Chiều 25-9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ ngành, địa phương về ứng phó bão Noru. Đầu cầu Khánh Hòa do ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

Noru là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây
Noru là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây

Chiều 25-9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ ngành, địa phương về ứng phó bão Noru. Đầu cầu Khánh Hòa do ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

 

Theo các cơ quan chuyên môn, bão Noru khi đổ bộ Philippines vào chiều 25-9 đạt cấp 16, giật cấp 17, trở thành siêu bão. Đến đêm 25-9, bão đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 4. Khi đi qua vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa, bão đạt sức gió cấp 13-14, giật cấp 16. Đêm 27-9, bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định với sức gió đạt cấp 12-13, giật cấp 14. Đây là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây.

 

Vị trí và dự báo hướng di chuyển của bão
Vị trí và dự báo hướng di chuyển của bão

 

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, thời điểm trưa ngày 25-9, các cơ quan chức năng đã tổ chức kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn cho 57.840 tàu/300.128 lao động trên biển ra khỏi vùng nguy hiểm. Trong 24 giờ tới, tiếp tục tập trung kêu gọi 127 tàu còn lại ra khỏi vùng nguy hiểm. Trong đó, Bình Định 100 tàu, Quảng Ngãi 24 tàu, Quảng Nam 1 tàu và Phú Yên 2 tàu. Do đây là cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, khoảng 20-25 km/giờ, nhanh hơn hầu hết các tàu đánh cá hiện nay, nên các tàu cá cần phải di chuyển khỏi vùng dự báo hướng di chuyển của bão ngay từ bây giờ. Các giải pháp kiểm đếm, nắm tình hình và sẵn sàng ứng phó đối với các hoạt động trên biển như nuôi trồng thủy sản, các khu du lịch… đã hoàn tất.

 

Trên bờ, công tác nắm tình hình, sẵn sàng ứng phó trong trường hợp bão đổ bộ gây mưa to, gió lớn, sạt lở đất, ngập úng... với phương châm đảm bảo an toàn tối đa tính mạng và tài sản của nhân dân, nhà nước đã được triển khai.

 

Tại Khánh Hòa, đến chiều 25-9, toàn bộ 729 phương tiện/4.467 ngư dân đang hoạt động trên biển đã nắm bắt tình hình bão để chủ động di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm. Các chủ lồng bè và người lao động trên biển, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trên các đảo và ven biển đều đã nắm bắt tình thông tin và hướng đi của bão, sẵn sàng vào bờ khi có yêu cầu. Ngoài ra, công tác đảm bảo an toàn cho người dân tại các điểm có nguy cơ sạt lở, khu vực ngầm, cầu, tràn; khu vực nguy hiểm, các địa phương căn cứ vào tình hình ảnh hưởng của mưa lũ để chủ động bố trí lực lượng chốt chặn, sơ tán nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

 

Về công tác đảm bảo an toàn hồ chứa, hiện các đơn vị quản lý hồ chứa đã nắm được tình hình về cơn bão Noru và khả năng mưa lũ để thực hiện điều tiết nước nhằm đón lũ. Các đơn vị quân đội, công an, lực lượng xung kích của các địa phương chủ động bố trí lực lượng, phương tiện để hỗ trợ người dân khi có tình huống, sự cố thiên tai xảy ra.

 

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao ban chỉ đạo, các địa phương đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó bão. “Đây là cơn bão có cường độ lớn, di chuyển nhanh, cần tập trung ứng phó sớm, tuyệt đối không chủ quan. Sau cuộc họp, các bộ, ngành, nhất là các địa phương triển khai ngay các phương án chủ động ứng phó. Cần chuẩn bị tốt nhất, kỹ lưỡng nhất, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Trong đó, lên phương án chi tiết về cấm biển, cấm đường, cấm người dân ra đường khi bão đổ bộ; cho học sinh nghỉ học trong những ngày mưa bão…”.

 

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn tập trung làm tốt công tác dự báo, chính xác, kịp thời, làm cơ sở cho công tác chủ động ứng phó; Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, các bộ ngành thành lập các đoàn công tác, trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương ứng phó mưa bão. Các địa phương tổ chức cấm biển vào sáng 26-9, kiểm soát tàu trên biển, tổ chức đảm bảo an toàn cho tàu thuyền tại các khu neo đậu, tránh trú bão. Rà soát, khảo sát các khu vực xung yếu, di dời người dân đến nơi an toàn. Chú trọng công tác thông tin, truyền thông, truyền hình, các cơ quan báo chí trung ương đến địa phương tăng thời lượng, thông tin sát thực, kịp thời tình hình, diễn biến của mưa bão, các nguy cơ về sạt lở, ngập lụt, các khu vực xung yếu… để người dân và doanh nghiệp nắm bắt.

 

Sau cuộc họp trực tuyến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu đã yêu cầu các sở ngành, địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của trung ương, của tỉnh về chủ động ứng phó bão Nora. Trong đó, với lượng mưa dự báo 20-40 mm/ngày kéo dài liên tục từ tối 25-9 đến hết ngày 28-9, cần chú ý nguy cơ sạt lở đất, nhất là tại 2 địa phương Vạn Ninh và Ninh Hòa; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện hoạt động trên biển.

Hồng Đăng

Chiều 25-9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ ngành, địa phương về ứng phó bão Noru. Đầu cầu Khánh Hòa do ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.   Theo các cơ quan chuyên môn, bão Noru khi đổ bộ Philippines vào chiều 25-9 đạt cấp 16, giật cấp 17, trở thành siêu bão. Đến đêm 25-9, bão đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 4. Khi đi qua vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa, bão đạt sức gió cấp 13-14, giật cấp 16. Đêm 27-9, bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định với sức gió đạt cấp 12-13, giật cấp 14. Đây là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây.   Vị trí và dự bá

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn