Thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc

Ngày 7-6 tới, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu 5 nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Với vị thế và vai trò ngày càng được nâng cao, Việt Nam đã được Nhóm châu Á-Thái Bình Dương nhất trí đề cử làm ứng cử viên duy nhất của nhóm cho vị trí ủy viên không thường trực HĐBA LHQ...
Thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc
Thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc

Ngày 7-6 tới, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu 5 nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Với vị thế và vai trò ngày càng được nâng cao, Việt Nam đã được Nhóm châu Á-Thái Bình Dương nhất trí đề cử làm ứng cử viên duy nhất của nhóm cho vị trí ủy viên không thường trực HĐBA LHQ...

Việt Nam chính thức gia nhập LHQ ngày 20-9-1977. Kể từ đó, quan hệ của Việt Nam với LHQ ngày càng phát triển. Có thể nói, sự hợp tác giữa Việt Nam và LHQ là một ví dụ điển hình về hợp tác phát triển giữa các nước thành viên LHQ, cũng như về vai trò của LHQ trong thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo.

Sự hợp tác giữa Việt Nam và LHQ đã đạt được những kết quả tốt đẹp và có tác dụng tích cực, đáp ứng yêu cầu của Việt Nam về phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn. Những kết quả này tạo điều kiện thuận lợi cho nỗ lực chung của Việt Nam và LHQ trong khắc phục những mặt còn tồn tại, mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác hai bên, hỗ trợ tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước của Việt Nam và góp phần nâng cao vai trò của LHQ.

Thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trong Phiên thảo luận cấp cao khóa 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc, tại thành phố New York (Mỹ), ngày 27-9-2018. Ảnh: VĂN YÊN

Kể từ khi gia nhập, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ lớn lao từ các tổ chức của LHQ, đồng thời cũng thể hiện vai trò của một nước thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của tổ chức toàn cầu này. Với tinh thần trách nhiệm cao, Việt Nam đã tích cực tham gia xây dựng và thực thi các điều ước quốc tế của LHQ, đồng thời góp sức mình vào nỗ lực chung nhằm thúc đẩy LHQ phát huy vai trò là một thể chế đa phương toàn cầu, công bằng, hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng chung của nhân loại.

Việt Nam đã tham gia nhiều cơ quan hoạch định chính sách quan trọng của LHQ, như: HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009, Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Hội đồng Kinh tế-Xã hội (ECOSOC) nhiệm kỳ 1998-2000 và nhiệm kỳ 2016-2018, Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ nhiệm kỳ 2013-2017. Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực trong lĩnh vực giải trừ quân bị và chống phổ biến vũ khí, nhất là giải trừ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. Trong năm 2017, Việt Nam là một trong 52 nước đầu tiên ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân và vào năm 2018, Việt Nam là nước thứ 10 phê chuẩn hiệp ước này. Đặc biệt, Việt Nam đã có những nỗ lực vô cùng to lớn để đóng góp vào hoạt động của LHQ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh quốc tế, cụ thể là cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình LHQ.

Với nền chính trị ổn định, môi trường an ninh an toàn, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức thành công các hội nghị quốc tế tầm cỡ với sự an toàn tuyệt đối. Qua việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai hồi tháng 2 năm nay, Việt Nam một lần nữa thể hiện vai trò một quốc gia thành viên LHQ có trách nhiệm với công việc chung, tích cực đóng góp vào các nỗ lực hòa giải, kiến tạo hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

Thực hiện chủ trương, đường lối đối ngoại do Đại hội XII của Đảng đề ra, nhất là về "Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và LHQ", trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới, đồng thời phấn đấu đưa quan hệ hợp tác với LHQ đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực.

THÙY LINH

Theo qdnd.vn

Ngày 7-6 tới, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu 5 nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Với vị thế và vai trò ngày càng được nâng cao, Việt Nam đã được Nhóm châu Á-Thái Bình Dương nhất trí đề cử làm ứng cử viên duy nhất của nhóm cho vị trí ủy viên không thường trực HĐBA LHQ... Việt Nam chính thức gia nhập LHQ ngày 20-9-1977. Kể từ đó, quan hệ của Việt Nam với LHQ ngày càng phát triển. Có thể nói, sự hợp tác giữa Việt Nam và LHQ là một ví dụ điển hình về hợp tác phát triển giữa các nước thành viên LHQ, cũng như về vai trò của LHQ trong thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn

Chung nhan Tin Nhiem Mang