Ngày 21-8, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại địa phương, phục vụ phát triển và hội nhập” đã diễn ra tại Hà Nội.
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại địa phương, phục vụ phát triển và hội nhập
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại địa phương, phục vụ phát triển và hội nhập
Ngày 21-8, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại địa phương, phục vụ phát triển và hội nhập” đã diễn ra tại Hà Nội.

Hội nghị do Bộ Ngoại giao tổ chức, với sự tham gia của 200 đại biểu là đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, cơ quan Trung ương, các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng đông đảo cán bộ làm công tác ngoại vụ toàn quốc và các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Ngoại vụ địa phương-Thay đổi về chất, ngày càng chuyên nghiệp hóa

Theo báo cáo của Cục trưởng Cục Ngoại vụ-Bộ Ngoại giao Nguyễn Hoàng Long, kể từ Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 17 cách đây hai năm rưỡi, công tác ngoại vụ địa phương đã có những bước phát triển nhanh chóng, thay đổi về chất, ngày càng chuyên nghiệp hóa, tham mưu đắc lực cho lãnh đạo địa phương trong việc triển khai công tác đối ngoại tại địa bàn. Các địa phương đã triển khai tốt các cơ chế hợp tác song phương, cũng như cơ chế liên vùng/liên tỉnh với các đối tác nước ngoài, ký kết mới 119 cặp quan hệ hợp tác địa phương với các đối tác nước ngoài, ký 230 Bản ghi nhớ với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài. Trong bối cảnh chịu tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của các địa phương vẫn duy trì ở mức khá, mỗi năm giải ngân ước đạt khoảng 300 triệu USD, qua đó đóng góp vào nguồn lực phát triển quan trọng cho địa phương. “Mặc dù kinh tế thế giới còn khó khăn nhưng thu hút đầu tư nước ngoài tại các địa phương vẫn đạt kết quả khả quan, đạt 51,53 tỷ USD. Trong hơn hai năm qua, lượng kiều hối đầu tư về nước tăng đáng kể, đạt khoảng 26 tỷ USD, trong đó tập trung tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng…”, ông Nguyễn Hoàng Long cho hay.
Về công tác biên giới lãnh thổ, Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết, tình hình khu vực biên giới trên bộ với Lào, Campuchia và Trung Quốc trong giai đoạn 2014 đến nay cơ bản duy trì ổn định. Các cơ chế hợp tác quản lý và bảo vệ biên giới trên đất liền tiếp tục được kiện toàn và vận hành thông suốt. Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục duy trì các mối quan hệ với chính quyền và các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn; thường xuyên tổ chức gặp gỡ, trao đổi làm việc, tuần tra song phương, tiếp tục nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa các địa phương biên giới; tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại thăm thân và giao thương hàng hóa; tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý thức chấp hành pháp luật của cư dân biên giới…


Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 18.

Cần triển khai mạnh định hướng chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
Đánh giá cao những đóng góp của công tác đối ngoại địa phương đã phát triển toàn diện cả về bề rộng và chiều sâu, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự tham gia, phối hợp tích cực của các bộ, ngành và địa phương, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, mở ra những vận hội mới cho đất nước.
Chỉ ra những mặt còn hạn chế, như tư duy hội nhập quốc tế chuyển biến chậm; nhiều tỉnh, thành chưa gắn hội nhập với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương, chưa xây dựng chương trình hành động của triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai Nghị quyết này (mới có 41/63 tỉnh, thành có chương trình hành động); chưa tranh thủ được cơ hội của hội nhập để nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế…, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị, các địa phương cần triển khai mạnh định hướng chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, coi đây là nhiệm vụ chung của các tất cả các sở, ban, ngành; gắn hội nhập quốc tế với chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể của địa phương mình.
Phó thủ tướng cũng cho rằng, cần tận dụng tối đa lợi ích của hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế, để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của địa phương, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu, đa dạng hóa thị trường, đối tác, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, xuất khẩu lao động, du lịch. Cụ thể, lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, các doanh nghiệp và người dân cần nắm rõ các cam kết, thỏa thuận kinh tế mà nước ta tham gia ký kết để “đón đầu”, chuẩn bị tốt nhất cho việc thực hiện các cam kết này, tận dụng tối đa các cơ hội mà các thỏa thuận đó đem lại.
Phó thủ tướng đề nghị các tỉnh, thành phố quan tâm, cùng phối hợp với Trung ương tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại lớn được tổ chức tại địa phương, trong đó có các hội nghị APEC vào năm 2017, coi đây là cơ hội để quảng bá về địa phương, thúc đẩy thương mại, đầu tư và du lịch.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam theo dõi sát các thị trường nước ngoài, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp lựa chọn đối tác đầu tư, cảnh báo sớm cho các địa phương về khả năng xảy ra tranh chấp thương mại, cảnh báo về những nhà đầu tư không có năng lực, công nghệ lạc hậu, không bảo đảm tiêu chí môi trường.
Các địa phương cùng phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động đối ngoại thường xuyên, trong đó có việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, FDI, tăng cường công tác quản lý biên giới lãnh thổ (đối với các địa phương có biên giới trên bộ, biển, đảo), thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, công tác ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại và công tác phi chính phủ nước ngoài.
Phó thủ tướng chỉ đạo các địa phương tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác đối ngoại địa phương, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngoại vụ cả về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ biên-phiên dịch để đáp ứng yêu cầu tình hình mới, tiếp tục nâng cao vai trò, vị trí của cơ quan ngoại vụ địa phương.
Đối với các tỉnh chưa thành lập Sở Ngoại vụ, căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế, địa phương chủ động thúc đẩy việc thành lập để có bộ máy chuyên trách, tham mưu giúp việc hiệu quả cho lãnh đạo tỉnh trong công tác đối ngoại.
Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu đã nghe các tham luận về hoạt động đối ngoại của Ban Đối ngoại Trung ương về triển khai công tác đối ngoại Đảng tại các địa phương; tham luận của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam về phát huy công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới và các tham luận về công tác đối ngoại đóng góp vào phát triển tại địa phương của các thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Lâm Đồng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Quảng Trị và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Oska (Nhật Bản).
Theo qdnd.vn
Ngày 21-8, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại địa phương, phục vụ phát triển và hội nhập” đã diễn ra tại Hà Nội. Hội nghị do Bộ Ngoại giao tổ chức, với sự tham gia của 200 đại biểu là đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, cơ quan Trung ương, các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng đông đảo cán bộ làm công tác ngoại vụ toàn quốc và các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ngoại vụ địa phương-Thay đổi về chất, ngày càng chuyên nghiệp hóa Theo báo cáo của Cục trưởng Cục Ngoại vụ-Bộ Ngoại giao Nguyễn Hoàn

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn