Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; phấn đấu đến hết năm 2022 kết thúc điều tra, điều tra bổ sung 11 vụ án; truy tố 9 vụ án; xét xử sơ thẩm 11 vụ án; xét xử phúc thẩm 3 vụ án; kết thúc xác minh, xử lý 21 vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Đây là chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại cuộc họp ngày 18/11, tại Hà Nội.

Đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp
Đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.

Dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo, cuộc họp tập trung cho ý kiến về: Kết quả chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 21 đến nay; Kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định và định giá tài sản trong giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, tiêu cực; Tình hình, kết quả thành lập và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) cấp tỉnh.

Công tác đấu tranh PCTNTC đã đi vào chiều sâu

Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, công tác đấu tranh PCTNTC thời gian qua đã đi vào chiều sâu; kết hợp chặt chẽ với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Việc thành lập Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh bước đầu có hiệu quả. Việc xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên vi phạm được tiến hành đồng bộ, kỹ lưỡng và thay thế kịp thời; khuyến khích cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ được giao khi không đủ năng lực, uy tín. Nhiều quyết định mới đã phát huy hiệu quả tốt ngay sau khi ban hành.

Tổng Bí thư cho rằng, công tác kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh, kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vi phạm ở các tổ chức đảng, đảng viên. Công tác thanh tra, kiểm toán tập trung vào các lĩnh vực dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực như mua sắm trang thiết bị y tế, vaccine phòng, chống dịch, chính sách hỗ trợ trong đại dịch Covid-19. Các cơ quan phối hợp nhịp nhàng; cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc làm cho PCTNTC đã trở thành xu thế, nền nếp. Công tác PCTNTC ở các địa phương được đẩy mạnh. Tình trạng “trên nóng dưới lạnh” đã giảm, không làm cũng không được. Việc thu hồi tài sản tham nhũng có chuyển biến.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, công tác đấu tranh PCTNTC phải làm quyết liệt, kết hợp đồng bộ giữa xây và chống; tích cực hoàn thiện thể chế, biện pháp phòng ngừa; tăng cường kiểm tra, giám sát phát hiện tham nhũng, tiêu cực; kết hợp đồng bộ giữa kỷ luật về đảng với kỷ luật về hành chính và xử lý hình sự; đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử, thu hồi tài sản; làm mạnh từ Trung ương đến cơ sở, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử, thu hồi tài sản; làm mạnh từ Trung ương đến cơ sở, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Việc xử lý nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm, trong đó có cả cán bộ cấp cao như vừa qua là minh chứng rõ nhất và tới đây cũng phải làm như vậy. Những đối tượng bỏ trốn cũng phải tìm mọi cách bắt về xét xử. Chúng ta có đủ quyền lực và cách làm; có quyết tâm cao thì khó mấy cũng làm được. Cuộc đấu tranh PCTNTC không thể làm nhụt ý chí như ai đó lo ngại, mà chỉ làm nhụt ý chí những ai tay đã trót nhúng chàm. Càng đẩy mạnh đấu tranh PCTNTC, làm trong sạch bộ máy thì uy tín, sức mạnh của Đảng càng được củng cố, niềm tin của nhân dân đối với Đảng càng được nâng cao, càng giữ vững ổn định chính trị, đó cũng là bằng chứng bác bỏ luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng nêu rõ, công tác đấu tranh PCTNTC còn một số hạn chế. Đó là một số vụ án, vụ việc chậm kết thúc xử lý theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Công tác giám định, định giá tài sản trong một số vụ án, vụ việc còn chậm, phối hợp chưa tốt, nhiều vụ án phải tạm đình chỉ chờ kết quả giám định, định giá.

Tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp; nổi lên là các sai phạm lớn trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp,… gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; có sự câu kết, móc nối giữa cán bộ thoái hóa, biến chất với doanh nghiệp, tổ chức để trục lợi, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Quy định của pháp luật trên một số lĩnh vực còn sơ hở, bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung, nhất là trên lĩnh vực đấu giá, đấu thầu, thẩm định giá, phát hành trái phiếu doanh nghiệp,… Công tác tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ vẫn chưa chuyển biến, rất ít vụ việc được phát hiện qua tự kiểm tra. Công tác thu hồi tài sản mặc dù tăng cao so với các năm trước, nhưng giá trị tài sản phải thu hồi còn tồn đọng lớn.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử

Về nhiệm vụ thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, công tác đấu tranh PCTNTC là nhiệm vụ khó, lâu dài. Tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, không chỉ mất tiền của mà mất cả cán bộ, niềm tin trong nhân dân. Thời gian tới, cần đẩy mạnh hơn nữa với quyết tâm cao. Trong đó tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhất là đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo chỉ đạo. Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ đạo khẩn trương hoàn thành, kết luận kiểm tra đối với các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Ban Cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, hợp tác công tư, xã hội hóa, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, quy hoạch xây dựng,…; khẩn trương hoàn thành thanh tra chuyên đề việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm, kit xét nghiệm, thuốc chữa bệnh phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 và các cuộc thanh tra chuyên đề khác theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, nhất là trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương tăng cường phối hợp, thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý đối với những vụ án, vụ việc đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo; kiên quyết khắc phục tệ “tham nhũng vặt”; xử lý nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật đảng với xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực,….

Khởi tố, điều tra 4.646 bị can, truy tố 4.564 bị can, xét xử sơ thẩm 4.620 bị cáo

Tại cuộc họp, đánh giá tình hình từ sau Phiên họp thứ 21 (tháng 1/2022) của Ban Chỉ đạo đến nay, Thường trực Ban Chỉ đạo cho rằng, công tác đấu tranh PCTNTC tiếp tục được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và có bước phát triển mới. Nổi bật là: Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ngày càng quyết liệt, hiệu quả, có bước chuyển biến mới, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 2.474 vụ/4.646 bị can, truy tố 2.157 vụ/4.564 bị can, xét xử sơ thẩm 2.198 vụ/4.620 bị cáo về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế (trong đó về tham nhũng đã khởi tố mới 414 vụ án/939 bị can).

Đối với các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 10 vụ án/37 bị can; đã kết thúc điều tra 16 vụ án/248 bị can, kết luận điều tra bổ sung 8 vụ án/148 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 13 vụ án/122 bị can; xét xử sơ thẩm 10 vụ án/101 bị cáo; xét xử phúc thẩm 9 vụ án/66 bị cáo. Nhất là các cơ quan điều tra Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã chủ động phát hiện, quyết liệt đấu tranh, khởi tố mới, điều tra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp xảy ra trong những lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động khép kín, xảy ra cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, như:

Vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao); vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh; vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát,…. Khởi tố nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (đã khởi tố, điều tra 15 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có bốn Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng là Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng, Bí thư, nguyên Bí thư Tỉnh ủy).

 

Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo xét xử kịp thời một số vụ án trọng điểm theo kế hoạch như: (1) Vụ án xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai và một số cơ quan, đơn vị; (2) Vụ án xảy ra trong việc thực hiện Dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự và Dự án biệt thự sông núi Vĩnh Trung tại khu vực núi Chín Khúc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; (3) Vụ án xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố khác, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan; (4) Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Nhận hối lộ” xảy ra tại các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển, Bộ đội Biên phòng; (5) Vụ án xảy ra tại Tổng công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Bình Dương; (6) Vụ án “Buôn lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả; đưa hối lộ; nhận hối lộ…” xảy ra tại Đồng Nai và một số địa phương; (7) Vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận;…

Thi hành kỷ luật 67 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán tiếp tục được đẩy mạnh. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức 11 đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Quy định những điều đảng viên không được làm; Quy định trách nhiệm nêu gương. Ban Chỉ đạo tổ chức 8 Đoàn kiểm tra chuyên đề công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, xử lý nguồn tin về tội phạm và công tác giám định, định giá tài sản trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra, xử lý các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Từ đầu nhiệm kỳ XIII đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 67 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có 7 Ủy viên Trung ương Đảng, 6 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng. Lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính Trị, Ban Bí thư cho thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đối với 3 Ủy viên Trung ương Đảng; các địa phương đã miễn nhiệm 1 Chủ tịch HĐND tỉnh, 2 Chủ tịch UBND tỉnh theo các quy định về miễn nhiệm, từ chức, bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật.

Ngành thanh tra, kiểm toán đã tập trung thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, có nhiều dư luận. Các cơ quan chức năng qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đã chuyển 498 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trong đó riêng ngành thanh tra, kiểm toán chuyển 325 vụ việc.

Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung để khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, tài chính, tín dụng, quy hoạch xây dựng, giám định, định giá tài sản,...

Công tác PCTNTC ở địa phương, cơ sở được đẩy mạnh, số vụ án tham nhũng được phát hiện xử lý tăng cao so những năm trước, các địa phương đã khởi tố mới 382 vụ án tham nhũng. Nhiều địa phương đã khởi tố cán bộ là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở, như: Lào Cai, Phú Yên, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Ninh,... Ban Chỉ đạo PCTNTC các tỉnh, thành phố đã đưa gần 400 vụ án, vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo.

Công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC theo dõi, chỉ đạo tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; các cơ quan tố tụng đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị hơn 160 nghìn tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác; các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 16 nghìn tỷ đồng.

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường chỉ đạo cơ quan chức năng tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; phấn đấu đến hết năm 2022 kết thúc điều tra, điều tra bổ sung 11 vụ án; truy tố 9 vụ án; xét xử sơ thẩm 11 vụ án; xét xử phúc thẩm 3 vụ án; kết thúc xác minh, xử lý 21 vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu hoàn thành xét xử một số vụ án trọng điểm: (1) Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án Nha Trang Center 2, số 1 Trần Hưng Đạo, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa;

(2) Vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Y tế, Công ty Dược Cửu Long và các đơn vị liên quan;

(3) Vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sở Y tế Cần Thơ;

(4) Vụ án “Buôn lậu; Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại An Giang;

(5) Vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Long Biên, Hà Nội;

(6) Vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan;...

Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất bổ sung 3 vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, gồm: Vụ việc sai phạm xảy ra tại Dự án Tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà ở, trường học ở 423 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Vụ việc sai phạm trong cổ phần hóa tại Tổng Công ty Tín Nghĩa, Đồng Nai; Vụ việc sai phạm xảy ra tại Dự án Khu dân cư Tân Thịnh tại xã đồi 61, huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

Chiều cùng ngày, Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo đã tổ chức họp báo, thông báo kết quả cuộc họp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo, cuộc họp tập trung cho ý kiến về: Kết quả chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 21 đến nay; Kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định và định giá tài sản trong giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, tiêu cực; Tình hình, kết quả thành lập và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn