Ngày 12-4, Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo quốc gia chủ trì cuộc họp. Tại điểm cầu Khánh Hòa có ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các sở, ngành tham dự. 

Tiếp tục phát triển bền vững kinh tế biển
Tiếp tục phát triển bền vững kinh tế biển

Ngày 12-4, Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo quốc gia chủ trì cuộc họp. Tại điểm cầu Khánh Hòa có ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các sở, ngành tham dự. 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Hoàng phát biểu tại hội nghị trực tuyến.

Theo báo cáo tại phiên họp, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các bộ, ngành và địa phương đã nỗ lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và bước đầu đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tỷ trọng GRDP của 28 tỉnh, thành phố ven biển đã có nhiều đóng góp vào tổng GRDP toàn quốc. Cụ thể, năm 2018 là gần 51%; năm 2019 là 51%; năm 2020 hơn 50%; năm 2021 gần 50% và năm 2022 hơn 50%. Tính đến cuối năm 2022, các khu kinh tế ven biển cả nước có 553 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án đạt 54,36 tỷ USD; có 1.604 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 1,371 triệu tỷ đồng. Có 27/28 tỉnh, thành phố ven biển có các đô thị dọc tuyến đường ven biển.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Hữu Hoàng cho biết, tại Khánh Hòa kinh tế biển từng bước thay đổi về cơ cấu ngành, nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển du lịch biển, đảo chất lượng cao và các đô thị biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo; khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên biển, đảo. Giá trị các ngành kinh tế biển và ven biển của Khánh Hòa chiếm khoảng 80% tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản chiếm từ 35 - 44% giá trị xuất khẩu của tỉnh, đưa Khánh Hòa trở thành một trong 5 tỉnh xuất khẩu thủy sản mạnh của cả nước; kim ngạch xuất khẩu tàu biển chiếm khoảng 25% giá trị xuất khẩu của tỉnh.

UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm ban hành Quy hoạch không gian biển quốc gia, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, nhanh chóng phê duyệt ranh giới quản lý hành chính trên biển giữa các địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý biên của chính quyền địa phương cũng như tạo hành lang pháp lý để kiểm soát hiệu quả việc khai thác tài nguyên cho phát triển kinh tế biển; ban hành bộ tiêu chí đánh giá một số chỉ tiêu quan trọng về kinh tế biển như phương pháp xác định các ngành kinh tế thuần biển và các ngành kinh tế liên quan đến biển, chỉ tiêu về số lượng và tỷ lệ các đảo có người dân sinh sống có hạ tầng kinh tế - xã hội, số lượng cán bộ được đào tạo để phát triển nguồn nhân lực biển...

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, giải pháp tại Nghị quyết số 36. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà gợi mở một số định hướng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển. Theo đó, tiếp tục đầu tư phát triển, hiện đại hóa hệ thống đô thị biển; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương; khuyến khích đầu tư phát triển, hình thành các trung tâm năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quan tâm đầu tư khu neo đậu tránh trú bão và các dự án kết cấu hạ tầng ven biển, đảo; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng phát triển thủy sản phục vụ nuôi trồng, đánh bắt và chế biến, chú trọng đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ nuôi trồng xa bờ.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch không gian biển quốc gia; nghiên cứu khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực biển; khai thác hiệu quả cảnh quan biển đảo, đa dạng loại hình dịch vụ du lịch, phát triển hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện đại, kết nối chuỗi liên kết du lịch giữa các vùng, địa phương; tuyên truyền các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, hình thành cơ sở dữ liệu thông tin biển quốc gia.

Đ. LÂM

 

Ngày 12-4, Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo quốc gia chủ trì cuộc họp. Tại điểm cầu Khánh Hòa có ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các sở, ngành tham dự.  Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Hoàng phát biểu tại hội nghị trực tuyến. Theo báo cáo tại phiên họp, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các bộ, ngành và địa

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn