Hội thảo khoa học “Đồng chí Trường-Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, người con ưu tú của quê hương Nam Định” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Nam Định tổ chức ngày 18-1, tại Nam Định đã khắc họa những nét chân dung, nêu bật những cống hiến, trí tuệ và bản lĩnh, tình cảm và phong cách của đồng chí Trường-Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng.
Những nét chân dung nổi bật của nhà lãnh đạo kiệt xuất
Những nét chân dung nổi bật của nhà lãnh đạo kiệt xuất
 
Các đồng chí Phạm Văn Đồng, Trường-Chinh và Lê Duẩn (Ảnh tư liệu).
Hội thảo khoa học “Đồng chí Trường-Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, người con ưu tú của quê hương Nam Định” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Nam Định tổ chức ngày 18-1, tại Nam Định đã khắc họa những nét chân dung, nêu bật những cống hiến, trí tuệ và bản lĩnh, tình cảm và phong cách của đồng chí Trường-Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng.

1. Đồng chí Trường-Chinh (tên thật là Đặng Xuân Khu) sinh ngày 9-2-1907, tại làng Hành Thiện nổi tiếng truyền thống khoa bảng. Gia đình có truyền thống khoa cử đỗ đạt và người thanh niên yêu nước Đặng Xuân Khu đã tiến xa hơn các bậc tiền nhân như cha và ông nội hay các sĩ phu thế hệ trước ở làng. Tham gia các hoạt động yêu nước từ năm 1925, gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên năm 1927, trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp từ năm 1929, chịu án khổ sai lưu đày hơn sáu năm (1930 - 1936) và rồi đảm nhận những cương vị quan trọng: Quyền Tổng Bí thư (năm 1940), ba lần là Tổng Bí thư (các năm 1941, 1951, 1986), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ tháng 12-1986), ông đã dành trọn cả cuộc đời cho Đảng, cho dân, cho nước.

Đồng chí Trường-Chinh là người đề xướng và tham gia chỉ đạo thực hiện thành công nhiều nghị quyết của Đảng, thể hiện rõ tầm vóc trí tuệ, bản lĩnh chính trị của một nhà chiến lược; tinh thần khoa học, tầm nhìn và sự tận tụy của một nhà tổ chức tài năng. Ông còn là một nhà báo, nhà thơ, nhà văn hóa lớn, nêu tấm gương sáng về đạo đức, tác phong cho hậu thế.

2. Tháng 3-1941, quyền Tổng Bí thư Đặng Xuân Khu vượt suối, băng rừng, vượt qua sự kiểm soát gắt gao của kẻ thù để gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tổ chức thành công Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941). Tại Hội nghị này, đồng chí Trường-Chinh được bầu là Tổng Bí thư của Đảng. Nghị quyết của Hội nghị do đồng chí Trường-Chinh chuẩn bị là sự “thay đổi chiến lược” là “chính sách mới” của Đảng đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình giải phóng dân tộc của cách mạng.

Năm 1943, Đề cương văn hóa Việt Nam được Tổng Bí thư Trường-Chinh soạn thảo nêu cao phương châm Dân tộc - Khoa học - Đại chúng đã định hướng cho văn hóa cách mạng Việt Nam phát triển. Cho đến nay dù cách diễn đạt câu từ có thể khác đôi chút song tinh thần đó vẫn được nâng cao và tiếp nối.

Tháng 3-1945, trong những diễn biến đột ngột của tình hình, đồng chí Trường-Chinh là linh hồn trong sự kịp thời và phù hợp của Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Bản Chỉ thị ra đời (12-3-1945) chỉ ba ngày sau khi Nhật hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương đã như luồng gió mạnh thổi bùng Cao trào kháng Nhật cứu nước. Bản Chỉ thị quan trọng này còn định hướng cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ lịch sử tới. Khi có tin Nhật đã đầu hàng Đồng minh, nhiều địa phương (trong đó có cả Thủ đô Hà Nội) chưa kịp nhận mệnh lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa nhưng từ tinh thần của Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta đã kịp thời phát động nhân dân vùng lên giành chính quyền thắng lợi, cùng “cộng hưởng” làm nên thắng lợi trọn vẹn của cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ, loạt bài trên báo Sự thật (từ số 70 đến số 81) có tựa đề Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường-Chinh đã xác định mục tiêu, cổ vũ tinh thần cho những người kháng chiến. Sau chiến thắng biên giới 1950, cục diện kháng chiến thay đổi, Đảng ra hoạt động công khai. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951), đồng chí Trường-Chinh trình bày Luận cương về cách mạng Việt Nam với tầm nhìn bao quát, tư duy sắc bén, định hướng những chủ trương, chính sách cụ thể đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Những năm giữa thập niên 1980, trước khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng, đồng chí Trường-Chinh lại là người tiên phong cùng Trung ương Đảng tìm con đường Đổi mới. Là người luôn bám sát thực tiễn, đồng chí Trường-Chinh đã từ thực tiễn sinh động ở các cơ sở, các địa phương suy nghĩ sâu sắc về những vấn đề ở tầm vĩ mô, góp phần hình thành đường lối Đổi mới toàn diện của Đảng. Trong Đổi mới, có một “hiện thực ngoạn mục” là một số trường hợp những người đã từng chỉ đạo những chiến dịch “thổi còi” trước đây lại khởi xướng và chỉ đạo việc tháo gỡ, giải thoát cho những người bị “thổi còi”. Một trong những dẫn chứng điển hình cho nhận xét này chính là Tổng Bí thư Trường-Chinh. Năm 1968, ông là người quyết định đình chỉ “khoán hộ” ở Vĩnh Phúc. Năm 1980 ông đã ủng hộ khoán ở Hải Phòng.

Tháng 7-1983, đồng chí Trường-Chinh cùng với các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công đã trực tiếp nghe báo cáo của đại biểu giám đốc các đơn vị làm ăn có hiệu quả của TP Hồ Chí Minh trong một hội nghị có tiếng vang sâu rộng, về sau được gọi là “Sự kiện Đà Lạt” do đồng chí Nguyễn Văn Linh - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh - tổ chức. Đây là những đơn vị sản xuất đã mạnh dạn tự tháo gỡ khó khăn, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, kiên quyết chuyển sang hạch toán kinh doanh, giải phóng sức sản xuất, tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế TP Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ. Trong những năm 1984 - 1985, đồng chí Trường-Chinh là người đi đầu trong việc tìm tòi đổi mới tư duy. Từ thực tiễn, những cách làm mới của TP Hồ Chí Minh, của Long An, Vĩnh Phú, cùng với những nhận định, đánh giá của Trung ương về tình hình đất nước đã được đồng chí tổng kết, vận dụng vào việc chuẩn bị (lại) Văn kiện Đại hội VI. Ngày 19-10-1986, Tổng Bí thư Trường-Chinh phát biểu tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội: “Trong những năm qua, chúng ta đã mắc sai lầm tả khuynh duy ý chí, làm trái quy luật khách quan. Sai lầm đó thể hiện trong việc ham phát triển công nghiệp nặng với quy mô lớn vượt quá khả năng, duy trì một kiến trúc thượng tầng đồ sộ vượt quá sức chịu đựng của cơ sở hạ tầng, muốn nhanh chóng xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa... Khi đã mắc sai lầm lại bảo thủ, không dũng cảm và quyết tâm sửa chữa" (1). Quan điểm này được khẳng định trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VI (cũng do đồng chí đọc, ngày 15-12-1986): “Việc đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu sót. Do đó, trong 10 năm qua đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế” (2).

3. Với lòng tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, một trong ba bài học vô giá được đồng chí Trường-Chinh rút ra và nhấn mạnh trước thềm Đổi mới là “Sức mạnh của một nước, của cách mạng chính là ở nhân dân”. Đây cũng là cơ sở của tư tưởng “Lấy dân làm gốc” được nhấn mạnh trong Đổi mới, tương đồng với luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” (3).

Hàng ngày trong công việc, đồng chí Trường-Chinh luôn thể hiện tác phong cẩn trọng, sâu sát và giản dị, Ông nói thận trọng, viết lại càng cẩn thận từng câu, mỗi dấu phảy, dấu chấm đều dùng rất chính xác. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường thân mật gọi đồng chí Trường-Chinh là “Chú Thận” - chữ Thận với nghĩa thận trọng, cẩn thận, chu đáo. Ông là khuôn mẫu về ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, dám chịu tránh nhiệm. Ông nhấn mạnh với các đồng chí của mình: “Công tác cách mạng của chúng ta có thành tích và cũng có sai lầm. Điều cốt yếu là Đảng ta tránh được những sai lầm về đường lối cách mạng và một khi phạm sai lầm dù lớn, dù nhỏ đều thành khẩn nhận hết sai lầm và kiên quyết sửa chữa... Vì đường lối cách mạng của Đảng ta đúng, bản chất chế độ ta tốt, quần chúng nhân dân ta nói chung vẫn tin tưởng ở Đảng và Chính phủ ta, cho nên ta có điều kiện tốt để sửa sai và tiến lên” (4).
*
Bằng cả cuộc đời hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ với những cống hiến lớn của mình, đồng chí Trường-Chinh là một nhà lãnh đạo xuất sắc, người luôn xuất hiện đúng lúc tại những thời điểm lịch sử quan trọng, trong những bước ngoặt thay đổi của cách mạng Việt Nam - với tư duy sáng tạo, đổi mới để phát triển, sửa sai để tiến lên, đặc biệt là những lần đồng chí xuất hiện trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng.

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử cách mạng, lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX đã ghi đậm nhiều dấu ấn của đồng chí Trường-Chinh - Một người cộng sản kiên trung, một nhà chiến lược, nhà tổ chức tài năng, một nhà văn hóa lớn, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và là người để lại một tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng, một tác phong công tác cẩn trọng nhưng không bảo thủ mà luôn bám sát thực tiễn tươi mới.
________________________________________
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam (2000) - Văn kiện Đảng toàn tập - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 47, tr. 270
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2000) - Văn kiện Đảng toàn tập - Sđd, tập 47, tr. 253 - 254
(3) Hồ Chí Minh (2011) - Toàn tập - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 10, tr. 453
(4) Tạp chí Học tập, số 11 - 12, năm 1956, tr. 23
Theo nhandan.com.vn
  Các đồng chí Phạm Văn Đồng, Trường-Chinh và Lê Duẩn (Ảnh tư liệu). Hội thảo khoa học “Đồng chí Trường-Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, người con ưu tú của quê hương Nam Định” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Nam Định tổ chức ngày 18-1, tại Nam Định đã khắc họa những nét chân dung, nêu bật những cống hiến, trí tuệ và bản lĩnh, tình cảm và phong cách của đồng chí Trường-Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng. 1. Đồng chí Trường-Chinh (tên thật là Đặng Xuân Khu) sinh ngày 9-2-1907, tại làng Hành Thiện nổi tiếng truyền thống khoa bảng. Gia đình có truyền thống khoa cử đỗ đạt và người thanh niên yêu nước Đặng Xuân Khu đã tiến xa hơn c&aacute

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn