Đưa con người vào trung tâm của mục tiêu phát triển bền vững

Chiều 12-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên toàn thể Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2019 với chủ đề “Vì một thập niên phát triển bền vững hơn”. Hội nghị do Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, Ngân hàng Thế giới và các bộ, ngành liên quan phối hợp tổ chức.
Đưa con người vào trung tâm của mục tiêu phát triển bền vững
Đưa con người vào trung tâm của mục tiêu phát triển bền vững

Chiều 12-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên toàn thể Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2019 với chủ đề “Vì một thập niên phát triển bền vững hơn”. Hội nghị do Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, Ngân hàng Thế giới và các bộ, ngành liên quan phối hợp tổ chức.

Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ, cùng hơn 700 đại biểu đại diện cho các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu.

Các tham luận tại hội nghị, khẳng định Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và đạt được nhiều kết quả, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Việt Nam cũng luôn thể hiện cam kết mạnh mẽ để thực hiện các mục tiêu theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp Quốc. Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững với 115 chỉ tiêu và lồng ghép vào tất cả các chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động.

Đưa con người vào trung tâm của mục tiêu phát triển bền vững

Thủ tướng đón nhận bản cam kết ý tưởng của các doanh nghiệp tiên phong trong xử lý chất thải nhựa do Thủ tướng phát động vừa qua. Ảnh: QUANG HIẾU

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, phát triển bền vững vừa là nhu cầu cấp bách, vừa là xu thế tất yếu của tiến trình phát triển. Do đó, chủ trương phát triển bền vững đã được nhất quán và lồng ghép xuyên suốt trong mọi chương trình, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam từng thời kỳ. Trong hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững và đạt được nhiều thành tựu quan trọng như kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được duy trì ở mức cao, chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Các chỉ tiêu về phát triển bền vững, như: Chỉ số về xóa đói giảm nghèo, sản xuất bền vững, chống biến đổi khí hậu… của Việt Nam đều được quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Chênh lệch giữa các nhóm dân cư, vùng miền còn lớn; việc sử dụng tài nguyên còn chưa bảo đảm vấn đề môi trường.

Thủ tướng đặt ra yêu cầu, trong thời gian tới, Việt Nam phải phát triển nhanh, phát triển cao nhưng bền vững. Vì không phát triển nhanh là sẽ tụt hậu, đi sau các nước, phải phát triển tốc độ cao để nâng cao vị thế Việt Nam, nhưng phải phát triển phải bền vững.

Đề cập tới các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đề nghị, các cấp, ngành cần thống nhất về nhận thức, hành động về phát triển bền vững. Cần tập trung cả ý chí, chính sách và nguồn lực. Mục tiêu duy nhất đưa con người vào trung tâm của mục tiêu phát triển bền vững. Cùng với đó, tăng tốc quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đổi mới công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nghèo, bảo đảm phát triển kinh tế bền vững.

Thủ tướng cũng yêu cầu cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nhất là cho người dân nghèo, vùng sâu, vùng xa, cả về thể lực và trí lực, đạt mục tiêu thiên niên kỷ đã cam kết về phát triển con người. Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; tăng cường hiệu suất hiệu quả làm việc của mọi khu vực, nhất là khu vực Nhà nước. Cần đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới hình thành Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về môi trường kinh doanh; xây dựng cơ chế khuyến khích mô hình kinh tế tuần hoàn, tiến tới mô hình kinh tế không rác thải…

Thủ tướng cho rằng toàn cầu hóa và xu hướng công nghệ cùng với những mô hình kinh doanh có tính đột phá, làm thay đổi căn bản nhiều tư duy và phương pháp tiếp cận kinh doanh giúp cho nhiều hoạt động kinh tế dân sự trở nên tối ưu và bền vững hơn. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa cội nguồn, bản sắc dân tộc vẫn sẽ trường tồn, là thứ làm nên sự khác biệt có tính bền vững, là giá đỡ cho sự thịnh vượng kinh tế lâu dài, là bệ phóng cho những tiến bộ của chúng ta trong thế kỷ 21 và xa hơn...

Kết thúc hội nghị, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-đại diện cho cộng đồng DN đã trao tới Thủ tướng Cúp năng suất nhằm hưởng ứng phong trào năng suất do Thủ tướng phát động vừa qua; và bản cam kết của cộng đồng doanh nghiệp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn thể hiện sự chung tay, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ.

VŨ DUNG

Chiều 12-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên toàn thể Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2019 với chủ đề “Vì một thập niên phát triển bền vững hơn”. Hội nghị do Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, Ngân hàng Thế giới và các bộ, ngành liên quan phối hợp tổ chức. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ, cùng hơn 700 đại biểu đại diện cho các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, các doanh nghiệp, hi

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn

Chung nhan Tin Nhiem Mang