Chiều 19-11 (giờ địa phương), tức sáng 20-11 (giờ Hà Nội), tại Trung tâm Hội nghị thủ đô Li-ma, Pê-ru, đã diễn ra Lễ đón chính thức các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tới tham dự Tuần lễ cấp cao lần thứ 24 của Diễn đàn, dưới sự chủ trì của Tổng thống Pê-ru P.Ku-xin-xki.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự các phiên họp tại Tuần lễ cấp cao APEC 2016
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự các phiên họp tại Tuần lễ cấp cao APEC 2016


Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Hội nghị cấp cao doanh nghiệp APEC.
Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN)


Chiều 19-11 (giờ địa phương), tức sáng 20-11 (giờ Hà Nội), tại Trung tâm Hội nghị thủ đô Li-ma, Pê-ru, đã diễn ra Lễ đón chính thức các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tới tham dự Tuần lễ cấp cao lần thứ 24 của Diễn đàn, dưới sự chủ trì của Tổng thống Pê-ru P.Ku-xin-xki. Chủ tịch nước Trần Đại Quang tham dự lễ đón và chụp ảnh lưu niệm với các nhà lãnh đạo APEC. Với chủ đề “Tăng trưởng chất lượng và phát triển con người”, Năm APEC Pê-ru 2016 tập trung thúc đẩy bốn ưu tiên chính: Liên kết kinh tế khu vực và tăng trưởng chất lượng; Thị trường lương thực khu vực; Hiện đại hóa doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; Phát triển nguồn nhân lực.

Sau lễ đón, Chủ tịch nước đã tham dự Đối thoại với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC). Các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp đã thảo luận về các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và liên kết ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, chủ nghĩa bảo hộ và phong trào phản toàn cầu hóa có xu hướng gia tăng. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã cùng Thủ tướng Ma-lai-xi-a A.Ra-dắc, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Bi-ông Chun và Đại diện Thương mại Mỹ M.Phrô-man đồng chủ trì đối thoại với các doanh nghiệp thành viên ABAC. Tại đối thoại, Chủ tịch nước nhấn mạnh quyết tâm của các nền kinh tế APEC trong việc kiên trì tự do hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng chất lượng, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa nắm bắt các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kỷ nguyên số. Các doanh nghiệp APEC cần chung sức cùng các chính phủ nỗ lực tìm kiếm động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chủ tịch nước nêu bật những nỗ lực của Việt Nam trong đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu và nâng cao năng suất lao động, ưu tiên chuyển giao khoa học - công nghệ và cải cách hành chính. Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp APEC tiếp tục ủng hộ, đồng hành và đóng góp tích cực trong Năm APEC Việt Nam 2017 vì sự phát triển bền vững, thịnh vượng của cộng đồng doanh nghiệp APEC và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

* Sáng 20-11, tại Trung tâm Hội nghị thủ đô Li-ma, Pê-ru, Hội nghị cấp cao lần thứ 24 của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) bước sang ngày làm việc thứ hai. Tham dự, có lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC. Trước đó, tối 19-11, tại Công viên Bảo tồn Li-ma, Tổng thống Pê-ru P.Ku-xin-xki đã tổ chức Tiệc chiêu đãi trọng thể và chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để chào mừng các nhà lãnh đạo thành viên APEC cùng các phu nhân, phu quân. Chủ tịch nước Trần Đại Quang dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước ta tham dự các hoạt động tại Hội nghị.
Tại phiên họp toàn thể thứ nhất, các nhà lãnh đạo tập trung trao đổi nội dung “Các thách thức đối với tự do hóa thương mại và đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hiện nay”. Phát biểu ý kiến mở đầu phiên họp, Tổng thống P.Ku-xin-xki nhấn mạnh, nhu cầu thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư trong bối cảnh xu hướng bảo hộ gia tăng, hệ thống thương mại đa phương tiếp tục khó khăn. Tổng thống Pê-ru khẳng định chủ đề Hội nghị: “Tăng trưởng chất lượng và phát triển nguồn nhân lực: Nền tảng vì tăng trưởng bền vững tại châu Á - Thái Bình Dương”, phản ánh quyết tâm chung của các nền kinh tế thành viên APEC trong việc thúc đẩy tăng trưởng chất lượng, liên kết kinh tế và thịnh vượng chung trong khu vực.

Các nhà lãnh đạo thành viên APEC đánh giá thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức ngày càng tăng về kinh tế, chính trị và an ninh. Phục hồi kinh tế thế giới tiếp tục chậm hơn dự báo. Thương mại khu vực và toàn cầu tăng trưởng chậm nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu. Hội nghị nhất trí cần củng cố hệ thống thương mại đa phương, thúc đẩy tự do hóa, thương mại và đầu tư, cải cách cơ cấu, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thúc đẩy các chuỗi giá trị và kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, các thành viên APEC cần tăng cường nỗ lực để hoàn tất các Mục tiêu Bô-go đúng lộ trình vào năm 2020 nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại khu vực. Việt Nam hoan nghênh Lộ trình về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ 2016 - 2025 trên cơ sở nguyên tắc tính đến trình độ phát triển khác nhau của các thành viên. Đồng thời, APEC cần tiếp tục góp phần củng cố hệ thống thương mại đa phương, nhất là sớm triển khai Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức.

Chủ tịch nước cho rằng, APEC cần nắm bắt những xu thế mới, tích cực khởi xướng, điều phối thúc đẩy các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế trên mọi tầng nấc, trong đó có Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và hướng tới hình thành khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) và cần bảo đảm tính toàn diện, cân bằng và bổ trợ giữa các tầng nấc liên kết.

Chủ tịch nước đề nghị các nền kinh tế thành viên cần tập trung triển khai hiệu quả Chương trình nghị sự mới về cải cách cơ cấu, Chiến lược tăng trưởng chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng chất lượng. Với nỗ lực xây dựng nhà nước kiến tạo, Việt Nam sẽ đẩy mạnh triển khai kế hoạch hành động về cải cách cơ cấu để giảm các rào cản sau biên giới, tạo môi trường kinh doanh và điều kiện thuận lợi cho đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và chất lượng nguồn nhân lực. Chủ tịch nước nêu rõ, cần hỗ trợ hơn nữa cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), nhất là tăng khả năng tiếp cận thị trường, tài chính và công nghệ, tham gia các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam ủng hộ các sáng kiến MSME xanh, hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, ASEAN hiện đang tích cực triển khai “Kế hoạch tổng thể về Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025”. Việc triển khai những định hướng lớn trong Kế hoạch này về tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư phù hợp với định hướng hợp tác của APEC, góp phần tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa hai cơ chế này. Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, tiến hành tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Với hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi tầng nấc, Việt Nam sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn, với 59 đối tác, trong đó có 18 thành viên APEC. Đây là những nền tảng quan trọng để Việt Nam nâng tầm đóng góp thúc đẩy hợp tác, liên kết APEC và ở châu Á - Thái Bình Dương, triển khai mạnh mẽ các cam kết hợp tác hiện có và xây dựng định hướng hợp tác APEC sau năm 2020 vì một tương lai chung của khu vực vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển bền vững và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

* Trước đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tham dự cuộc trao đổi về kinh tế toàn cầu giữa các nhà lãnh đạo APEC với Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

* Chiều 19-11, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tham dự và phát biểu bế mạc tại Hội nghị cấp cao doanh nghiệp APEC diễn ra tại Nhà hát lớn quốc gia ở thủ đô Li-ma của Pê-ru. Đây là sự kiện quan trọng nhất đối với cộng đồng doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương và được tổ chức hằng năm trong dịp Tuần lễ cấp cao APEC, với sự tham dự của khoảng 1.000 đại diện các tập đoàn hàng đầu khu vực.
Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng những thành công nổi bật và đóng góp quan trọng của Cộng đồng doanh nghiệp APEC trong chặng đường vừa qua và cho rằng các doanh nghiệp chính là những người đi đầu trong việc đề xuất và hiện thực hóa nhiều ý tưởng về tăng trưởng, hợp tác và liên kết của Diễn đàn APEC cũng như toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. (Toàn văn bài phát biểu đăng trên số báo hôm nay).

* Trước đó cùng ngày, tại Trung tâm Hội nghị thủ đô Li-ma, Pê-ru, diễn ra cuộc họp cấp cao lần thứ bảy của các nhà lãnh đạo 12 nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), dưới sự chủ trì của Tổng thống Hoa Kỳ B.Ô-ba-ma. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tham dự cuộc họp. Đây là lần gặp đầu tiên của các nhà lãnh đạo TPP kể từ khi Hiệp định được ký vào ngày 4-2-2016 tại Ô-clen, Niu Di-lân.
Tổng thống Ô-ba-ma đánh giá cao nỗ lực của các nước thành viên thúc đẩy hoàn tất thủ tục trong nước để có thể sớm phê chuẩn và thực thi một Hiệp định TPP toàn diện, cân bằng và tiêu chuẩn cao, phù hợp xu thế chung. Tổng thống bày tỏ tin tưởng, việc sớm đưa TPP đi vào thực thi sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân. Trong các phát biểu tiếp đó, các nhà lãnh đạo chia sẻ quyết tâm chung và nhu cầu tăng cường hợp tác để thúc đẩy việc thực thi Hiệp định TPP, coi đây là một kênh quan trọng góp phần làm sâu rộng hơn liên kết khu vực và hướng tới việc hình thành Khu vực thương mại tự do toàn châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP).

Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu bật quyết tâm của Việt Nam trong nỗ lực triển khai hội nhập quốc tế để thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có TPP. Chủ tịch nước cho rằng, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu bị suy giảm và chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng, việc sớm đưa Hiệp định TPP đi vào thực thi là rất cần thiết. Chủ tịch nước đề nghị các thành viên cần tăng cường hợp tác về hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho các thành viên đang phát triển để cùng chia sẻ những lợi ích mà TPP mang lại. Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng, việc triển khai Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế sâu rộng giữa 12 nước thành viên và ở châu Á - Thái Bình Dương.

* Tối 19-11 (theo giờ địa phương), tại Công viên Bảo tồn ở trung tâm Li-ma, Tổng thống Pê-ru P.Ku-xin-xki đã chủ trì tiệc chiêu đãi trọng thể và chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc chào mừng các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC và các Phu nhân, Phu quân. Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân cùng các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự.

* Ngày 19-11, tại thủ đô Li-ma, Pê-ru, nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 24, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có nhiều cuộc gặp, tiếp xúc với các nhà lãnh đạo APEC.
Tại cuộc hội đàm cấp cao giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo cho rằng, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực; việc tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác sâu rộng, toàn diện giữa hai Đảng, hai nước là phù hợp lợi ích căn bản của nhân dân hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp, hai bên cần thường xuyên trao đổi chiến lược, giải quyết ổn thỏa bất đồng, thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung của nhân dân hai nước cũng như vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

* Tại cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Nga, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống V.Pu-tin hài lòng trước những phát triển nhanh chóng của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, mong muốn cùng phấn đấu tạo nền tảng vững chắc hơn cho quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư, du lịch, giáo dục - đào tạo, quốc phòng - an ninh…

* Vui mừng gặp lại Quốc vương Bru-nây H.Bôn-ki-a và Thủ tướng Xin-ga-po Lý Hiển Long, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm ơn các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước Bru-nây và Xin-ga-po đã dành cho Chủ tịch nước sự đón tiếp trọng thị, chân tình trong chuyến thăm cấp nhà nước tới hai quốc gia
Đông - Nam Á vào tháng 8-2016. Các nhà lãnh đạo Bru-nây và Xin-ga-po đánh giá cao chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để triển khai các kết quả quan trọng của chuyến thăm.

* Tại cuộc tiếp xúc với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Hoa Kỳ B.Ô-ba-ma đã bày tỏ cảm ơn Nhà nước và nhân dân Việt Nam về sự đón tiếp nồng hậu trong chuyến thăm Việt Nam tháng 5 vừa qua.

* Tiếp Thủ tướng Ca-na-đa G.Tru-đô, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Về phần mình, Thủ tướng Ca-na-đa mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam, đánh giá cao vai trò của Việt Nam ở khu vực và khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam tại các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế.

* Tại cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Ô-xtrây-li-a M.Tơn-bun, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, nhất là từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2009 và ký Tuyên bố về tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện năm 2015. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng hai nước cần tăng cường trao đổi đoàn, nhất là đoàn cấp cao, đồng thời đề nghị Ô-xtrây-li-a tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có thanh long.

* Tại cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Chi-lê B.Hê-ri-a, hai nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước thời gian qua phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực; khẳng định coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện song phương. Phía Chi-lê tuyên bố ủng hộ và sẵn sàng phối hợp chặt chẽ để Năm APEC Việt Nam 2017 và APEC Chi-lê 2019 thành công tốt đẹp.

* Cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã có các cuộc tiếp xúc với Tổng thống Mê-hi-cô P.Ni-ê-tô và Thủ tướng Niu Di-lân G.Ki.

* Tiếp Thủ tướng Pa-pua Niu Ghi-nê Ô-nê, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và người đứng đầu Chính phủ Pa-pua Niu Ghi-nê nhất trí đưa quan hệ hai nước phát triển ngày càng thực chất, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, sớm đàm phán, tiến tới ký kết các thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp, khai khoáng, ngư nghiệp… nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các lĩnh vực hợp tác cụ thể.
Trong các cuộc gặp gỡ, trao đổi ý kiến nêu trên, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã mời nguyên thủ, lãnh đạo các nước đến Việt Nam dự Tuần lễ cấp cao APEC tại TP Đà Nẵng trong tháng 11-2017. Lãnh đạo các nước đều khẳng định ủng hộ và phối hợp chặt chẽ để Việt Nam tổ chức thành công Năm APEC Việt Nam 2017.

* Cũng trong chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tham dự Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC và Đối thoại cấp cao không chính thức với Liên minh Thái Bình Dương, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị thủ đô Li-ma, Pê-ru.

* Chiều 19-11, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Đối thoại không chính thức của các nhà lãnh đạo APEC với Liên minh Thái Bình Dương, gồm Pê-ru, Mê-hi-cô, Chi-lê và Cô-lôm-bi-a.

* Tối 19-11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam rời thủ đô Li-ma, Pê-ru, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 24, lên đường đi thăm cấp nhà nước tới Cộng hòa I-ta-li-a từ ngày 21 đến 24-11, thăm Tòa thánh Va-ti-căng ngày 23-11, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa I-ta-li-a X.Mát-ta-rê-la và Giáo hoàng Phran-xít.
Theo nhandan.com.vn
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Hội nghị cấp cao doanh nghiệp APEC. Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN) Chiều 19-11 (giờ địa phương), tức sáng 20-11 (giờ Hà Nội), tại Trung tâm Hội nghị thủ đô Li-ma, Pê-ru, đã diễn ra Lễ đón chính thức các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tới tham dự Tuần lễ cấp cao lần thứ 24 của Diễn đàn, dưới sự chủ trì của Tổng thống Pê-ru P.Ku-xin-xki. Chủ tịch nước Trần Đại Quang tham dự lễ đón và chụp ảnh lưu niệm với các nhà lãnh đạo APEC. Với chủ đề “Tăng trưởng chất lượng và phát triển con người”, Năm APEC Pê-ru 2016 tập trung thúc đẩy bốn ưu tiên chính: Liên kết kinh tế khu vực và tăng trưởng chất lượng; Thị trường lương thực khu vực; Hiện đại hóa doanh nghiệp si&eci

Tin khác cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022
Khánh Hòa với khát vọng vươn tầm
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông
Khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, chúc mừng năm mới gia đình các cố Chủ tịch nước

Gửi bình luận của bạn