Thường trực Chính phủ họp về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Chiều 28-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19.
Thường trực Chính phủ họp về công tác phòng, chống dịch Covid-19
Thường trực Chính phủ họp về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Chiều 28-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19.

Thường trực Chính phủ họp về công tác phòng, chống dịch Covid-19
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi 12 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Các vùng có nguy cơ cao được công bố tại cuộc họp trước đều không có ca lây nhiễm mới. Với 270 ca nhiễm Covid-19 trong gần 100 triệu dân, hệ số lây nhiễm dịch ở nước ta thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Thủ tướng cho rằng, các ngành, các cấp, các địa phương trong cả nước, nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thực hiện tốt các chỉ đạo của Thủ tướng và Chính phủ. Đây là một thành công của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong PCD Covid-19. Đến giờ phút này, có thể nói, Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được dịch Covid-19.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nhấn mạnh quan điểm không được chủ quan trong PCD; phát huy hơn nữa trách nhiệm của cán bộ y tế, nhất là ở tuyến đầu phòng dịch vì hiện vẫn chưa có vaccine chữa trị, phòng dịch. Các cơ quan chức năng và Ban Chỉ đạo quốc gia PCD Covid-19 cần tiếp tục thực hiện theo chiến lược đề ra, phát hiện sớm, khoanh vùng, dập dịch và chữa trị hiệu quả. Người đứng đầu cơ sở, tổ chức, địa phương cần tiếp tục thực hiện các biện pháp đã đề ra theo nội dung Chỉ thị 19; tránh tập trung đông người. Thủ tướng nhắc lại quy định tiếp tục đeo khẩu trang nơi đông người; bảo đảm an toàn cho người dân, an toàn với dịch bệnh và an toàn giao thông. Hệ thống phòng dịch vẫn tiếp tục hoạt động 100%; triển khai công tác xét nghiệm, phát hiện sớm, điều trị bệnh nhân có hiệu quả, nhất là các đối tượng nghi nhiễm phải được nhân rộng kiểm tra.

Về đề nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia PCD Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần tạo điều kiện xuất khẩu khẩu trang y tế, tháo gỡ khó khăn thúc đẩy xuất khẩu trên cơ sở đã có cơ số dự phòng trong nước và bảo đảm chất lượng; tạm dừng mua sắm thuốc điều trị cho tình huống 10.000 người mắc... Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương và các ngành cần tập trung xem xét, có giải pháp chống lây nhiễm từ bên ngoài; đồng thời nới lỏng, khôi phục các hoạt động xã hội. Khởi động tích cực các ngành nghề kinh tế có hệ số an toàn cao trên cơ sở có phương án phòng dịch bảo đảm. Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho hoạt động du lịch trong nước từ ngày 30-4 nhưng không được tổ chức đoàn quá đông; duy trì đeo khẩu trang nơi đông người; bảo đảm một kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 của đất nước lành mạnh, an toàn cho nhân dân.

Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các địa phương có biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại. Cùng với đó, Ban Chỉ đạo quốc gia PCD Covid-19 cần xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ dịch bệnh lây lan trở lại trên diện rộng. Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế cần có biện pháp tăng cường kiểm soát tại các đường mòn, lối mở, tiến hành cách ly phù hợp theo đặc điểm của địa phương; tiếp tục cải thiện cơ sở vật chất các khu cách ly, chuẩn bị cho các tình huống xấu xảy ra. Bộ Giao thông vận tải căn cứ diễn biến dịch và nhu cầu đi lại của nhân dân, hướng dẫn bảo đảm an toàn, quyết định tần suất các chuyến bay cũng như các hình thức giao thông khác. Tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh ổn định đời sống nhân dân, nhất là một số ngành đang tăng trưởng quá thấp, khủng hoảng như du lịch, dịch vụ và đặc biệt là hàng không. Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện phần mềm liên quan trên điện thoại di động và đề xuất các biện pháp phù hợp.

Thủ tướng lưu ý các địa phương ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong mua sắm các trang thiết bị y tế. Nếu phát hiện tiêu cực, tham nhũng phải chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm. Cùng với đó, các cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế phải chú ý bảo đảm chất lượng, gìn giữ uy tín quốc gia.

* Chiều 28-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến về vấn đề xuất khẩu gạo với sự tham dự của lãnh đạo 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các tập đoàn, tổng công ty lương thực lớn, một số bộ, ngành.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng cho biết, năm 2020, nước ta có kế hoạch xuất khẩu 6 triệu tấn gạo. Do tình hình dịch Covid-19 và thiên tai, hạn hán, nhiều nước đã dừng xuất khẩu gạo để đề phòng tình trạng khan hiếm lương thực có thể xảy ra. Thủ tướng cho biết, điều đáng mừng là trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL nhưng do quyết tâm của các địa phương, sự chỉ đạo của Chính phủ, nước ta đã chuyển thời vụ sớm, có cơ cấu cây trồng hợp lý, nên năm nay lúa được mùa.

Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về phương án điều hành xuất khẩu gạo từ tháng 5-2020. Theo đó, từ ngày 1-5-2020 cho hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo. Tiếp tục thực hiện nghiêm việc chỉ xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, đường hàng không).

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chỉ đạo tạo mọi điều kiện cho xuất khẩu gạo trong tháng 5, 6 và các tháng tiếp theo, bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất và doanh nghiệp. Bộ Tài chính thực hiện mua đủ dự trữ quốc gia về gạo. Đặc biệt, các bộ theo dõi thường xuyên tình hình sản xuất, tiêu thụ, dự trữ, xuất khẩu. Nếu xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia thì báo cáo ngay Thủ tướng để có biện pháp xử lý phù hợp. Ngoài ra, Bộ Công Thương đôn đốc các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nghiêm túc tuân thủ thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% quy định tại Nghị định 107. Đồng thời, đề nghị 20 thương nhân xuất khẩu gạo lớn nhất ký thỏa thuận với ít nhất là 1 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp thương nhân không thực hiện, cho phép Bộ Công Thương thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bộ Công Thương rà soát Nghị định 107 để đề xuất sửa đổi, khắc phục các bất cập đã và đang phát sinh trong thực tế, trong đó, tránh tình trạng “tay không bắt giặc” của một số doanh nghiệp, không có kho, không làm xuất khẩu nhưng vẫn tranh thủ đăng ký hạn ngạch xuất khẩu. Bộ Tài chính cần rà soát khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và thực hiện đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia để có giải pháp phù hợp. Bộ NN&PTNT có trách nhiệm trong việc chỉ đạo xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Các thương nhân, nhà đầu tư cần hợp tác trong vấn đề này. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu gạo qua biên giới.

Nhân dịp này, Thủ tướng đề cập đến giá thịt lợn, đề nghị tái đàn mạnh mẽ hơn nữa; bảo đảm giống và thức ăn chăn nuôi; quản lý tốt đầu ra. Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT nhập khẩu đủ số lượng thịt lợn cần thiết để bảo đảm mặt bằng giá.

Tin, ảnh: TTXVN và Chinhphu.vn

Theo https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc-su-kien/thuong-truc-chinh-phu-hop-ve-cong-tac-phong-chong-dich-covid-19-616564

Chiều 28-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi 12 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Các vùng có nguy cơ cao được công bố tại cuộc họp trước đều không có ca lây nhiễm mới. Với 270 ca nhiễm Covid-19 trong gần 100 triệu dân, hệ số lây nhiễm dịch ở nước ta thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Thủ tướng cho rằng, các ngành, các cấp, các địa phương trong cả nước, nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thực hiện tốt các chỉ đạo của Thủ tướng và Chính phủ. Đây l&agra

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn

Chung nhan Tin Nhiem Mang