Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra trong thời điểm đất nước đạt được những thành tựu quan trọng nhưng cũng đang đối diện với nhiều thách thức, khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.

Trong đó, những tháng đầu năm 2023, mặc dù bối cảnh thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và đời sống người dân cơ bản ổn định, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính giảm mạnh do lạm phát, căng thẳng địa chính trị, các nước thắt chặt chính sách tiền tệ… đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong nước.

Mức tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so với mục tiêu đề ra; một số địa phương có mức tăng trưởng âm hoặc thấp so với cùng kỳ; kim ngạch xuất, nhập khẩu, sản xuất của nhiều ngành công nghiệp chủ lực giảm hoặc tăng thấp; một số điểm nghẽn của các thị trường chưa được tháo gỡ hiệu quả; nhiều doanh nghiệp còn khó khăn, một số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô hoặc dừng hoạt động; người lao động mất việc làm, giảm việc làm tăng…

Bám sát thực tiễn, thấu hiểu tình hình, các đại biểu Quốc hội đã lắng nghe ý kiến cử tri, tập trung, nghiêm túc, trách nhiệm trong nghiên cứu, xem xét, thảo luận và thẳng thắn chỉ ra cũng như phân tích những hạn chế, tồn tại.

Bám sát thực tiễn, thấu hiểu tình hình, các đại biểu Quốc hội đã lắng nghe ý kiến cử tri, tập trung, nghiêm túc, trách nhiệm trong nghiên cứu, xem xét, thảo luận và thẳng thắn chỉ ra cũng như phân tích những hạn chế, tồn tại.

Tại nghị trường Quốc hội và tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa hai đợt họp, các đại biểu Quốc hội đã chỉ rõ những vấn đề, công việc cần tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả. Đáng chú ý trong đó là, tăng trưởng GDP quý I/2023 đạt 3,32%, mức rất thấp trong điều kiện nền kinh tế đã mở cửa sau khi kiểm soát dịch Covid-19. Việc triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài còn rất chậm.

Quốc hội đã ban hành nhiều Nghị quyết với những chính sách chưa có tiền lệ để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhưng thực tiễn cho thấy cùng một hệ thống quy định pháp luật nhưng giữa các bộ, ngành, địa phương thực hiện đem lại kết quả rất khác nhau...

Các đại biểu Quốc hội đã đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trong thực tế, đồng thời thống nhất cùng Chính phủ tiếp tục thực hiện nhiều quyết sách quan trọng. Trọng tâm là, triển khai có hiệu quả tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Kết luận của Trung ương về kinh tế-xã hội năm 2023, các Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.

 

Theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới để có phương hướng phù hợp. Củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế trên cơ sở lành mạnh hóa, giữ vững sự phát triển ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục nguyên nhân dẫn đến chậm giải ngân để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Bên cạnh đó, cả nước chú trọng đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, nhất là khắc phục tình trạng né tránh trách nhiệm trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, rà soát làm rõ, báo cáo Quốc hội về những vướng mắc, bất cập, chồng chéo của các luật liên quan hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và kịp thời đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới.

Tại kỳ họp này, thực hiện chức năng lập pháp của mình, Quốc hội đã xem xét, thông qua 8 dự án Luật, nhiều dự thảo nghị quyết, cho ý kiến nhiều dự án Luật cùng nhiều văn bản quan trọng khác, góp phần đưa nền kinh tế đất nước vượt qua thách thức, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm an sinh xã hội của người dân.

Nhiệm vụ năm 2023 và những năm tiếp theo là rất nặng nề với việc chúng ta phải giải quyết kịp thời, xử lý tốt những khó khăn, trở ngại đang đặt ra trong thực tiễn.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Sau 2,5 ngày làm việc trách nhiệm cao, thẳng thắn, phiên chất vấn diễn ra dân chủ, sôi nổi, có trọng tâm, trọng điểm, nhận được sự đồng tình và đánh giá tốt của nhân dân và cử tri cả nước. Qua phiên chất vấn và trả lời chất vấn, nhiều vấn đề, nhiệm vụ của các bộ, ngành đã được làm rõ hơn, nhất là những yếu kém, thách thức cần tìm giải pháp quyết liệt, đồng bộ để khắc phục.

Nhiệm vụ năm 2023 và những năm tiếp theo là rất nặng nề với việc chúng ta phải giải quyết kịp thời, xử lý tốt những khó khăn, trở ngại đang đặt ra trong thực tiễn. Cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự chủ động, tích cực, đồng hành, ủng hộ của cả hệ thống chính trị, thì tinh thần quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng cống hiến của mỗi cán bộ, công chức viên chức, người lao động và nhân dân là rất quan trọng. Tinh thần đó sẽ tạo ra sức mạnh nội lực, ý chí cao để cả nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Sau hơn 20 ngày làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, thẳng thắn, nghiêm túc, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã kết thúc tốt đẹp. Kỳ họp tiếp tục thể hiện sâu sắc tinh thần sâu sát, quyết liệt, kịp thời của Quốc hội đối với những vấn đề quan trọng của đất nước. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc, tạo động lực để đất nước vượt qua thách thức, phát triển kinh tế, bảo đảm tốt an sinh xã hội.

Trong đó, những tháng đầu năm 2023, mặc dù bối cảnh thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và đời sống người dân cơ bản ổn định, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính giảm mạnh do lạm phát, căng thẳng địa chính trị, các nước thắt chặt chính sách tiền tệ… đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong nước.

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn