Chủ nghĩa Mác-Lênin (còn gọi là học thuyết Mác-Lênin) do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX, được V.I.Lênin bổ sung, phát triển vận dụng thành công trong Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (năm 1917), mở đầu cho phong trào xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp cho nhân loại - xã hội xã hội chủ nghĩa, và tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Kỷ niệm 153 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2023) Chủ nghĩa Mác-Lênin tiếp tục phát huy sức sống mãnh liệt trong thời đại ngày nay
Kỷ niệm 153 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2023) Chủ nghĩa Mác-Lênin tiếp tục phát huy sức sống mãnh liệt trong thời đại ngày nay
 
0:00/0:00
Lãnh đạo thành phố Hà Nội thành kính tưởng nhớ Lãnh tụ V.I.Lênin.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội thành kính tưởng nhớ Lãnh tụ V.I.Lênin.

Ra đời cách đây hơn 170 năm tính từ khi C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập, nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn phát huy sức sống mãnh liệt trong thời đại ngày nay, thể hiện ở cả phương diện lý luận và thực tiễn.

Về lý luận, giới học giả nhiều nước trên thế giới vẫn quan tâm nghiên cứu học thuyết Mác-Lênin, các trào lưu mác-xít vẫn không ngừng tranh luận, trao đổi góp phần làm sâu sắc hơn các nội dung của học thuyết.

Về thực tiễn, một số nước kiên định đi theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, được nhân dân thế giới ghi nhận và đánh giá cao như Việt Nam, Trung Quốc... Sở dĩ chủ nghĩa Mác-Lênin còn sức sống mãnh liệt như vậy là bởi nhiều nội dung của học thuyết Mác-Lênin vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn trong thời đại ngày nay.

Trong khuôn khổ bài viết này xin tập trung bàn về giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin trong nhận thức, cải tạo xã hội trong thời đại ngày nay-đó là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh khoa học-công nghệ phát triển như vũ bão và toàn cầu hóa.

Giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin trong nhận thức, cải tạo thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Trên cơ sở học thuyết hình thái kinh tế-xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin, các nhà kinh điển Mác-Lênin đã khẳng định, xã hội loài người nhất định sẽ vận động và phát triển theo các hình thái kinh tế-xã hội, từ hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy đến chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lai là cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Đó là quy luật vận động, phát triển tất yếu của nhân loại.

Sở dĩ chủ nghĩa Mác-Lênin còn sức sống mãnh liệt như vậy là bởi nhiều nội dung của học thuyết Mác-Lênin vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn trong thời đại ngày nay.

Hiện nay, đa số các quốc gia đã vượt qua ba hình thái kinh tế-xã hội đầu tiên, và đang ở hình thái kinh tế-xã hội thứ tư là tư bản chủ nghĩa, một số quốc gia sớm lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, có thể khẳng định, thời đại ngày nay là “thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”(1).

Về mặt nguyên tắc, thời đại quá độ được bắt đầu từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga thành công cho đến khi nhân loại xây dựng xong chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng của thời đại quá độ đã được V.I.Lênin phân tích: “Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có”(2).

Chỉ dẫn của V.I.Lênin cho phép chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, thời đại ngày nay là thời đại đan xen cả hai chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do đó rất đa dạng và phức tạp, mặc dù về bản chất các chế độ có sự khác nhau, nhưng V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, các nước theo các chế độ khác nhau có thể chung sống hòa bình và hợp tác với nhau trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi.

Giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với việc nhận thức chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay.

Hiện nay một số nước kiên quyết đi theo con đường chủ nghĩa xã hội và gặt hái được những thành công, nhưng phải thừa nhận những nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa đang chiếm đa số. Do đó, để nhận thức thời đại ngày nay không thể không tìm hiểu về chủ nghĩa tư bản hiện đại. Học thuyết giá trị thặng dư của chủ nghĩa Mác-Lênin cho phép hiểu rõ bản chất, quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản.

Mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh để thích nghi với thời đại và có những bước phát triển nhất định, nhưng bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa vẫn là thu lợi nhuận từ bóc lột giá trị thặng dư, kéo theo đó là áp bức, bất công, do đó chế độ tư bản chủ nghĩa tất yếu sẽ bị thay thế bởi chế độ xã hội tốt đẹp hơn, đó là chế độ xã hội chủ nghĩa.

Do những nguyên nhân chủ quan của những thế hệ sau V.I.Lênin, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu bị tan rã, đó là tan rã của những mô hình “méo mó” cụ thể chứ không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác-Lênin.

 

Bằng chứng thuyết phục là: do bản chất quy định, xã hội tư bản tư bản chủ nghĩa không thể là xã hội tốt đẹp nhất, do đó, khát vọng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa - một chế độ xã hội tốt đẹp không còn áp bức, bóc lột, bất công với quyền tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng, hạnh phúc, ấm no cho mọi người dân chưa bao giờ bị dập tắt; sự thành công của mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Nắm chắc học thuyết Mác-Lênin nói chung, phương pháp biện chứng duy vật nói riêng cho phép nhận thức xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa một cách đúng đắn, khoa học.

Lý luận về chủ nghĩa xã hội trong học thuyết Mác-Lênin đã chỉ ra những nội dung cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Về kinh tế, chế độ xã hội chủ nghĩa có nền sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với năng suất lao động cao, giúp cho mọi người dân đều được bảo đảm đời sống ấm no, hạnh phúc.

Về chính trị, chế độ xã hội chủ nghĩa có nền dân chủ thực sự, Nhà nước được xây dựng là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân.

Về văn hóa, chế độ xã hội chủ nghĩa có nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, kết tinh tinh hoa dân tộc với thời đại, bảo đảm môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ, giàu lòng nhân ái... Những nội dung đó luôn là kim chỉ nam cho nhân loại tiến bộ trong thời đại ngày nay.

Giá trị chủ nghĩa Mác-Lênin trong nhận thức sự biến đổi nhanh chóng của thời đại ngày nay trước bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão và toàn cầu hóa: Ngày nay nhân loại đang chứng kiến sự phát triển khoa học-công nghệ nhanh như vũ bão. Chính việc áp dụng khoa học-công nghệ vào trong sản xuất và đời sống xã hội giúp cho xã hội vận động và phát triển nhanh chóng.

Do vậy nhận thức và cải tạo xã hội trong thời đại ngày nay là nhận thức, cải tạo trong trạng thái vận động, phát triển. Khác với phương pháp siêu hình thường được sử dụng để nhận thức sự vật “tĩnh”, phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin chính là công cụ nhận thức sự vật trong trạng thái “động”, và là công cụ đắc lực, hữu hiệu giúp nhận thức xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Với sự vận động, phát triển nhanh chóng của xã hội, quá trình toàn cầu hóa hiện nay cũng diễn ra mạnh mẽ, quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất, giữa các nền kinh tế, giữa các ngành nghề, lĩnh vực, giữa các quốc gia, giữa các châu lục càng ngày càng đa dạng, phong phú và thực chất hơn.

Phương pháp biện chứng duy vật không chỉ được áp dụng nhận thức sự vật trong sự vận động, biến đổi mà còn cho phép nhận thức sự vật trong các mối quan hệ đa dạng và phong phú. Do đó, nắm chắc học thuyết Mác-Lênin nói chung, phương pháp biện chứng duy vật nói riêng cho phép nhận thức xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa một cách đúng đắn, khoa học.

(1)Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, tr 463.

(2)V.I.Lênin Toàn tập, t36, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2006, tr 362.

  0:00/0:00 Nữ miền Bắc Lãnh đạo thành phố Hà Nội thành kính tưởng nhớ Lãnh tụ V.I.Lênin. Ra đời cách đây hơn 170 năm tính từ khi C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập, nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn phát huy sức sống mãnh liệt trong thời đại ngày nay, thể hiện ở cả phương diện lý luận và thực tiễn. Về lý luận, giới học giả nhiều nước trên thế giới vẫn quan tâm nghiên cứu học thuyết Mác-Lênin, các trào lưu mác-xít vẫn không ngừng tranh luận, trao đổi góp phần làm sâu sắc hơn các nội dung của học thuyết. Về thực tiễn, một số nước kiên định đi theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, được nhân dân thế giới ghi nhận và đ&aa

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn