Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, việc xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp là trọng tâm, cốt lõi của phát triển văn hóa; mọi hoạt động văn hóa đều phải hướng tới xây dựng, phát triển con người.

Mọi hoạt động văn hóa đều phải hướng tới xây dựng, phát triển con người
Mọi hoạt động văn hóa đều phải hướng tới xây dựng, phát triển con người
 
0:00/0:00
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày tham luận tại Hội thảo. (Ảnh: DUY LINH)
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày tham luận tại Hội thảo. (Ảnh: DUY LINH)

Sáng 17/12, Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh với sự tham gia trực tiếp của 800 đại biểu.

Xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm

Trình bày tham luận tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ, Đảng ta nhận thức ngày càng sâu sắc mối quan hệ khăng khít giữa xây dựng văn hóa với xây dựng con người, và xác định phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng con người để thúc đẩy phát triển văn hóa.

Con người là chủ thể sáng tạo, truyền bá, thụ hưởng văn hóa, là trung tâm của chiến lược phát triển. Xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp là trọng tâm, cốt lõi của phát triển văn hóa; mọi hoạt động văn hóa đều phải hướng tới xây dựng, phát triển con người.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa, con người đối với phát triển nhanh và bền vững đất nước trong điều kiện mới. Việc xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam được trình bày trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng, tạo nền tảng, động lực thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Mọi hoạt động văn hóa đều phải hướng tới xây dựng, phát triển con người ảnh 1

Quang cảnh phiên chuyên đề Hội thảo Văn hóa 2022 sáng 17/12. (Ảnh: DUY LINH)

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, sau hơn 35 năm Đổi mới, các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã được cụ thể hóa trong các chính sách, pháp luật của Nhà nước, được ghi rõ trong Hiến pháp. Việc triển khai thực hiện trong thực tiễn cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng và còn những tồn tại, hạn chế.

Về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, phát huy nguồn lực xây dựng nền văn hóa Việt Nam “dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học”, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Đồng thời, tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các chương trình hành động nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng trên lĩnh vực văn hóa-văn nghệ đã ban hành.

Cùng với đó, xác định rõ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh nghiên cứu, xác định, tuyên truyền và triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh cải cách và hoàn thiện thể chế văn hóa cần được phát huy đồng bộ thông qua nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước song hành cùng trao quyền tự chủ nhiều hơn đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động văn hóa.

Ngoài ra, cần phát huy toàn diện và đầy đủ các nguồn lực văn hóa bao gồm nguồn nhân lực con người và nguồn lực tài chính, nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ quá trình xã hội hóa, sự đóng góp của cộng đồng các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cùng tham gia phát triển văn hóa.

Trao quyền cho người dân trong sứ mạng giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa

Chia sẻ góc nhìn về giá trị của văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nêu rõ, qua hơn 10 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được đánh giá đã đạt được thành tựu “to lớn, toàn diện và có tính lịch sử”.

Tuy nhiên, bên cạnh những xã nông thôn mới tạo dựng được “cốt” mới, nhưng vẫn giữ được “hồn” cũ thì nhiều nơi dù hiện đại hơn nhưng lại trở nên “thô ráp”, “vô hồn” vì những khối bê tông “đồng phục hoá”. Nhiều công trình hoành tráng lạc lõng với khung cảnh làng quê; những hàng cây xanh, lũy tre làng bị thay thế một cách khiên cưỡng, làm mất đi hình ảnh nông thôn sinh thái.

Mọi hoạt động văn hóa đều phải hướng tới xây dựng, phát triển con người ảnh 2

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ góc nhìn về giá trị của văn hóa trong xây dựng nông thôn mới. (Ảnh: DUY LINH)

 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng nông thôn không chỉ là nơi diễn ra hoạt động kinh tế mà còn là không gian văn hóa, bao gồm vật thể và phi vật thể, đồng thời cũng là tài nguyên phát triển. Việc giữ gìn, phát huy các giá trị nông thôn giúp người làng quê trân quý những giá trị truyền thống và để nông thôn trở thành tài nguyên phục vụ phát triển, du lịch nông nghiệp, nông thôn.

“Nông thôn cần được xem là một miền di sản. Không chỉ là không gian sống hữu hình, nông thôn còn là không gian tâm thức, trong đó văn hóa tạo ra giá trị tâm thức. Những giá trị vô hình là nền tảng hướng tới các làng thông minh, làng hài hòa, làng hạnh phúc” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, xây dựng nông thôn mới không chỉ là đầu tư hạ tầng, mà là vun đắp tinh thần con người. Mọi cư dân nông thôn cần được giới thiệu, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của văn hoá địa phương, cảm nhận, tự hào về ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn của các phong tục, lễ hội truyền thống...

Để các danh hiệu văn hóa đi vào thực chất, biến thành nguồn lực, nguồn vốn phục vụ phát triển, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần có Chương trình Mục tiêu Quốc gia về “gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; cụ thể hoá Luật Di sản Văn hóa, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc 2021; và huy động sức mạnh, nguồn lực xã hội cùng tham gia hành động vì một Việt Nam hùng cường, giàu bản sắc.

Bên cạnh đó, cần có những giáo trình giảng dạy văn hoá nông thôn trong các đoàn thể, tổ chức xã hội, chú trọng nhóm đối tượng là học sinh từ những bậc học đầu tiên, bởi đây là thế hệ tiếp nối, giữ gìn cho dòng chảy liên tục văn hoá dân tộc. Ngoài ra, cần có những tiêu chí về văn hóa nông thôn thực chất có thể đo lường được, tránh bệnh thành tích trong bình xét các danh hiệu văn hóa; và trao quyền cho người dân trong sứ mạng giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa.

Lấy địa phương, người dân, doanh nghiệp làm trung tâm trong phát triển ngoại giao văn hóa

Đánh giá tình hình triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hoá từ năm 2016 đến nay, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa, con người, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng đất nước.

Ngoại giao văn hóa đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại của Việt Nam giúp thực hiện hai mục tiêu là phục vụ đường lối đối ngoại và phát triển văn hóa. Đại hội XIII đặt nhiệm vụ “mở rộng và nâng cao hiệu quả ngoại giao văn hóa, đóng góp thiết thực vào quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước”.

Mọi hoạt động văn hóa đều phải hướng tới xây dựng, phát triển con người ảnh 3

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc nhấn mạnh vai trò của ngoại giao văn hóa trong bối cảnh hiện nay. (Ảnh: DUY LINH)

Theo Thứ trưởng Ngoại giao, trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược diễn ra gay gắt, các nước ngày càng coi trọng vai trò của ngoại giao văn hóa trong quảng bá hình ảnh quốc gia, phát huy bản sắc dân tộc, tăng cường sức mạnh mềm, góp phần phát triển bền vững và nâng cao vị thế, ảnh hưởng của đất nước trên trường quốc tế.

Tại Việt Nam, tháng 11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030, trong đó xác định ngoại giao văn hóa là sử dụng công cụ văn hóa trong ngoại giao nhằm đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bảo đảm lợi ích quốc gia-dân tộc, huy động nguồn lực bên ngoài, biến điều kiện thuận lợi, vị thế đất nước thành nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội.

Đồng thời, thông qua các biện pháp ngoại giao để tôn vinh các giá trị, vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, qua đó khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh mềm, nâng cao vị thế đất nước.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho biết trong thời gian tới, các nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược Ngoại giao văn hóa sẽ tiếp tục được triển khai mạnh mẽ và hiệu quả, cụ thể là thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ trên mọi mặt giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế; đẩy mạnh hội nhập sâu, rộng trong các lĩnh vực về văn hoá tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó tiếp tục đưa quan hệ hợp tác của Việt Nam và UNESCO đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Ngoài ra, tiếp tục quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, chú trọng việc lan tỏa các giá trị, tư tưởng, quan điểm nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ và cao đẹp của dân tộc Việt Nam; giải quyết bài toán nguồn lực cho phát triển ngoại giao văn hóa với phương châm “lấy địa phương, người dân, doanh nghiệp làm trung tâm” – họ vừa là chủ thể thụ hưởng vừa là đối tác.

  0:00/0:00 Nam miền Bắc Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày tham luận tại Hội thảo. (Ảnh: DUY LINH) Sáng 17/12, Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh với sự tham gia trực tiếp của 800 đại biểu. Xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm Trình bày tham luận tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ, Đảng ta nhận thức ngày càng sâu sắc mối quan hệ khăng khít giữa xây dựng văn hóa với xây dựng con người, và xác định phát triển văn h&

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn