủ đề “Khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hòa bình bền vững: Tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn” dưới hình thức kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp ngày 8-4 vừa qua. Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam

Trong bối cảnh Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định Việt Nam sẽ tiếp tục là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tờ The Diplomat cho rằng Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc “trở nên chủ động hơn trong quản trị toàn cầu” bởi việc này sẽ giúp đất nước giảm bớt tác động từ các thách thức lớn của toàn cầu. Đại hội XIII đã cho thấy Việt Nam quan tâm sâu sắc đến hàng loạt các thách thức, trong đó có biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Trên thực tế, do vị trí địa lý nên Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Tình trạng hạn hán, lũ lụt ngày càng nghiêm trọng cùng với số lượng các cơn bão ngày càng tăng đang đe dọa tính mạng của nhiều người dân Việt Nam. “Bất chấp các nỗ lực, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hệ lụy nghiêm trọng từ những vấn đề kể trên. Một trong những biện pháp khả thi nhất để Việt Nam trở nên kiên cường hơn trước những mối đe dọa như vậy là tham gia nhiều hơn vào các hoạt động quản trị khu vực và toàn cầu. Tích cực, chủ động tham gia ứng phó các mối đe dọa toàn cầu, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội học hỏi từ các nước phát triển khác cũng như nhận được sự hỗ trợ của họ”, The Diplomat nhấn mạnh.

“Sự nổi lên của Việt Nam”

Theo The Diplomat, Việt Nam hiện là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn-vốn là “công cụ không thể thiếu” để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Những năm gần đây, Việt Nam ghi nhiều dấu ấn tại các tổ chức này, đặc biệt là tại ASEAN và LHQ. Việt Nam đã củng cố vị thế quốc tế của mình khi đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 trong bối cảnh khó khăn của đại dịch. Cùng với đó, sự tham gia tích cực tại LHQ, đặc biệt trong lĩnh vực Gìn giữ hòa bình là minh chứng rõ ràng về “sự nổi lên của Việt Nam”. “Trở thành thành viên tích cực của các tổ chức này cũng đồng nghĩa Việt Nam có thể giúp tái định hình hệ thống quản trị hiện đang bị đe dọa theo nhiều cách khác nhau... Phát huy những thành công gần đây sẽ tạo nền móng để Việt Nam đóng góp thực chất hơn vào quản trị toàn cầu”, tờ The Diplomat khẳng định.

Tuy kiểm soát dịch Covid-19 tương đối tốt, nhưng Việt Nam cũng chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch. Vì vậy, theo The Diplomat, điều quan trọng là Việt Nam cần tối ưu hóa các nguồn lực, bảo đảm đất nước nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường cả về kinh tế lẫn xã hội. Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 từ tháng 3 vừa qua, với kỳ vọng sẽ kiểm soát hoàn toàn đại dịch. “Khi hoàn toàn miễn nhiễm với dịch Covid-19, Việt Nam có thể có nguồn lực để chủ động trong các hoạt động quản trị ở cả cấp độ trong nước và toàn cầu... Xét tới những gì đã đạt được cho đến nay, Việt Nam có thể trở nên tự tin hơn, được nể phục hơn trên trường quốc tế”, The Diplomat nhận xét.

HOÀNG VŨ

Theo https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/viet-nam-o-the-thuan-loi-de-dong-vai-tro-tich-cuc-hon-tren-truong-quoc-te-657051

Trong một bài viết mới đây, tờ The Diplomat cho rằng, sau những thành công gặt hái được trong công cuộc ứng phó với đại dịch, Việt Nam đang ở thế thuận lợi để “đóng vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế”. “Một hình mẫu về quản trị” Theo The Diplomat, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia ứng phó hiệu quả nhất với đại dịch Covid-19 nhờ “cách phản ứng ấn tượng”. Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với các nước láng giềng và được dự báo sẽ phục hồi nhanh chóng sau đại dịch. Về phương diện này, Việt Nam chính là “một hình mẫu về quản trị”. Trong khi đó, trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) 2020-2021, Việt Nam đã chủ

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn

Chung nhan Tin Nhiem Mang