Cách đây tròn nửa thế kỷ, ngày 27/1/1973, tại Paris, Thủ đô nước Cộng hòa Pháp đã diễn ra Lễ ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và bốn Nghị định thư liên quan giữa bốn bên tham gia hội nghị: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Thành quả của hiệp định lịch sử này không những có ý nghĩa to lớn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam mà còn mang tầm vóc, ý nghĩa thời đại sâu sắc.

Mốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
Mốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
 
0:00/0:00
Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Lễ ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973. (Nguồn: Tư liệu Tạp chí Lịch sử quân sự)
Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Lễ ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973. (Nguồn: Tư liệu Tạp chí Lịch sử quân sự)

Thứ nhất, Hiệp định Paris buộc Mỹ và các nước công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Hiệp định Paris là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng, toàn diện, đầy đủ nhất công nhận những quyền thiêng liêng, cơ bản của dân tộc Việt Nam. Điều 1 của Hiệp định ghi rõ: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Geneva 1954 về Việt Nam đã công nhận”. Với việc Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền nam, trong khi ta vẫn duy trì được hoàn toàn lực lượng, Hiệp định mở ra một cục diện mới có lợi cho cách mạng Việt Nam, tạo tiền đề vững chắc để quân và dân ta tiến lên “đánh cho ngụy nhào”. Đồng thời, góp phần ngăn chặn mọi âm mưu can thiệp trở lại của đế quốc Mỹ khi toàn quân, toàn dân ta tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21 (10/1973) đã đánh giá: “Hiệp định đó ghi lại những thắng lợi rất to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta… Dân tộc ta đã đuổi được đội quân viễn chinh Mỹ và chư hầu gồm trên nửa triệu tên ra khỏi nước ta, chấm dứt sự chiếm đóng của quân đội nước ngoài từ hơn một trăm năm nay” (1).

Thứ hai, thắng lợi của Hiệp định Paris khẳng định bản lĩnh, trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tiến hành kháng chiến chống xâm lược trong bối cảnh quốc tế có những phức tạp, không thuận lợi, Đảng ta luôn thể hiện bản lĩnh độc lập, tự chủ trong hoạch định đường lối chiến lược, sách lược. Đó là đường lối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao để vừa phát huy kết quả của từng mặt trận, vừa tạo sự tác động, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là giành độc lập dân tộc, thống nhất non sông.

Trong đàm phán, đế quốc Mỹ thường lợi dụng mâu thuẫn giữa các đồng minh chiến lược của ta, nhằm gây sức ép, cô lập ta để đạt được một giải pháp có lợi cho Mỹ. Quá trình đàm phán, ta tích cực tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và bạn bè quốc tế, nhưng chúng ta tự quyết định nội dung, hình thức và bước đi của đàm phán, trực tiếp giải quyết với Mỹ, buộc Mỹ chấp nhận ký kết theo ý định và mục tiêu chiến lược của ta.

Quá trình lãnh đạo đấu tranh ngoại giao, Đảng ta luôn kiên định về nguyên tắc độc lập, tự chủ, đồng thời luôn sáng tạo, mềm dẻo, khôn khéo về sách lược, thể hiện rõ trong kết hợp đánh-đàm, trong đàm phán “hai bên”, “bốn bên” và trong chủ trương “tuy hai mà một, tuy một mà hai” phối hợp giữa phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với phái đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Đó còn là đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ đi đôi với tăng cường đoàn kết quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Nhờ đó, Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là sự giúp đỡ, ủng hộ, chi viện về tinh thần và vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa, tạo sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi.

Thứ ba, Hiệp định Paris khẳng định sự trưởng thành vượt bậc và những đóng góp to lớn của ngành ngoại giao cách mạng Việt Nam.

Bước vào cuộc đàm phán với đế quốc Mỹ, đối tượng đấu tranh lúc này là nước Mỹ, một cường quốc với một nền ngoại giao nhà nghề, luôn chủ trương thương lượng trên thế mạnh. Tính đến ngày 27/1/1973, Hội nghị Paris kéo dài gần 5 năm với tổng cộng 202 phiên họp chung công khai, 24 cuộc tiếp xúc riêng. Để đánh bại chính sách đàm phán trên thế mạnh của Mỹ, chúng ta kiên trì phương châm cũng là nghệ thuật đàm phán: phát huy chỗ mạnh cơ bản của ta là chính nghĩa, khoét sâu chỗ yếu về chính trị của Mỹ là chiến tranh xâm lược, phi nghĩa. Vận dụng phương pháp cách mạng, khoa học, ngoại giao Việt Nam đã đánh giá đúng ý đồ chiến lược và trong mỗi bước đi của Mỹ, khả năng và yêu cầu của ta, điều cần đạt, điều có thể nhân nhượng, nhất là trong những thời điểm có tính bước ngoặt. Với Hiệp định Paris, ngoại giao Việt Nam đã thật sự trưởng thành và đạt tầm cao về khoa học và nghệ thuật đấu tranh ngoại giao theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện ở việc nắm vững so sánh lực lượng trên chiến trường; chiến lược, sách lược, âm mưu của đối phương; dự tính đường đi nước bước trong từng thời kỳ, từng thời điểm, khéo léo, chính xác, nắm chắc thời cơ; biết giành thắng lợi từng phần và biết “ngả bài” đúng lúc…

Có thể nói, “Trong suốt mười ngàn ngày đêm chiến đấu, đối ngoại và ngoại giao thực sự là một mũi tiến công chiến lược có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự trên chiến trường để giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành toàn thắng; và sự ủng hộ quốc tế trở thành một trong các nhân tố quyết định thắng lợi”(2). “Lịch sử ngoại giao thế giới mãi mãi ghi nhận cuộc đàm phán Việt Nam-Hoa Kỳ ở Paris như một sự kiện quốc tế quan trọng ở thế kỷ XX, góp phần to lớn vào hòa bình thế giới và phong trào giải phóng dân tộc”(3).

 

Thứ tư, Hiệp định Paris là thắng lợi to lớn của mặt trận thống nhất Đông Dương và phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình của nhân dân trên toàn thế giới.

Thắng lợi của Việt Nam trong việc ký kết Hiệp định Paris tuy không trực tiếp giải quyết vấn đề Lào, Campuchia nhưng đã buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt mọi hoạt động quân sự, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của hai nước này, mở đường và tạo điều kiện thuận lợi để cách mạng Lào và cách mạng Campuchia giành thắng lợi vào năm 1975. Ở phạm vi rộng lớn hơn, Hiệp định Paris thật sự là nguồn cổ vũ lớn lao đối với nhân dân yêu chuộng tự do, hòa bình và công lý trên toàn thế giới, là minh chứng hùng hồn cho chân lý “đại nghĩa thắng hung tàn, chí nhân thay cường bạo”, củng cố niềm tin của nhân dân yêu chuộng hòa bình và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vào sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa. Điều 2 của Định ước do Bộ trưởng Ngoại giao của 12 nước ký ngày 2/3/1973 khẳng định, Hiệp định Paris đã “đáp ứng nguyện vọng tha thiết về hòa bình của tất cả các nước trên thế giới… là một cống hiến to lớn đối với hòa bình, quyền tự quyết, độc lập dân tộc và việc cải thiện quan hệ giữa các nước”(4).

50 năm đã trôi qua, ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm từ quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Paris vẫn nguyên giá trị và sẽ được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát triển trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.

------------------------------------

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 34 (1973), Nxb CTQG, H, 2004, tr.219.

(2) Ban Tổng kết Chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam - Thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, trang 227.

(3) Bộ Ngoại giao, Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.416-417.

(4) Bộ Ngoại giao, Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam, Sđd, trang 421.

  0:00/0:00 Nam miền Bắc Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Lễ ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973. (Nguồn: Tư liệu Tạp chí Lịch sử quân sự) Thứ nhất, Hiệp định Paris buộc Mỹ và các nước công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Hiệp định Paris là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng, toàn diện, đầy đủ nhất công nhận những quyền thiêng liêng, cơ bản của dân tộc Việt Nam. Điều 1 của Hiệp định ghi rõ: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Geneva 1954 về Việt Nam đã công nhận”. Với việc Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền nam, trong khi ta vẫn duy trì được hoàn toàn lực lượng, Hiệp định mở r

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn