Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, tuổi trẻ Khánh Hòa luôn có những đóng góp xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lịch sử được Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tin tưởng giao trách nhiệm. Dù khó khăn gian khổ, dù phải hi sinh cả tính mạng khi còn ở tuổi thanh xuân, thế hệ trẻ Khánh Hòa vẫn luôn nêu cao tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng, lẫm liệt để giữ vững lý tưởng sống mà mình đã chọn. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại đội trưởng Đại đội tự vệ Võ Văn Ký tuy không dài nhưng đồng chí đã để lại tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu anh dũng, mưu trí trong cuộc chiến bảo vệ quê hương, đất nước trước sự xâm lược của ngoại bang.
Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, tuổi trẻ Khánh Hòa luôn có những đóng góp xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lịch sử được Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tin tưởng giao trách nhiệm. Dù khó khăn gian khổ, dù phải hi sinh cả tính mạng khi còn ở tuổi thanh xuân, thế hệ trẻ Khánh Hòa vẫn luôn nêu cao tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng, lẫm liệt để giữ vững lý tưởng sống mà mình đã chọn. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại đội trưởng Đại đội tự vệ Võ Văn Ký tuy không dài nhưng đồng chí đã để lại tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu anh dũng, mưu trí trong cuộc chiến bảo vệ quê hương, đất nước trước sự xâm lược của ngoại bang.

Võ Văn Ký sinh năm 1919 trong một gia đình yêu nước với 11 anh chị em đều tham gia cách mạng. Sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống cách mạng (thôn Đại Tập, xã Ninh Thân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa). Ngay từ nhỏ, Võ Văn Ký được nuôi dưỡng, giáo dục và tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương, đất nước.

Thực hiện chủ trương của Hội nghị họp tại làng Xuân Mỹ (xã Ninh Thọ, Ninh Hòa), đầu tháng 8/1945, sau Hội nghị ở Mỹ Hiệp, Ủy ban Việt Minh các cấp khẩn trương xây dựng lực lượng tự vệ và dân quân để làm nhiệm vụ bảo vệ cơ sở cách mạng, hỗ trợ các cuộc đấu tranh của quần chúng, khống chế, răn đe bọn tay sai Pháp – Nhật hà hiếp nhân dân, chống phá cách mạng. Các đội tự vệ bí mật được thành lập ở thị xã Nha Trang, tổng Phước Thiện (Vạn Ninh), Suối Ré (Ninh Hòa), Hòa Tân, Đại Điền (Diên Khánh). Tại các ga-ra sửa chữa ô tô Séc-ne, Đờ-mông-phơ-rếch, Nhà ga xe lửa, Xí nghiệp hỏa xa, Viện Pasteur đều có đội tự vệ. Theo tiếng gọi của quê hương, đất nước, của trái tim người thanh niên trí thức tràn đầy ngọn lửa căm thù giặc, dưới ánh sáng của chương trình và điều lệ Mặt trận Việt Minh, cùng với các tầng lớp thanh niên trong tỉnh, Võ Văn Ký hướng con tim, lý trí của mình theo lý tưởng cách mạng và hăng hái tham gia các hoạt động của thanh niên thị xã.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy lâm thời và Mặt trận Việt Minh tỉnh, các đội tự vệ trong toàn tỉnh góp sức đưa cách mạng tháng Tám 1945 đến thành công, xóa bỏ hoàn toàn chính quyền tay sai của Nhật, thành lập chính quyền cách mạng từ tỉnh đến huyện, xã. Tuy cách mạng thành công nhưng khắp nơi trong tỉnh, với sự hỗ trợ của quân Anh, quân Nhật vẫn bắt tay tàn dư quân Pháp thực hiện âm mưu tiêu diệt chính quyền non trẻ của ta nhằm đặt lại ách nô lệ trở lại nước ta một lần nữa. Trước âm mưu mới của tàn quân Nhật và Pháp, nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng được đặc biệt chú trọng. Với chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang trong những ngày đầu mới thành lập vừa phát triển cả số lượng, vừa dần dần tăng cường chất lượng; trong đó đặc biệt chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì độc lập dân tộc và vì hạnh phúc của nhân dân. Để đối phó với hành động ngang ngược của quân Nhật và Pháp, công tác chuẩn bị kháng chiến ở khắp nơi trong tỉnh hết sức khẩn trương. Thị xã Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh là tuyến đầu của cuộc kháng chiến được chuẩn bị sẵn sàng; các đơn vị tự vệ được củng cố về mặt tổ chức, tăng cường quân số, trang bị vũ khí và huấn luyện về mặt kỹ thuật tác chiến. Ở Nha Trang, các đơn vị tự vệ, nhà máy, công sở được tập trung tổ chức thành một Đại đội tự vệ với phiên hiệu Đại đội Tự vệ I Nha Trang và đồng chí Võ Văn Ký được chỉ định làm Đại đội trưởng.

Để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chỉ huy quân sự cho các đơn vị tự vệ vũ trang, Võ Văn Ký được lựa chọn đi học lớp bồi dưỡng quân sự ở Đồng Đế. Sau khóa học, Võ Văn Ký trở về tiếp tục hoạt động, tích cực vận động tuyên truyền thanh niên tham gia vào các đội tự vệ. Cùng với công tác vận động tuyên truyền, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Võ Văn Ký nhanh chóng tổ chức và huấn luyện các đơn vị tự vệ bắn súng trường, ném lựu đạn, đâm lê, chém kiếm, mã tấu… Để huấn luyện quân, với quân số lên gần 80 thanh niên, Võ Văn Ký tổ chức Đại đội thành hai phân đội, một tổ liên lạc trinh sát. Địa bàn huấn luyện của Đại đội được tiến hành ở Phường Củi và Rọc rau muống; dựa vào các bãi, gò, vườn dừa bờ sông để tập luyện.

Nhận định thực dân Pháp sẽ chiếm Nha Trang để uy hiếp trực tiếp con đường chi viện của các lực lượng miền Bắc, miền Trung vào Nam Bộ, việc vây chặt quân Pháp ở Nha Trang là một yêu cầu bức thiết mà Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến Trung bộ đặt ra cho Đảng bộ và quân dân Nha Trang - Khánh Hòa. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến, quân dân Khánh Hòa bước vào cuộc chiến với khí thế sôi nổi. Để chỉ đạo cuộc chiến đấu, Bộ Chỉ huy Mặt trận Nha Trang được thành lập và chỉ đạo các đại đội Nam Tiến và tự vệ Nha Trang áp sát vào các vị trí của quân Pháp và quân Nhật với tư thế sẵn sàng nổ súng tiến công địch khi có lệnh. Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ huy Mặt trận Nha Trang, Đại đội trưởng Võ Văn Ký đã phổ biến nhiệm vụ cấp trên giao cho Đại đội phối hợp cùng đơn vị Nam tiến Thuận Hóa đánh tiêu diệt địch đang chiếm đóng ga Nha Trang. Trước khi xuất trận, Võ Văn Ký đã động viên quân với tinh thần “chúng ta phải chiến thắng! Tất cả các đồng chí xung phong; quyết Hy sinh vì Tổ quốc”. Ngày 23/10/1945, theo lệnh nổ súng tiến công địch của Ban chỉ huy Mặt trận Nha Trang, Đại đội trưởng Võ Văn Ký chỉ huy Đại đội Tự vệ tiến công theo hai hướng; một phân đội do Đại đội phó chỉ huy tiến ra hướng Mã vòng phối hợp với đơn vị Thuận Hóa đánh dọc theo hướng đường sắt, một hướng do đồng chí Võ Văn Ký trực tiếp chỉ huy từ đường Hoàng Diệu (nay là đường Võ Văn Ký) đánh thẳng khu vực ga xe lửa Nha Trang. Đây là mục tiêu quan trọng do quân Nhật cố thủ chiếm giữ, chúng dùng lựu đạn ném tới tấp ra bên ngoài. Vượt qua sự khó khăn của địa hình khu vực ga Nha Trang; rất trống trải, lợi dụng lúc hỏa lực địch tạm ngưng, đồng chí Võ Văn Ký chỉ huy Đại đội xung phong tiến lên. Khi cách nhà ga khoảng 10m, đồng chí bị trúng đạn và ngã xuống. Mặc dù bị thương nặng nhưng đồng chí vẫn hạ lệnh cho các chiến sĩ tiếp tục xông lên. Trước sức mạnh của quân ta, quân địch đã tháo chạy hướng Nhà thờ Đá, quân ta chiếm được Nhà ga, thu được một số vũ khí địch và giải thoát cho hàng chục thanh niên bị chúng bắt giam tại đây. Cuộc chiến đấu kết thúc, Đại đội Tự vệ I Nha Trang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp trên giao phó. Nhưng người Đại đội trưởng dũng cảm, mưu trí Võ Văn Ký đã hy sinh. Đây là sự mất mát, tổn thất lớn cho lực lượng cách mạng của tỉnh.

Đồng chí Võ Văn Ký đã ra đi nhưng chiến công của đồng chí vẫn còn vang dội đến ngày nay và cả thế hệ mai sau. Mỗi khi nhắc đến trận chiến 101 ngày đêm, chúng ta không thể không nhắc đến tên Võ Văn Ký – người Đại đội trưởng Đại đội tự vệ Nha Trang. Thời gian trôi qua đã hơn 70 năm nhưng chiến công của đồng chí vẫn là chiếc gương phản chiếu cho thế hệ thanh niên Khánh Hòa ngày nay tiếp tục giữ gìn, phát huy truyền thống anh hùng cách mạng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.
BN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lực lượng vũ trang tỉnh Khánh Hòa 30 năm xây dựng chiến đấu, chiến thắng. Tập 1 (1945 – 1954), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa
2. Lịch sử Công tác Đảng, Công tác chính trị lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa
3. Dấu ấn để lại, Ban Liên lạc 23/10 tỉnh Khánh Hòa
4. Lịch sử Trường Quân sự tỉnh Khánh Hòa (1945 – 2010), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa
5. Lịch sử Lực lượng vũ trang thành phố Nha Trang (1945 – 2000), Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Nha Trang
6. Lịch sử Đảng bộ Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (1930 – 1975), Tỉnh ủy Khánh Hòa
7. Lịch sử Đảng bộ Nha Trang 1925 – 1975, Thành ủy Nha Trang
Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, tuổi trẻ Khánh Hòa luôn có những đóng góp xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lịch sử được Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tin tưởng giao trách nhiệm. Dù khó khăn gian khổ, dù phải hi sinh cả tính mạng khi còn ở tuổi thanh xuân, thế hệ trẻ Khánh Hòa vẫn luôn nêu cao tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng, lẫm liệt để giữ vững lý tưởng sống mà mình đã chọn. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại đội trưởng Đại đội tự vệ Võ Văn Ký tuy không dài nhưng đồng chí đã để lại tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu anh dũng, mưu trí trong cuộc chiến bảo vệ quê hương, đất nước trước sự xâm lược của ngoại bang. Võ Văn Ký sinh năm 1919 trong một gia đình y&eci

Tin khác cùng chủ đề

Tháng 3 ở Ninh Vân!
Phát huy giá trị bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" trong công tác thông tin, tuyên truyền hiện nay
"Điện Biên Phủ - Trận đánh của thế giới"
KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH KHÁNH HÒA (2-4-1975 - 2-4-2024): TRANG SỬ HÀO HÙNG VÀ CHÓI LỌI
Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc
Nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gửi bình luận của bạn