Chiều 27/5, nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp với Tổng thống Pháp, Thủ tướng Canada, Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu.
Thủ tướng tiếp xúc song phương tại Hội nghị G7 mở rộng
Thủ tướng tiếp xúc song phương tại Hội nghị G7 mở rộng
Chiều 27/5, nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp với Tổng thống Pháp, Thủ tướng Canada, Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu.



Các nguyên thủ, nhà lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tại các cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế, khẳng định Chính phủ Việt Nam quyết tâm đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, đặc biệt là hợp tác kinh tế; mong muốn các nước và các đối tác ủng hộ Việt Nam tăng cường vai trò và trách nhiệm tại các tổ chức quốc tế, tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương quan trọng ở khu vực và trên thế giới, trong đó có việc ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và ứng cử vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017-2021.

Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh các nước đã có lập trường tích cực, ủng hộ Việt Nam và ASEAN trong giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định cho thịnh vượng và phát triển trong khu vực và trên thế giới.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tại cuộc gặp với Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống, tin tưởng chuyến thăm sẽ tạo ra những xung lực mới cho quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp. Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ hiệu quả của Pháp trong hợp tác phát triển với Việt Nam; bày tỏ mong muốn hai bên cần tăng cường vai trò của các cơ chế trao đổi, điều phối hợp tác về chiến lược, kinh tế, quốc phòng, an ninh, hợp tác địa phương, thúc đẩy đầu tư, hợp tác trên các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, năng lượng, hàng không vũ trụ, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dược phẩm và các ngành công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường; ủng hộ Việt Nam được tiếp cận nguồn vốn IDA ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB) sau 2017.

Tổng thống Pháp Francois Hollande đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp vào sự phát triển của nước Pháp nói riêng và quan hệ hai nước nói chung. Hai nhà lãnh đạo nhất trí có các biện pháp thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương tăng gấp đôi trong thời gian tới, đồng thời tăng cường hợp tác chặt chẽ để triển khai có hiệu quả Thỏa thuận về biến đổi khí hậu COP 21.



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Gặp gỡ Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Canada tiếp tục hỗ trợ phát triển cho Việt Nam thông qua ODA và ủng hộ Việt Nam được tiếp cận nguồn vốn IDA ưu đãi của WB sau năm 2017; hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để nâng cao năng lực thực thi TPP; khuyến khích các doanh nghiệp Canada gia tăng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức mời Thủ tướng Canada dự Hội nghị APEC năm 2017 và thăm song phương Việt Nam vào thời gian sớm nhất. Thủ tướng Trudeau cảm ơn và nhận lời.

Thủ tướng Canada khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ, đầu tư cho Việt Nam nhằm đem lại cho Việt Nam các cơ hội phát triển mới; cho biết sẽ ủng hộ Việt Nam ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021; cam kết sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam ở Canada đóng góp hơn nữa vào quan hệ hai nước.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phát biểu tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tích cực thúc đẩy hoàn tất tiến trình phê chuẩn Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) với Việt Nam và đề nghị EU phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam triển khai Hiệp định này. Hai bên cũng đánh giá cao việc kết thúc đàm phán EVFTA (12/2015) và nhất trí cùng thực hiện các biện pháp để thúc đẩy, sớm hiện thực hóa những lợi ích mà EVFTA mang lại.

Nhân cuộc gặp lần này, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức mời Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk sang thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp; Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu cảm ơn và nhận lời.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Thủ tướng Italy Matteo Renzi và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim.

Tại cuộc tiếp xúc, Thủ tướng Đức Angela Markel đã chia sẻ quan tâm và ủng hộ đề nghị của Việt Nam lùi thời hạn kết thúc chương trình vốn vay ưu đãi IDA đối với Việt Nam. Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mời bà Merkel thăm lại Việt Nam. Thủ tướng Angela Merkel cảm ơn và hứa sẽ sắp xếp vào thời gian thích hợp.

Thủ tướng Anh David Cameron bày tỏ quan tâm đến tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở Việt Nam; cho biết Cơ quan phát triển Anh có thể hỗ trợ và khẳng định sẽ dành ưu tiên cho Việt Nam trong vấn đề này. Thủ tướng Cameron khẳng định đích thân Thủ tướng sẽ thúc đẩy Đại sứ quán Anh tại Việt Nam xem xét có những dự án cụ thể hỗ trợ người dân ở đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với xâm nhập mặn.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bày tỏ cảm ơn chân thành tới tình cảm và sự đón tiếp trọng thị, chu đáo mà nhân dân Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành cho Tổng thống trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, cho rằng đây là chuyến thăm tuyệt vời và rất nhiều ấn tượng. Tổng thống Obama cho biết nhân dịp này sẽ phát biểu với các nước G7 về sự phát triển vượt bậc của Việt Nam.

Chủ tịch World Bank Jim Yong Kim khẳng định quan tâm và sẽ làm hết sức mình ủng hộ Việt Nam, luôn coi Việt Nam là ưu tiên số 1 trong tiếp cận vốn ưu đãi; sẵn sàng hỗ trợ việc sử dụng năng lượng tái tạo của Việt Nam, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời.

Thủ tướng Italy bày tỏ sự coi trọng vai trò và uy tín của Việt Nam trong khu vực và mong muốn tiếp tục thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Italy đầu tư vào Việt Nam để trong thời gian tới đầu tư của Italy vào Việt Nam có thể tăng lên gấp đôi.

* Cũng trong ngày hôm nay, 27/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm đền Ise Jingu, ngôi đền lớn nhất và thiêng liêng nhất Nhật Bản.

Trong bài phát biểu tại cuộc Đối thoại chính sách cấp cao Việt Nam-Nhật Bản, nhắc lại câu nói của cựu Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama rằng tình bằng hữu Việt-Nhật được xây đắp từ những tương đồng “cùng chung nhịp đập trái tim", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ông tới thăm đền Ise Jingu để có cơ hội tìm hiểu rõ hơn các giá trị Nhật Bản và "cùng chung nhịp đập trái tim" với người dân Nhật Bản.

Ise Jingu hay còn gọi là Thần cung Ise là một quần thể đền Thần đạo thờ phụng nữ thần mặt trời Amaterasu-Omikami, nằm ở tỉnh Mie, Nhật Bản.

Được khởi công xây dựng từ thế kỷ thứ 5, Thần cung Ise có 125 đền bao quanh 2 ngôi đền chính là Naikū (Nội Cung) và Geku (Ngoại Cung).

Gian chính Naiku lưu giữ chiếc gương bằng đồng, 1 trong 3 báu vật cấp quốc gia, linh thiêng nhất của Nhật (gồm thanh gươm tượng trưng cho sự dũng cảm, được cất giữ ở đền Atsuta, Nagoya; chiếc gương tượng trưng cho sự khôn ngoan, đặt tại đền Ise Jingu; miếng ngọc bích tượng trưng cho lòng nhân từ, đặt tại Hoàng cung ở Tokyo).

Tại đền Ise Jingu, thường cử hành các nghi lễ tôn giáo cầu nguyện mùa màng bội thu, quốc gia thịnh vượng và gửi lời cảm tạ tới thiên nhiên.
Theo chinhphu.vn
Chiều 27/5, nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp với Tổng thống Pháp, Thủ tướng Canada, Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu. Các nguyên thủ, nhà lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Tại các cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế, khẳng định Chính phủ Việt Nam quyết tâm đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, đặc biệt là hợp tác kinh tế; mong muốn các nước và các đối tác ủng hộ Việt Nam tăng cường vai trò và trách nhiệm tại các tổ chức quốc tế, tiếp tục phối hợp chặt c

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn