Xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh theo di nguyện của Bác

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mong ước “xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Mong ước đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong Di chúc. Người nhấn mạnh: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh theo di nguyện của Bác
Xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh theo di nguyện của Bác

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mong ước “xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Mong ước đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong Di chúc. Người nhấn mạnh: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Thực hiện Di chúc của Bác, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã “đồng sức, đồng lòng” đưa đất nước từ một quốc gia lạc hậu, nghèo khó, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và được dự báo sẽ bước vào ngưỡng các quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất và bước vào kỷ nguyên hòa bình xây dựng, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, do sự tàn phá khốc liệt của nhiều năm chiến tranh, do những yếu kém về chính sách và môi trường quốc tế có nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua thời kỳ khủng hoảng kéo dài trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước.

Tuy vậy, Đảng ta đã khởi xướng công cuộc đổi mới vào năm 1986, theo đó chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, dựa trên sở hữu Nhà nước, sang nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên thị trường, dân chủ hóa đời sống xã hội, thông qua việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia trên thế giới.

Xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh theo di nguyện của Bác
Ảnh minh họa / TTXVN.

Để ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một trong những nguồn lực giúp Việt Nam vượt qua thử thách. Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), trong giai đoạn 2011-2016, đã có 319 hiệp định vay vốn được ký kết, với tổng giá trị đạt khoảng 33,643 tỷ USD, trong đó, vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi cho Việt Nam là 32,296 tỷ USD; viện trợ không hoàn lại đạt 1,346 tỷ USD. Có thể kể tên những nhà tài trợ chính vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi cho Việt Nam, như: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), WB, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)…

Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn vốn ODA, từ đó góp phần tạo nên sự “thay đổi thần kỳ” cho đất nước. Trong một báo cáo công bố năm 2015, Liên hợp quốc cho biết, kể từ năm 1990, GDP của Việt Nam tăng gần gấp ba lần, tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm ước đạt 7,5%, và liên tục tăng lên cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra vào năm 2008. Bên cạnh đó, tỷ lệ phần trăm dân số sống dưới chuẩn nghèo đã giảm, từ ước tính 58% năm 1993 xuống dưới 12% năm 2009. Các nguồn lực phát triển trong nước đã tăng lên, thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh.

Sau hơn 30 năm đổi mới, từ một quốc gia kém phát triển sau chiến tranh, Việt Nam dần dần thoát khỏi đói nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2009. Từ một nước nhận vốn vay ODA để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, Việt Nam giờ đây trở thành đối tác hợp tác ngang bằng với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Việc Việt Nam bước vào “sân chơi” lớn, như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 đã thực hiện được di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là “đưa Việt Nam sánh vai cùng cường quốc 5 châu”, không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà cả về kinh tế, văn hóa-xã hội, góp phần đưa Việt Nam sớm đạt được nhiều chỉ tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, được quốc tế đánh giá cao.

Trong những năm gần đây, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các khu vực thương mại tự do. Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và khu vực, tiến trình đàm phán và ký kết các FTA của Việt Nam đã được khởi động và triển khai cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Đây là xu hướng tất yếu và phù hợp với sự phát triển của tiến trình tự do hóa thương mại trên thế giới bởi nếu không đẩy mạnh tham gia các FTA thế hệ mới thì Việt Nam sẽ bị tụt lại so với các quốc gia khác thời kỳ hậu WTO.

Bước ra “biển lớn”, tuy khó khăn chồng chất, nhưng doanh nghiệp (DN) Việt Nam luôn tìm kiếm, nắm bắt cơ hội. Phần lớn DN Việt Nam, trong đó có các DN quân đội đã có mặt và hoạt động tích cực ở nhiều nước trên thế giới. Đơn cử, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel), đơn vị đã mạnh dạn đầu tư ở 10 quốc gia thuộc các khu vực Đông Nam Á, Mỹ Latin và châu Phi. Trong khi đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) cũng hiện diện ở một số nước trong khu vực ASEAN. Không chỉ giúp nước bạn, các DN Việt Nam còn mang lại nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chịu tác động bởi nhiều cú sốc như những chính sách thương mại ngày càng cứng rắn; xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày một gia tăng; tiến trình đàm phán Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) rơi vào ngõ cụt, tình trạng thất nghiệp gia tăng tại nhiều quốc gia… thì tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vẫn được dự báo duy trì ở mức khá cao, khoảng 7%. “Nếu theo tiêu chí phân loại hiện nay của WB, Việt Nam có thể bước vào ngưỡng các quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 do tiếp tục hưởng lợi từ mô hình tăng trưởng kinh tế cũ nhưng có sự cải thiện về hiệu quả và năng suất”, Báo cáo tổng quan kinh tế giữa kỳ năm 2019 của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế, xã hội quốc gia đã cho biết như vậy.

Sau 44 năm giải phóng đất nước, Việt Nam giờ đây đã đảm nhiệm nhiều công việc của Liên hợp quốc và ASEAN. Việc ấy một mặt khẳng định vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, một mặt tạo thuận lợi để xây dựng, phát triển kinh tế đất nước mạnh mẽ như hiện nay. Bạn bè quốc tế đã hết lời ca ngợi Việt Nam, từ “con rồng” Đông Nam Á, đến quốc gia có nền kinh tế phát triển bền vững. Nhiều quốc gia trên thế giới bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại-kinh tế-đầu tư với Việt Nam. Thực hiện Di chúc của Người, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước giàu mạnh và quyết tâm đó đã ngày càng được thể hiện rõ trên mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội của đất nước, được bạn bè quốc tế tôn trọng và ghi nhận.

PHƯƠNG LINH

Theo qdnd.vn

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mong ước “xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Mong ước đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong Di chúc. Người nhấn mạnh: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Thực hiện Di chúc của Bác, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã “đồng sức, đồng lòng” đưa đất nước từ một quốc gia lạc hậu, nghèo khó, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và được dự báo sẽ bước vào ngưỡng các quốc gia thu nhập trung

Tin khác cùng chủ đề

Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019): Để Đảng luôn xứng đáng với vai trò tiền phong
Từ Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nghĩ về công tác xây dựng Đảng
Nhớ lời Người dặn: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau"
Bác Hồ viết Di chúc - văn kiện lịch sử vô giá
Đảng Quốc hội Tổ chức nhân sự Biển đảo Di chúc Hồ Chí Minh - Quốc bảo để xây dựng đất nước to đẹp hơn

Gửi bình luận của bạn

Chung nhan Tin Nhiem Mang