VOV.VN - Ngày 26/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cùng chính quyền thành phố Marseille đã tổ chức lễ khai trương biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu vực Cảng cổ thành phố Marseille, nơi Bác đặt chân đến Pháp đầu tiên vào năm 1911.

          Gắn biển tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Marseille, Pháp
Gắn biển tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Marseille, Pháp
 

Tấm biển bằng tiếng Pháp có dòng chữ “Tại Marseille, vào năm 1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam (tên gọi lúc đó là Nguyễn Văn Ba) lần đầu tiên đặt chân đến Pháp, khởi đầu cho hành trình dài tìm đường cứu nước của dân tộc Việt Nam”.

Được khắc trên đá granit đen, tấm biển được gắn trên tường tòa nhà trụ sở của toà soạn báo La Marseillaise, tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp trong những năm kháng chiến chống phát xít Đức. Trụ sở của toà soạn báo La Marseillaise, nằm ngay cạnh Cảng cổ Marseille (Vieux Port) cũng đồng thời là một địa danh lịch sử quan trọng của thành phố Marseille bởi đây là nơi hội tụ các phong trào công nhân, bình dân Pháp trong những năm đầu thế kỷ 20.

Phát biểu tại lễ khai trưởng biển kỷ niệm, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh, việc chính quyền thành phố Marseille ủng hộ và hỗ trợ việc đặt biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu vực Cảng cổ, trung tâm văn hóa lịch sử quan trọng nhất của thành phố, là minh chứng cho thấy thành phố Marseille coi các ký ức về Chủ tịch Hồ Chí Minh như là một phần không tách rời trong di sản văn hóa của thành phố.

Đại sứ cũng khẳng định, đây là biểu tượng tuyệt vời cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với thành phố Marseille, một mối quan hệ đã có truyền thống lâu đời thông qua trao đổi văn hóa, trao đổi thương mại từ cách đây hàng thế kỷ, cũng như thông qua sự đoàn kết và ủng hộ mà người dân Marseille đã dành cho Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. 

Bà Audrey Garino, Phó Thị trưởng phụ trách các vấn đề xã hội, đoàn kết, đấu tranh chống đói nghèo và bình đẳng cơ hội của thành phố Marseille thì cho rằng, việc tấm biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trên bức tường của một tòa soạn báo do những người kháng chiến Pháp thành lập, với tôn chỉ đấu tranh cho phẩm giá và tự do càng khiến cho việc kỷ niệm các ký ức về Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt và ý nghĩa hơn.

Điểm lại quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ sau khi đặt chân đến Marseille vào năm 1911, bà Audrey Garino cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thông qua cuộc đời của mình và những dấu ấn để lại trong lịch sử của thế kỷ 20, đã là một phần lịch sử chung của đất nước và người dân hai nước Pháp và Việt Nam:

“Đó là lịch sử mà ngày nay chúng ta nhớ đến, lịch sử đã dẫn dắt Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ thành phố và người dân Marseille trong cuộc đời dài đầy ắp các sự kiện của ông. Tấm biển kỷ niệm này minh chứng cho lịch sử đó và nó sẽ luôn hiện diện ở đây để nhắc nhở chúng ta, cho phép chúng ta kỷ niệm tình bạn chân thành giữa hai dân tộc”.

Là người có những nghiên cứu vô cùng chuyên sâu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà sử học Alain Ruscio cũng có mặt tại lễ gắn biển kỷ niệm và cho biết, trong cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 3 lần hiện diện đáng nhớ tại thành phố Marseille. Ngoài lần đầu tiên vào năm 1911 khi người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Văn Ba lần đầu đặt chân đến Pháp và lần thứ 3 vào năm 1946 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn Việt Nam sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau, lần xuất hiện thứ hai tại Đại hội lần thứ I Đảng Cộng sản Pháp vào tháng 12/1921 tại thành phố Marseille cũng rất quan trọng, bởi đó là thời điểm ghi nhận sự trưởng thành về tư duy chính trị của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh:

“Nguyễn Ái Quốc khi đó không chỉ tham dự Đại hội lần thứ I Đảng Cộng sản Pháp mà còn được bầu vào đoàn Chủ tịch Đại hội và từng là Phó Chủ tịch điều hành một phiên thảo luận. Những đại biểu dự Đại hội khi đó đã rất quan tâm lắng nghe Nguyễn Ái Quốc bởi ông phát biểu những điều rất khác lạ so với những gì họ thường nghe và ông có một hiểu biết rất sâu về cuộc sống của những người dân các nước thuộc địa, đặc biệt là về nhân dân Việt Nam”.       

Là thành phố cảng lâu đời nhất nước Pháp và hiện là thành phố lớn thứ hai nước Pháp, Marseille ngày nay tiếp tục duy trì các mối quan hệ gắn bó với Việt Nam trên nhiều khía cạnh. Cộng đồng người Việt tại thành phố Marseille, với khoảng 20.000 người, đông thứ hai nước Pháp, đã hiện diện tại thành phố Marseille từ những năm đầu tiên của thế kỷ 20./.

  Tấm biển bằng tiếng Pháp có dòng chữ “Tại Marseille, vào năm 1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam (tên gọi lúc đó là Nguyễn Văn Ba) lần đầu tiên đặt chân đến Pháp, khởi đầu cho hành trình dài tìm đường cứu nước của dân tộc Việt Nam”. Được khắc trên đá granit đen, tấm biển được gắn trên tường tòa nhà trụ sở của toà soạn báo La Marseillaise. Được khắc trên đá granit đen, tấm biển được gắn trên tường tòa nhà trụ sở của toà soạn báo La Marseillaise, tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp trong những năm kháng chiến chống phát xít Đức. Trụ sở của toà soạn báo La Marseillaise, nằm ngay cạnh Cảng cổ Marseille (Vieux Port) cũng đồng thời là một địa danh lịch sử quan trọng của th

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn