Sáng 24-9, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin-Truyền thông Việt Nam 2016 (Vietnam ICT Summit) với chủ đề “Cách mạng số - Cơ hội và thách thức”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn tạo cuộc cách mạng trong ứng dụng công nghệ thông tin
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn tạo cuộc cách mạng trong ứng dụng công nghệ thông tin
Sáng 24-9, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin-Truyền thông Việt Nam 2016 (Vietnam ICT Summit) với chủ đề “Cách mạng số - Cơ hội và thách thức”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự còn có lãnh đạo các bộ, ngành và hơn 500 đại biểu, gồm lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu trong nước và quốc tế, các nhà khoa học, chuyên gia CNTT.
Đây là Diễn đàn chính sách, công nghệ và kết nối hợp tác doanh nghiệp quy mô quốc gia và quốc tế thường niên do VINASA (Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam) tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại diễn đàn.
Trải qua 5 kỳ tổ chức từ năm 2011 đến nay, Vietnam ICT Summit đã trở thành một diễn đàn chính sách, công nghệ và hợp tác kinh doanh có uy tín cao của ngành CNTT Việt Nam, cả ở trong nước và quốc tế. Diễn đàn đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò đặc biệt của CNTT như hạ tầng của hạ tầng, công cụ tạo lập phương thức phát triển mới; đồng thời đóng góp thiết thực xây dựng nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về thúc đẩy ứng dụng CNTT nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong mọi ngành, lĩnh vực để hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước.
Diễn đàn năm nay tập trung thảo luận một số vấn đề quan trọng của Việt Nam tại 4 phiên tọa đàm chuyên sâu, bao gồm: Xây dựng quốc gia khởi nghiệp; xu hướng IoT, Smart City; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo an ninh mạng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Ngoài ra còn có một số hoạt động bên lề nhằm tạo cơ hội kết nối hợp tác cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin với các đối tác tiềm năng, gồm: Triển lãm Vietnam ICT Best Practices và giải Golf giao lưu Vietnam ICT Golf open 2016.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao ý nghĩa của diễn đàn góp phần thiết thực, hiệu quả vào việc xây dựng chiến lược các chủ trương chính sách thúc đẩy phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của Việt Nam.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, từ chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ và công nghệ lạc hậu sang chủ yếu dựa vào công nghệ nhân lực chất lượng cao và đổi mới sáng tạo.
Nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước đã xác định mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã có thứ hạng cao trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới. Năm 2016, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam xếp hạng nhóm các nước có chỉ số phát triển cao, đứng thứ 89/193 quốc gia, tăng 10 bậc so với năm 2015. Việt Nam là điểm đến hấp dẫn về đầu tư công nghệ cao, với sự góp mặt của hầu hết các tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như: IBM, Microsoft, Intel, Toshiba, Samsung… Việt Nam đã có những doanh nghiệp công nghệ thông tin thế giới đã biết đến như: Viettel, FPT, VNPT và đang ngày càng có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực quan trọng này.
Tuy nhiên, Thủ tướng phân tích, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước. “Cần phải hành động nhanh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, tạo cuộc cách mạng trong ứng dụng công nghệ thông tin, tạo phương thức phát triển mới, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia”, Thủ tướng cho biết thêm.
Trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao và các công nghệ số trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội; nhất là trong đổi mới thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; xây dựng Chính phủ điện tử, tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, tạo thuận lợi, văn minh cho người dân trong giao dịch với cơ quan Nhà nước và tiếp cận dịch vụ công, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng cũng yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới, sáng tạo khoa học công nghệ trong mọi ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, đầu tư nâng cao năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ, nhất là các công nghệ mới theo xu hướng của cuộc cách mạng số, cách mạng công nghệ lần thứ 4. Phát triển Ngành công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam thành trung tâm công nghiệp phần mềm, ứng dụng di động và trung tâm dịch vụ an toàn, bảo mật thông tin của thế giới.
“Thúc đẩy khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo, đưa Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp là con đường nhanh nhất để phát triển lực lượng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ cao và tạo những nhân tố phát triển đột phá trong nền kinh tế số. Xóa bỏ mọi rào cản, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế”, Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng mong muốn các ngành, các cấp đẩy nhanh việc phát triển nguồn nhân lực số, biến lợi thế dân số vàng thành lợi thế về năng lực số trong hội nhập và phân công lao động quốc tế. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin tăng nhanh về số lượng và chất lượng, đạt chuẩn quốc tế, bắt kịp các xu hướng công nghệ, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế số thế giới.
Thủ tướng cũng đưa ra chỉ đạo từng bước xây dựng và phát triển thành phố thông minh, đi đầu là các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương… giải quyết những bức xúc xã hội về giao thông, y tế, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, môi trường, đem lại môi trường sống văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
“Thời gian không chờ đợi, cơ hội không tự đến, phải hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn trong thời đại kỹ thuật số, nếu không chúng ta sẽ đánh mất thời cơ, vận hội, Việt Nam sẽ không thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong ước, Việt Nam sẽ không thể tiến kịp các nước phát triển, tiến cùng thời đại”, Thủ tướng nói.
“Tôi tin rằng, với không ít lợi thế cạnh tranh, phát triển CNTT và lợi thế nguồn lực dân số vàng, Việt Nam dù đi sau vẫn có thể thành công nếu chúng ta nắm bắt được cơ hội, có chiến lược đúng đắn, có chương trình hành động cụ thể kịp thời và triển khai thực thi quyết liệt, hiệu quả”, Thủ tướng bày tỏ.
Khẳng định với các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học và đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin dự Diễn đàn, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết tâm nắm bắt thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, nhất là về công nghệ thông tin, đưa Việt Nam tiến cùng thời đại, để trở thành hiện thực thông qua chính sách, pháp luật, quyết sách cụ thể”. Thủ tướng cũng đề nghị sau Diễn đàn này, giao Bộ Thông tin và Truyền thông, VINASA lập các báo cáo và kiến nghị cụ thể gửi về Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.




Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm CNTT tại triển lãm.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã nêu bật những thành tựu mà ngành CNTT- TT đã đạt được đồng thời chỉ ra nhiều điểm khó khăn và thách thức trong việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam để tận dụng thời cơ của cuộc Cách mạng Số. Bộ trưởng chia sẻ các giải pháp đề xuất với Chính phủ để giải quyết những thách thức trong đó có: Phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy đầu tư hạ tầng và đầu tư vào ngành CNTT; thúc đẩy ứng dụng CNTT, công nghệ cao; đảm bảo an ninh thông tin; và kêu gọi chung tay của cộng đồng, cá nhân, doanh nghiệp.
Tại Diễn đàn, đại diện của IBM, Microsoft, và Amazon – những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới cũng đã chia sẻ những xu hướng chuyển dịch của ngành CNTT thế giới và giải pháp công nghệ tiên tiến nhất cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.





Ban tổ chức trao quà tặng đại diện các đơn vị đồng hành cùng diễn đàn.
Sau phiên khai mạc, Diễn đàn đã lần lượt thảo luận các phiên tọa đàm có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao các bộ, ngành, cơ quan quản lý và chuyên gia đầu ngành như: Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, GS TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước; TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông; TS. Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; PGS.TS. Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA; cùng đại diện của các chuyên gia CNTT, doanh nghiệp công nghệ lớn như Viettel, FPT, IBM, Microsoft, Amazon, CMC, MISA...
Theo PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA: “Cách mạng số đang và sẽ tạo ra những khả năng hoàn toàn mới tác động và làm biến đổi toàn diện, sâu sắc mọi mặt của đời sống con người, mọi hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới. Mọi tổ chức, doanh nghiệp sẽ trở thành tổ chức số, doanh nghiệp số; mọi nhà lãnh đạo trở thành lãnh đạo số, ngân sách trở thành ngân sách số, mỗi công dân đều có thể trở thành một doanh nghiệp số. Có như vậy, Việt Nam – một nước đi sau mới có thể bắt kịp chuyến tàu siêu tốc của cuộc cách mạng số”.
Theo kế hoạch, chiều 24-9, sau khi kết thúc các phiên tọa đàm, Ban tổ chức diễn đàn sẽ tổng hợp kết quả của các phiên tọa đàm và công bố thông điệp chung của Diễn đàn năm nay. Chương trình sẽ có sự tham dự của các cơ quan bảo trợ và các chủ trì tọa đàm chuyên đề.
Theo qdnd.vn
Sáng 24-9, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin-Truyền thông Việt Nam 2016 (Vietnam ICT Summit) với chủ đề “Cách mạng số - Cơ hội và thách thức”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự còn có lãnh đạo các bộ, ngành và hơn 500 đại biểu, gồm lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu trong nước và quốc tế, các nhà khoa học, chuyên gia CNTT. Đây là Diễn đàn chính sách, công nghệ và kết nối hợp tác doanh nghiệp quy mô quốc gia và quốc tế thường niên do VINASA (Hiệp hội Ph

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn