Nông nghiệp luôn là “trụ đỡ” của nền kinh tế, khi những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới trong thời gian vừa qua.

Hội nghị Trung ương 5: Nông dân trung tâm - Nông nghiệp trụ đỡ
Hội nghị Trung ương 5: Nông dân trung tâm - Nông nghiệp trụ đỡ

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa 10 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn, bao trùm, toàn diện. Sản xuất, kinh doanh nông sản chuyển mạnh theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị, thích ứng biến đổi.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị quyết trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ, nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết trong sản xuất kinh doanh; kinh tế tập thể, hợp tác xã chậm phát triển.

Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa trở thành động lực chính để tạo đột phá phát triển.…điều này đòi hỏi cần ban hành Nghị quyết mới để tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với sự nghiệp phát triển đất nước.

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII

Tiếp tục nhấn mạnh vị trí, vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với sự nghiệp phát triển đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu rõ: Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, nông nghiệp số, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản. Xây dựng chính sách bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới. Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền và các giai tầng xã hội...

Bày tỏ phấn khởi khi Hội nghị Trung ương 5 lần này bàn về những vấn đề quan trọng của đất nước trong đó liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam mong muốn, Nghị quyết mới thể hiện được quyết tâm của cả hệ thống chính trị đối với vấn đề này. 

Ông Nguyễn Trí Ngọc. (ảnh: KT)

Theo ông, để Nghị quyết mới có tính khả thi thì phải có những giải pháp đột phá. Riêng về lĩnh vực nông nghiệp nói chung, lĩnh vực trồng trọt nói riêng cần phải có đột phá về hoàn chỉnh Luật đất đai, vì thể chế về đất đai có ý nghĩa quyết định đối với vấn đề phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp hàng hóa khi thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Khẳng định nông nghiệp luôn là “trụ đỡ” của nền kinh tế, khi những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi lớn, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đại dịch Covid 19 vừa qua là dẫn chứng sinh động về sự linh hoạt và chủ động của ngành trong tình hình mới. Chính vì vậy, để đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững, việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng nông nghiệp mới trở thành một yêu cầu cấp bách và cần thiết.

"Để tạo nên sự chuyển đổi mới mẻ mang tính dài hạn và bền vững rất cần những tri thức mới, những quan điểm tiếp cận cấp tiến, những kinh nghiệm thực tiễn theo phương châm tư duy toàn cầu, hành động địa phương. Ý tưởng sáng kiến có thể xuất phát từ 1 người, nhưng để triển khai và thực tế cần sự chung sức đồng lòng của rất nhiều người cùng chia sẻ mục tiêu. Trong quá trình chuyển mình thay đổi tích cực, năng động ngành nông nghiệp không thể chỉ có một mình mà cần đến sự chia sẻ, hỗ trợ, ủng hộ của các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, của các tổ chức, cá nhân các đối tác trong và ngoài nước" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

Theo ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, để nông dân chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, các cấp Hội cần trang bị cho nông dân có đủ kiến thức để thay đổi. 

"Muốn nông dân thay đổi tư duy cần thúc đẩy "nhu cầu đổi mới” của nông dân. Cần trang bị cho nông dân có đủ kiến thức để thay đổi chứ không thể bảo nông dân thay đổi là thay đổi ngay được nếu như vẫn cách nghĩ cũ, cách làm cũ thì rất khó để phát triển, đột phá. Như vậy, các cấp Hội phải phối hợp chặt chẽ với các bộ, các ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp, Hiệp hội để tận dụng các kiến thức khoa học; huy động các nguồn lực đào tạo, bồi dưỡng, trang bị cho hội viên nông dân có đủ kiến thức, đủ năng lực để làm chủ và phát huy vai trò chủ thể".

Ông Lương Quốc Đoàn nói như vậy, đồng thời cho rằng, khi nông dân nhận thức được vai trò chủ thể của mình và phát huy được vai trò thì nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ phát triển./.

Minh Long/VOV1
 

https://vov.vn/chinh-tri/hoi-nghi-trung-uong-5-nong-dan-trung-tam-nong-nghiep-tru-do-post941901.vov

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa 10 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn, bao trùm, toàn diện. Sản xuất, kinh doanh nông sản chuyển mạnh theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị, thích ứng biến đổi. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị quyết trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ, nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết trong sản xuất kinh doanh; kinh tế tập thể, hợp tác xã chậm phát triển. Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa tr

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn