Sáng 22/4, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo về Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2016. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà chủ trì họp báo.
Hội nghị Thủ tướng với DN 2016: Nhiều điểm mới
Hội nghị Thủ tướng với DN 2016: Nhiều điểm mới
(Chinhphu.vn) - Đây là lần đầu tiên Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp được tổ chức bằng hình thức vừa trực tiếp, vừa trực tuyến.


Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo về
Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2016. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Sáng 22/4, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo về Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2016. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà chủ trì họp báo.
Tham dự họp báo có Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc; Cục Phó Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bùi Thu Thủy, lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Văn phòng Chính phủ.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà cho biết, đây là cuộc họp báo được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm thông tin tới báo chí về Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2016 sẽ diễn ra vào 29/4 tới tại TPHCM với tên gọi “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”. Hội nghị này nhận được sự quan tâm rất lớn của các bộ, ngành, địa phương, dư luận và cộng đồng doanh nghiệp cả nước.

Mục tiêu của hội nghị nhằm thực hiện thông điệp của Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp là một động lực của phát triển kinh tế, Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhất để khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Các nội dung đề ra là đẩy mạnh cải cách thể chế nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp; tập trung xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, giải quyết hiệu quả các kiến nghị của doanh nghiệp.
Về mặt hình thức, hội nghị sẽ được tổ chức trực tiếp và trực tuyến. Trực tiếp tại Hội trường Thống nhất TPHCM với khoảng 500 đại biểu tham dự và trực tuyến với 62 điểm cầu của 62 tỉnh, thành phố còn lại. Tham gia ở các điểm cầu là lãnh đạo các địa phương, doanh nghiệp với số lượng từ 50-100 đại biểu ở mỗi điểm cầu.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì hội nghị, cùng dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo của các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp ngoài nhà nước, các hiệp hội, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa…
Chương trình hội nghị có các nội dung: Lãnh đạo VCCI báo cáo về tình hình doanh nghiệp, đặc biệt có phần hiến kế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng và minh bạch, việc kiến nghị giải quyết những khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trực tiếp tham dự Hội nghị cũng như ở các điểm cầu sẽ phát biểu ý kiến, hiến kế, kiến nghị giải quyết các khó khăn vướng mắc (khoảng trên 10 doanh nghiệp thuộc các thành phần). Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố giải đáp, trao đổi, trả lời những vấn đề mà doanh nghiệp nêu lên. Thủ tướng Chính phủ sẽ chứng kiến Chủ tịch UBND TP. Hà Nội và Chủ tịch UBND TPHCM ký cam kết với VCCI về tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng sẽ có cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương để xử lý các kiến nghị chưa được giải quyết tại hội nghị. Tiếp đó, Văn phòng Chính phủ sẽ tổ chức họp báo để thông báo kết quả cuộc họp này.
Bên cạnh những ý kiến, hiến kế, kiến nghị, xử lý khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, sau hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành một Nghị quyết chuyên đề về doanh nghiệp với tên gọi Nghị quyết về hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trở thành thành động lực phát triển kinh tế của đất nước. Nghị quyết này sẽ được trình Chính phủ thảo luận và thông qua vào đầu tháng 5.
Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà, những điểm đáng chú ý, điểm mới của hội nghị lần này là: Lần đầu tiên Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp được tổ chức bằng hình thức vừa trực tiếp, vừa trực tuyến. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp ký mời các doanh nghiệp dự Hội nghị, điều này thể hiện sự quyết tâm, sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng đối với cộng đồng. Ngay sau Hội nghị, Thủ tướng sẽ họp với các bộ, ngành, địa phương để giải quyết các kiến nghị chưa được giải quyết. Hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM sẽ ký cam kết tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. "Sản phẩm" của hội nghị sẽ là một nghị quyết chuyên đề về doanh nghiệp…
Theo chinhphu.vn
(Chinhphu.vn) - Đây là lần đầu tiên Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp được tổ chức bằng hình thức vừa trực tiếp, vừa trực tuyến. Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo về Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2016. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng Sáng 22/4, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo về Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2016. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà chủ trì họp báo. Tham dự họp báo có Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc; Cục Phó Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bùi Thu Thủy, lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Văn phòng Chính phủ. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà cho biết, đây là cuộc họp báo được thực hiện theo chỉ đạo c

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn