Sáng 7-6, bên hành lang Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi với báo chí về một số nội dung trong dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Lắng nghe để điều chỉnh quy định về đặc khu bảo đảm hợp lý
Lắng nghe để điều chỉnh quy định về đặc khu bảo đảm hợp lý
Theo Thủ tướng, trên thế giới, nhiều nước đã xây dựng đặc khu, gần nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Nhiều nước thành công nhưng cũng có nước không thành công. Có nước trong khu vực Đông - Nam Á như Ma-lai-xi-a đã cho thuê đất 99 năm, Trung Quốc cũng có những khu vực cho thuê như vậy. Thủ tướng cho biết, khi đưa ra dự án luật thì có nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân, của trí thức, của kiều bào với “khí thế hết sức sôi nổi, tinh thần yêu nước nồng nàn, hết sức hoan nghênh”.

Thủ tướng khẳng định: “Chúng ta phải tiếp thu, lắng nghe những điều cần thiết để điều chỉnh luật, bảo đảm đất nước phát triển, tạo môi trường đầu tư kinh doanh nhưng phát triển bền vững, bảo đảm độc lập chủ quyền, tự do của đất nước một cách lâu dài, bảo đảm quyền lợi quốc gia dân tộc một cách căn bản, xuyên suốt trong quá trình gìn giữ non sông đất nước. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng, lắng nghe ý kiến này, chúng ta phải điều chỉnh lại vấn đề thời gian thuê đất một cách hợp lý, phù hợp nguyện vọng chính đáng mà nhân dân phản ánh”.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, có một số người đã hiểu nhầm về vấn đề này. Đây là đất thuê, hằng năm UBND trình HĐND tỉnh giá thuê đất chứ không phải giao vĩnh viễn theo dạng nhượng tô, nhượng địa như Hồng Công (Trung Quốc) trước đây. Theo Thủ tướng, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào đặc khu có cơ cấu phù hợp, tỷ lệ cần thiết chứ không phải chỉ của một nước. An ninh quốc gia, an ninh kinh tế đi liền với nhau trong xây dựng đặc khu và mọi người không lo là một quốc gia nào đó đầu tư độc quyền trong vấn đề này. Nhưng tất nhiên, phải thiết kế cụ thể, tạo ra khung pháp lý cần thiết. Tất cả ý kiến đều phải được lắng nghe, xem xét. Nếu có quy định 99 năm thì đó cũng là trường hợp đặc biệt, chỉ áp dụng đối với những cơ sở hạ tầng quan trọng mà phải đầu tư vốn rất lớn, thuê đất lâu dài. Trước ý kiến của người dân, Chính phủ tiếp thu ý kiến dư luận, trình Quốc hội, lắng nghe ý kiến đại biểu Quốc hội theo hướng điều chỉnh xuống, bảo đảm nguyện vọng của người dân một cách phù hợp. Còn việc điều chỉnh xuống bao nhiêu năm Quốc hội sẽ xem xét. Chúng ta phải tạo thể chế, môi trường đầu tư tốt để có thể cạnh tranh được, các chính sách này tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi quốc gia dân tộc là tối thượng.

PV
Theo Thủ tướng, trên thế giới, nhiều nước đã xây dựng đặc khu, gần nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Nhiều nước thành công nhưng cũng có nước không thành công. Có nước trong khu vực Đông - Nam Á như Ma-lai-xi-a đã cho thuê đất 99 năm, Trung Quốc cũng có những khu vực cho thuê như vậy. Thủ tướng cho biết, khi đưa ra dự án luật thì có nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân, của trí thức, của kiều bào với “khí thế hết sức sôi nổi, tinh thần yêu nước nồng nàn, hết sức hoan nghênh”. Thủ tướng khẳng định: “Chúng ta phải tiếp thu, lắng nghe những điều cần thiết để điều chỉnh luật, bảo đảm đất nước phát triển, tạo môi trường đầu tư kinh doanh nhưng phát triển bền vững, bảo đảm độc lập chủ quyền, tự do của đất nước một cách lâu

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn