Sáng 1/11, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính- Ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015 và định hướng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020. Về chi ngân sách, các đại biểu đề nghị cần rà soát lại các chính sách chi, tiết kiệm chi để đảm bảo phù hợp với khả năng thu hiện nay.
Rà soát chính sách chi, tiết kiệm chi để đảm bảo phù hợp với khả năng thu
Rà soát chính sách chi, tiết kiệm chi để đảm bảo phù hợp với khả năng thu
Sáng 1/11, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính- Ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015 và định hướng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020. Về chi ngân sách, các đại biểu đề nghị cần rà soát lại các chính sách chi, tiết kiệm chi để đảm bảo phù hợp với khả năng thu hiện nay.

Theo Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính- Ngân sách nhà nước 5 năm 2011- 2015 và định hướng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016- 2020, về chi Ngân sách nhà nước, Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, một số nguyên tắc của Luật Ngân sách nhà nước và các Nghị quyết của Quốc hội chưa được đảm bảo, kỷ luật tài chính chưa nghiêm, nhiều chính sách chi được ban hành nhưng chưa bố trí đủ nguồn lực; nhiều khoản chi vượt dự toán khá lớn; tình trạng chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, lãng phí còn nhiều; việc ứng trước dự toán, chuyển nguồn còn lớn. Tỷ lệ thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước còn thấp. Tỷ trọng bình quân bố trí dự toán chi đầu tư phát triển trong giai đoạn này giảm mạnh, cho thấy cơ cấu chi Ngân sách nhà nước và cán cân tích lũy- tiêu dùng chưa cân đối tích cực, ngày càng khó khăn trong việc bố trí Ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển. Công tác quản lý vốn ODA còn những bất cập từ khâu lập dự toán, bố trí vốn đối ứng và triển khai thực hiện. Trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ nguồn Ngân sách nhà nước, việc phân bổ còn dàn trải, lãng phí; nợ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, thu hồi vốn ứng trước còn kéo dài… Ngân sách nhà nước đã thực hiện một phần lộ trình cải cách tiền lương, nhưng cơ bản chưa thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Nhiều chính sách an sinh xã hội đã ban hành nhưng thiếu nguồn bảo đảm.

Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu đề nghị cần rà soát lại các chính sách chi, cần giảm và tiết kiệm chi phù hợp với khả năng thu, sửa đổi các chính sách lạc hậu, bất hợp lý, cần chú trọng chi cho xóa đói giảm nghèo nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và tích cực điều chỉnh lại chính sách hợp lý.



Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc- TP Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội trường Ảnh: Quang Khánh

Theo báo cáo của Chính phủ, kế hoạch tài chính ngân sách 2016- 2020 có tổng thu ngân sách 6.864.000 tỷ đồng và tổng chi 8.025.000 tỷ đồng. Với GDP dự kiến bình quân trong giai đoạn 5 năm từ 6,5 đến 7%, nợ công tiếp cận ngưỡng 65% và bội chi tiếp cận 3,9%. Theo đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc- TP Hồ Chí Minh, đây là những con số thể hiện sự quyết liệt trong vấn đề điều hành để đạt những chỉ tiêu do Quốc hội đặt ra. Dự kiến chi đầu tư cho phát triển từ 25 đến 26% và chi thường xuyên, chi trả nợ và chi tài trợ là 72%, đã có một sự chuyển dịch cơ cấu chi rất tích cực trong giai đoạn nhiệm kỳ tài chính 5 năm tới.

Để giảm được nợ công, theo đại biểu Phạm Phú Quốc, cần làm hai động tác là: Nuôi dưỡng và tăng thu; đồng thời là giảm chi. Đại biểu này cho rằng, "vấn đề tăng thu cho ngân sách là khó, chúng ta chỉ còn có một con đường để có thể thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch này đó là giảm chi". Đại biểu kiến nghị: Chính quyền các cấp cần siết chặt kỷ cương, kỷ luật ngân sách, tài khóa, xóa cơ chế xin - cho, minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình độc lập, kiên định mục tiêu giảm bội chi. Bên cạnh đó, nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện thông thoáng để doanh nghiệp hoạt động; hình thành một triệu doanh nghiệp, chúng ta cũng khuyến khích hình thành những tập đoàn, có những tập đoàn mang thương hiệu quốc gia, uy tín quốc gia, có thị phần, quy mô ngang tầm với các doanh nghiệp.

Nhận định khó khăn nội tại lớn nhất của ngân sách nhà nước trong năm 2017 và các năm tới, đại biểu Quốc hội Nguyễn Chí Tài- tỉnh Thừa Thiên Huế, khẳng định: Dư địa và nguồn lực đầu tư cho tăng trưởng rất hạn hẹp. Nguyên nhân sâu xa là tư duy hành chính tăng trưởng bằng mọi giá, không quan tâm đến mục tiêu tối thượng của kinh tế thị trường là hiệu quả. Kết quả của tư duy hành chính, tăng trưởng bằng mọi giá là việc tăng trưởng tín dụng những năm vừa qua trên 40% cộng phương tiện thanh toán tăng trên 30%, thị trường chứng khoán bong bóng, nợ công tăng nhanh.

Trong Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã trình bày, năm 2015 gấp 2,3 lần năm 2010. Một số chính sách tài khóa ban hành phi thị trường và kết quả chúng ta phải trả giá đó là doanh nghiệp thua lỗ triền miên, thiếu công nghệ, lạc hậu, giá cao, đầu tư tràn lan, làm cho tăng trưởng thấp, không đạt mục tiêu, chất lượng tăng trưởng yếu, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế kém. Thu từ nền kinh tế không đủ, bội chi ngân sách cao, nợ công tăng bất thường, đến hạn không có nguồn để trả nợ.

Về điều hành bội chi, đại biểu Nguyễn Chí Tài kiến nghị với Chính phủ khống chế theo đúng tỷ lệ phần trăm đã được Quốc hội phê chuẩn, nếu GDP thực tế giảm thì giảm bội chi theo số tuyệt đối tương ứng. Đại biểu Nguyễn Chí Tài đề nghị Quốc hội mạnh dạn lấy số bội chi tuyệt đối năm 2017 là số bội chi cố định cho các giai đoạn 2020.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận buổi sáng 1/11, Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển khẳng định: Các đại biểu cũng dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề bội chi và nợ công. Các ý kiến đánh giá nợ công tăng nhanh, chưa đảm bảo cân đối chi trả nợ, vay đáo nợ tăng nhanh với khối lượng lớn trong nhiều năm, năm sau cao hơn năm trước. Các đại biểu cũng cho rằng các chỉ số về an toàn về nợ công không được đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ tiệm cận hoặc vượt ngưỡng cho phép, đây là yếu tố cần khắc phục. Các đại biểu cũng nêu một số chính sách của Chính phủ ban hành trong thời gian vừa qua cũng chưa thật hợp lý cần được chỉnh sửa.

Về chi, các đại biểu đề nghị cần rà soát lại các chính sách chi, cần giảm và tiết kiệm chi phù hợp với khả năng thu, sửa đổi các chính sách lạc hậu, bất hợp lý, cần chú trọng chi cho xóa đói giảm nghèo nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và tích cực điều chỉnh lại chính sách hợp lý.



Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình làm rõ một số vấn đề

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, về chi, vẫn giữ mức chi theo tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm mà Chính phủ trình và Quốc hội đã thông qua. Đặc biệt, đảm bảo chi an sinh xã hội, chi giảm nghèo, chi lương trong giai đoạn này tăng, nếu không kể tiền lương tăng đến 18%/1 năm, cao hơn tốc độ tăng thu và cao hơn tốc độ tăng chi; thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng, nghị quyết của trung ương, nghị quyết Quốc hội về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo...

Vấn đề về tiết kiệm, Bộ Tài chính hoàn toàn nhất trí và coi đây là quốc sách. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ cùng các ngành tiếp tục tham mưu Chính phủ để triển khai các chính sách có tính chất đột phá hơn. Thực hiện các công tác tiết kiệm trong vấn đề chi tiêu ngân sách nhà nước kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên. Về vấn đề hóa đơn điện tử, Bộ trưởng hoàn toàn nhất trí. Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, hiện nay Bộ đang triển khai thí điểm tại một số địa phương, hóa đơn điện tử để chống thất thoát, đối chiếu được chống thất thoát thuế, trốn đọng thuế cũng như đối chiếu được các hóa đơn điện tử trên mạng của mình, nhằm chống việc hoàn thuế giá trị gia tăng; khẳng định vấn đề này đang được triển khai rất quyết liệt.

Theo quochoi.vn
Sáng 1/11, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính- Ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015 và định hướng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020. Về chi ngân sách, các đại biểu đề nghị cần rà soát lại các chính sách chi, tiết kiệm chi để đảm bảo phù hợp với khả năng thu hiện nay. Theo Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính- Ngân sách nhà nước 5 năm 2011- 2015 và định hướng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016- 2020, về chi Ngân sách nhà nước, Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, m&o

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn