Chiều 15-6, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH), Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ ký Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết các hình thức giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam ký Nghị quyết liên tịch
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam ký Nghị quyết liên tịch


Chiều 15-6, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH), Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ ký Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết các hình thức giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cùng các đồng chí Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch QH, Ủy viên Thường vụ QH, thành viên Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, các đồng chí: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tham gia ký Nghị quyết nói trên.

Tại buổi lễ, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam báo cáo về quá trình chuẩn bị và những nội dung quan trọng của Nghị quyết liên lịch quy định chi tiết các hình thức giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam. Nghị quyết cụ thể hóa các Điều 27 và Điều 34 của Luật MTTQ Việt Nam đã được QH thông qua ngày 9-6-2015 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2016.

“Đây là văn bản pháp luật, có giá trị pháp lý quan trọng, góp phần tiếp tục cụ thể về cơ chế đối với hình thức giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội”, đồng chí nêu rõ.

Nghị quyết liên tịch là văn bản hướng dẫn quan trọng, một mặt phải bám sát giới hạn phạm vi Luật quy định chi tiết về hình thức giám sát, phản biện xã hội, một mặt phải thực hiện cho được yêu cầu thực tiễn đặt ra là phải có quy định cụ thể, chi tiết về quy trình thực hiện các hình thức giám sát, phản biện xã hội bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện, đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đồng chí cho biết: Thực hiện quy định của Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và quy định của Đảng tại Quyết định số 217 của Bộ Chính trị về giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, thời gian qua hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam đã được triển khai chủ động, tích cực, đồng bộ, từng bước mang lại hiệu quả rõ rệt. Qua giám sát, phản biện xã hội, trên cơ sở nắm bắt được những yêu cầu của xã hội, những bức xúc và những vấn đề mà đông đảo nhân dân quan tâm, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam các cấp đã có nhiều kiến nghị, đề xuất quan trọng đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng các cấp trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện.

Theo báo cáo, nhiều ý kiến góp ý, kiến nghị của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên được thể hiện trong các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân mà Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam trình bày tại các kỳ họp QH, gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều là những vấn đề bức xúc đối với đại đa số các tầng lớp nhân dân, đòi hỏi Nhà nước phải sớm xem xét, giải quyết. Các ý kiến, kiến nghị của Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã từng bước có phản hồi của các bộ, ngành được góp ý, được nhân dân và cử tri cả nước hoan nghênh và đánh giá cao.

Việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, trong đó có việc quy định chi tiết về các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam ở Nghị quyết liên tịch này sẽ góp phần tháo gỡ về cơ chế, nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội trong thời gian tới. Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đề nghị Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ tiếp tục quan tâm phối hợp Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam triển khai thực hiện phần trách nhiệm của mình được quy định trong Nghị quyết liên tịch để Luật MTTQ Việt Nam nói chung, Nghị quyết liên tịch nói riêng sớm đi vào thực tiễn cuộc sống.

Bên cạnh đó, thường xuyên quan tâm phối hợp trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội, để hoạt động này thật sự trở thành một kênh quan trọng trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, sáng tạo của nhân dân, góp phần tạo đồng thuận xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
Theo nhandan.com.vn
Chiều 15-6, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH), Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ ký Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết các hình thức giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cùng các đồng chí Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch QH, Ủy viên Thường vụ QH, thành viên Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam. Thay mặt Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, các đồng chí: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn