(TG) - Ngày 14/12/2021, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc diễn ra tại Hội trường Diên Hồng. Chủ trì là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây là hội nghị đối ngoại đầu tiên trong lịch sử, do Bộ Chính trị và Ban Bí thư chủ trì. 

Nét đặc sắc của “Ngoại giao cây tre” Việt Nam
Nét đặc sắc của “Ngoại giao cây tre” Việt Nam

Nội dung chính là đánh giá toàn diện những thành tựu của công tác đối ngoại trong 35 năm đổi mới, và nhìn lại những bài học kinh nghiệm, đồng thời truyền đi thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lấy hình ảnh cây tre, để định hướng cho trường phái ngoại giao riêng, đặc sắc và độc đáo của đất nước Việt Nam. Tổng Bí thư khẳng định, hơn 90 năm qua, Việt Nam đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. “Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.

NÉT ĐẶC SẮC

Trong bài phát biểu kéo dài hơn 60 phút tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư khái quát và nhận định: “Chúng ta đã xây dựng nên trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh. Đây là trường phái riêng”. Tổng Bí thư đã ví ngoại giao Việt Nam là “ngoại giao cây tre”: “Thân gầy guộc, lá mong manh/Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi”. Hình tượng đẹp của cây tre luôn gắn bó với con người, làng quê cũng như gắn chặt với truyền thống dân tộc, đặc biệt là bản sắc nền ngoại giao Việt Nam, nền ngoại giao Hồ Chí Minh.

Nội hàm của trường phái “Ngoại giao cây tre” Việt Nam mà Tổng Bí thư nói đến là: 1) Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; 2) linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. 3) Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. 4) Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tuỳ cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”.

Tổng Bí thư đã phân tích “ngoại giao cây tre”: “Cây tre Việt Nam gốc vững chắc, cành uyển chuyển, mềm dẻo nhưng rất kiên cường. Không có cơn gió nào quật ngã được”. Điều này nói lên nền ngoại giao thấm đượm tâm hồn cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam, đó là: mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định can trường trước mọi thử thách khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do hạnh phúc của nhân dân.

Nét đặc sắc khi lấy cây tre làm biểu tượng cho trường phái ngoại giao Việt Nam được thể hiện, đó là:

Một là, luận về gốc tre: Ngoại giao phải có gốc, với hàm ý ngành ngoại giao trong 76 năm qua đã hình thành và phát triển không chỉ kế thừa truyền thống của nhiều thế hệ cha anh đi trước mà đằng sau đó là cả thành tựu của đất nước, dân tộc. “Đây là nền ngoại giao đầy hào khí, giàu tính nhân văn, hòa hiếu, trọng lẽ phải, công lý và chính nghĩa”. Tổng Bí thư còn nói “sau lưng các nhà ngoại giao luôn có toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cả hệ thống chính trị” - Đấy là cái gốc của ngoại giao.

“Gốc tre quyện vào nhau” với hàm ý đoàn kết, các bộ ngành trong nước và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải gắn bó, hợp tác tốt với nhau. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân”(1)[1]. Cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín đất nước là bệ phóng, đường lối đối ngoại là ánh sáng soi đường, dẫn lối, để đối ngoại, ngoại giao Việt Nam vươn cao, bay xa. Tổng Bí thư dùng từ “Mang chuông đi đánh nước người”, với hàm ý chuông có kêu to hay không là nhờ thực lực quốc gia, nhờ cái gốc ở bên trong. Gốc có vững thì thân, cành mới tốt tươi, xum xuê, uyển chuyển được.

Hai là, luận về thân tre. Tổng Bí thư đã nêu ra ba thông điệp rất quan trọng ứng với ngành ngoại giao đó là uyển chuyển, linh hoạt nhưng đặc biệt phải khiêm tốn.

Cây tre Việt Nam sinh sôi, bám chắc ở mọi vùng đất, từ đất phù sa tới những nơi cằn cỗi, khắc nghiệt. Ngoại giao “cây tre Việt Nam” bén rễ từ nền văn hóa Việt Nam với truyền thống hòa hiếu nhưng cũng rất quật cường. “Thân tre gầy guộc”, hàm ý chỉ các nhà ngoại giao khiêm tốn, không khoa trương hình thức mà đi vào thực chất. Mỗi cán bộ ngoại giao cần nói đi đôi với làm học thật, làm thật, từ những cái nhỏ, cái cụ thể, song cần kiên định mục tiêu, phải mạnh mẽ, biết bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Thân cây tre gầy guộc, mảnh mai nhưng cứng rắn, chia làm nhiều đốt tạo nên sự mềm dẻo, hàm ý ngành ngoại giao cần uyển chuyển, linh hoạt tuỳ vào từng thời điểm, hoàn cảnh. Trong mỗi thời kỳ, hoàn cảnh lại có những nhiệm vụ riêng và phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Trong thời bình các nhà ngoại giao là những người tiên phong. Không tiên phong là không bắt kịp sự phát triển, là bỏ lỡ thời cơ. Yêu cầu đặt ra cho đối ngoại, ngoại giao cao hơn về chất lượng, hiệu quả; sâu rộng hơn về lĩnh vực và lực lượng tham gia; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hơn; chủ động, tích cực hơn trong triển khai thực hiện đường lối đối ngoại thời kỳ mới.

Cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 trước giờ xuất quân làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 trước giờ xuất quân làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Gốc tre, thân tre phải đi liền với nhau. Hiện nay, ngoại giao không chỉ ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, mà còn góp phần bảo vệ Tổ quốc từ xa, từ sớm, phát hiện sớm vấn đề để dự báo sớm, cảnh báo sớm những nguy cơ, thách thức và cả cơ hội. Ngoại giao phải ngày càng đa dạng, toàn diện, hiện đại.

Ba là, luận về đặc tính của cây tre: Cây tre rất thân thuộc trong đời sống, một trong những biểu tượng của văn hóa dân tộc, in đậm trong nhiều tác phẩm nghệ thuật. Đặc tính tự nhiên nổi trội của cây tre gần gũi với phẩm chất của dân tộc Việt Nam. Nhiều nước có tre, nhưng nói đến cây tre là nghĩ đến Việt Nam.

Đặc điểm nổi trội của cây tre là dẻo dai, giàu sức sống, dễ thích nghi với môi trường. Tre vững chãi vì sống kết thành bụi, thành lũy, thành rừng, rễ bám sâu vào lòng đất, gió bão cũng phải chịu thua… Trong bụi tre, lũy tre, rừng tre, cây to khỏe ở ngoài che đỡ cho cây non, tre già măng mọc, gợi lên bài học về sự đoàn kết, đồng thuận, thống nhất, về phương châm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Đó cũng là những phẩm chất tiêu biểu cần có của ngành Ngoại giao.

Khái quát biểu tượng cây tre “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, chính là triết lý, phương pháp luận và phương châm chỉ đạo của ngoại giao Việt Nam. Nền tảng văn hóa, truyền thống hữu nghị, hòa hiếu, khoan dung, đường lối của Đảng, là cội nguồn, là cái gốc để ngoại giao vững chắc, vươn cao. Có sự trùng hợp kỳ lạ giữa hình tượng cây tre Việt Nam với trường phái ngoại giao Việt Nam. Nói trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam” chính là sự ghi nhận những phẩm chất tốt đẹp, sức mạnh, đóng góp của mặt trận ngoại giao, ngành Ngoại giao, hoạt động ngoại giao.

TRƯỜNG PHÁI NGOẠI GIAO RIÊNG CỦA VIỆT NAM

Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 (22-26/8/2016), Tổng Bí thư đã nhắc đến trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”. Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần này, nội dung đó được đề cập đậm hơn, sâu hơn và chốt lại trong lời kết của bài phát biểu tâm huyết: Quyết tâm xây dựng và phát triển một nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc - trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”.

Để “Ngoại giao cây tre” trở thành trường phái đối ngoại riêng của Việt Nam trong thời gian tới ngành ngoại giao cần quán triệt những quan điểm mới về ngoại giao đã nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng là: ngoại giao là một “mặt trận”, giữ vai trò “tiên phong”, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi để xây dựng, phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam; ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh, “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”...

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, Tổng Bí thư đã phân tích cặn kẽ, sâu sắc vai trò các nhiệm vụ ngoại giao: giữ vững hòa bình, ổn định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; phục vụ phát triển đất nước là nhiệm vụ trung tâm; nâng cao vị thế và uy tín đất nước là nhiệm vụ quan trọng. Từ đó, đề ra phương châm chỉ đạo: mạnh dạn đột phá, sáng tạo trong công tác, tìm ra cách làm mới, mở rộng ra các lĩnh vực mới, tìm hiểu các đối tác mới, hướng đi mới.

Tổng Bí thư đã đúc kết năm bài học sâu sắc cho ngành Ngoại giao: Thứ nhất, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia - dân tộc và nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế. Thứ hai, kiên định nguyên tắc và linh hoạt về sách lược. Thứ ba, xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Thứ tư, bài học về công tác xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Thứ năm, bài học về sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước.

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra từ ngày 16-17/1/2020 tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra từ ngày 16-17/1/2020 tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

Tổng Bí thư nêu 6 nhiệm vụ cho ngành ngoại giao cần làm tốt hơn trong thời gian tới: Một là, nắm chắc tình hình để kịp đổi mới tư duy và có giải pháp thích hợp trong công tác đối ngoại. Hai là, quán triệt sâu sắc và thực hiện đúng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Ba là, phát huy mọi yếu tố thuận lợi của đất nước để định hình các cơ chế đa phương. Bốn là, nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, nhất là hợp tác kinh tế, văn hoá và hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng. Năm là, chú trọng công tác nghiên cứu và dự báo chiến lược các xu hướng vận động trong chính sách và quan hệ giữa các nước lớn, các nước láng giềng. Sáu là, tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đủ trình độ, uy tín, phong cách để sánh vai với các nước, bạn bè quốc tế.

Như vậy, trong hơn 35 năm đổi mới Ngoại giao Việt Nam đã đóng góp rất quan trọng vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, góp phần làm cho đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam” là niềm vinh dự, tự hào to lớn và là nhiệm vụ, yêu cầu mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó, tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hơn, quyết tâm xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng./.

PGS. TS. Thái Văn Long
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII , Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Sự thật, HN 2021 tr 162

Nội dung chính là đánh giá toàn diện những thành tựu của công tác đối ngoại trong 35 năm đổi mới, và nhìn lại những bài học kinh nghiệm, đồng thời truyền đi thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lấy hình ảnh cây tre, để định hướng cho trường phái ngoại giao riêng, đặc sắc và độc đáo của đất nước Việt Nam. Tổng Bí thư khẳng định, hơn 90 năm qua, Việt Nam đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc v&agrave

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn